Thuốc Braxime - Điều trị nhiễm khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm - Cách dùng

Thuốc Braxime thường được dùng để điều trị nhiễm khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm . Vậy thuốc Braxime được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Thuốc Cefpodoxime

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Braxime 

Braxime có thành phần chính là Cefpodoxime

Cefpodoxime là một kháng sinh cephalosporin thế hệ 3, sử dụng trong điều trị các nhiễm trùng do vi khuẩn nhạy cảm, với hoạt tính mạnh trên Staphylococcus aureus.

Thuốc có tác dụng diệt khuẩn bằng cách gắn với protein PBP tham gia vào quá trình tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, dẫn đến ức chế sinh tổng hợp thành tế bào. Cefpodoxime có độ bền vững cao trước các beta-lactamase do các vi khuẩn gram âm hoặc gram dương tiết ra.

Phổ kháng khuẩn: Giống các cephalosporin đường uống thế hệ 3 (cefdinir, cefixime, ceftibuten), cefpodoxime có phổ kháng khuẩn rộng đối với các vi khuẩn gram âm hiếu khí, so với cephalosporin thế hệ 1 và 2.

Về nguyên tắc, cefpodoxime có hoạt lực đối với cầu khuẩn gram dương như Streptococcus pneumoniae, Streptococci nhóm A, B, C, G và với Staphylococcus aureus, S. epidermidis có tiết/không tiết beta-lactamase.

Cefpodoxime cũng có tác dụng đối với các cầu khuẩn gram âm, các trực khuẩn gram dương và gram âm.

Thuốc có hoạt tính chống các vi khuẩn gram âm gây bệnh quan trọng như E. coli, Klebsiella spp., Proteus mirabilis và Citrobacter spp.. Tuy nhiên ở Việt Nam, các vi khuẩn này đã bắt đầu đề kháng cả cephalosporin thế hệ 3.

Cefpodoxime bền vững đối với beta-lactamase do Haemophilus influenzae, Moraxella catarrhalis và Neisseria spp. sinh ra. Tuy vậy chưa rõ về hoạt lực của cefpodoxime cao hơn đến mức độ nào so với hoạt lực của các cephalosporin đường uống khác.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Braxime 

Thuốc được bào chế dưới dạng  viên nén 

Với hàm lượng Cefpodoxime 100mg

Giá thuốc: 30.000 VND/vỉ x 10 viên 100mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Braxime 

Chỉ định 

Thuốc được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảmThuốc được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn đối với các vi khuẩn nhạy cảm

Thuốc được chỉ định để điều trị các nhiễm khuẩn sau đây :

Nhiễm khuẩn hô hấp trên bao gồm viêm tai giữa cấp, viêm xoang, viêm amiđan và viêm họng.

Viêm phổi cấp tính mắc phải trong cộng đồng.

Nhiễm lậu cầu cấp chưa có biến chứng.

Nhiễm khuẩn đường tiểu chưa có biến chứng.

Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da.

Chống chỉ định     

Quá mẫn với cefpodoxime hay các cephalosporin khác, hoặc bất kỳ thành phần khác của thuốc.

Rối loạn chuyển hoá porphyrin.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Braxime 

Cách sử dụng

Nên uống thuốc cùng thức ăn để tăng sự hấp thu của thuốc qua đường tiêu hóa. 

Liều dùng

Người lớn

  • Đợt kịch phát cấp tính của viêm phế quản mạn hoặc viêm phổi cộng đồng từ nhẹ đến trung bình:
  • Liều thường dùng của cefpodoxime là 200 mg x 2 lần/ngày, trong 10–14 ngày.

Viêm họng, viêm amidan do nhiễm Streptococcus pyogenes:

  • Liều 100 mg x 2 lần/ngày, trong 5–10 ngày.

Nhiễm khuẩn da và các tổ chức da từ nhẹ đến trung bình chưa biến chứng:

  • Liều thường dùng là 400 mg x 2 lần/ngày, trong 7–14 ngày.

Nhiễm khuẩn đường niệu từ nhẹ đến trung bình chưa biến chứng:

  • Liều 100 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

Lậu chưa biến chứng:

  • Dùng liều duy nhất 200 mg hoặc 400 mg, tiếp tục điều trị với doxycycline đường uống để đề phòng nhiễm Chlamydia.

Trẻ em

Trẻ em từ 2 tháng đến 12 tuổi:

  • Viêm tai giữa cấp: 5 mg/kg (tối đa 200 mg) x 2 lần/ngày x 5 ngày.
  • Viêm họng và amidan do S. pyogenes nhóm A: 5 mg/kg (tối đa 100 mg) x 2 lần/ngày, trong 5–10 ngày.
  • Viêm xoang cấp, viêm xoang má cấp từ nhẹ tới trung bình: 5 mg/kg (tối đa 200 mg) x 2 lần/ngày x 10 ngày.
  • Lậu không biến chứng (trẻ 8 tuổi, cân nặng ≥ 45 kg): Liều duy nhất 400 mg, phối hợp với 1 kháng sinh có tác dụng đối với nhiễm Chlamydia.
  • Viêm phổi cộng đồng và đợt cấp do viêm phế quản mạn: Liều 200 mg x 2 lần/ngày, tương ứng trong 14 ngày và 10 ngày.
  • Nhiễm khuẩn da và cấu trúc da: Liều 400 mg x 2 lần/ngày, trong 7–14 ngày.
  • Nhiễm khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: Liều 100 mg x 2 lần/ngày x 7 ngày.

Trẻ em trên 12 tuổi:

Liều tương tự như liều người lớn.

Tác dụng phụ thuốc Braxime 

Dị ứng là một tác dụng phụ khi dùng thuốcDị ứng là một tác dụng phụ khi dùng thuốc

 Thường gặp

Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, đau bụng, viêm đại tràng giả mạc, đau đầu, phát ban, mày đay, ngứa, nhiễm nấm âm đạo.

Ít gặp

Phản ứng dị ứng, phản vệ, đau khớp, ban đỏ đa dạng, rối loạn enzyme gan, viêm gan, vàng da ứ mật tạm thời.

Hiếm gặp

Tăng bạch cầu ưa acid, rối loạn về máu, viêm thận kẽ có hồi phục, tăng hoạt động, kích động, mất ngủ, lú lẫn, tăng trương lực, chóng mặt hoa mắt.

Không xác định tần suất

Rộp da, da tróc vảy, phân đen hoặc lẫn máu, sốt, cảm giác mệt mỏi, khó chịu, viêm khớp, kích ứng mí mắt, xuất huyết trực tràng, co giật, nổi hạch, nôn ra máu.

Lưu ý thuốc Braxime  

Lưu ý chung

Cần thận trọng đối với những người mẫn cảm với penicillin, suy thận và người có thai hoặc đang cho con bú. Theo dõi dấu hiệu và triệu chứng sốc phản vệ trong liều dùng đầu tiên.

Nếu có phản ứng quá mẫn xảy ra trong khi điều trị với cefpodoxime thì phải ngừng thuốc và sử dụng liệu pháp điều trị phù hợp cho người bệnh (dùng epinephrine, corticosteroid và duy trì đủ oxygen).

Sử dụng thuốc dài ngày có thể dẫn đến bội nhiễm vi khuẩn và nấm, đặc biệt là Clostridioides difficile gây tiêu chảy và viêm đại tràng giả mạc.

Độ an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định đối với trẻ dưới hai tháng tuổi.

Lưu ý với phụ nữ có thai

Chưa có bằng chứng về nguy cơ gây ngộ độc thai và quái thai của cefpodoxime trên động vật.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ và được kiểm soát chặt chẽ về việc dùng cefpodoxime cho người mang thai hoặc khi sinh, vì vậy cần thận trọng và chỉ dùng thuốc trên phụ nữ mang thai khi thật sự cần thiết.

Lưu ý với phụ nữ cho con bú

Cefpodoxime được tiết qua sữa mẹ với nồng độ thấp. Do nguy cơ về tác dụng có hại cho trẻ bú mẹ, cần cân nhắc kỹ việc ngưng cho con bú hoặc ngừng thuốc.

Mặc dù nồng độ thấp, nhưng vẫn có 3 vấn đề có thể xảy ra đối với trẻ em bú sữa có cefpodoxime: (1) rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột, (2) tác dụng trực tiếp đến cơ thể trẻ, và (3) kết quả nuôi cấy vi khuẩn sẽ sai, nếu phải làm kháng sinh đồ khi sốt.

Lưu ý khi lái xe và vận hành máy móc

Cefpodoxime có thể gây ra triệu chứng chóng mặt trong thời gian điều trị, có thể gây ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Tương tác thuốc Braxime  

Thuốc

Việc dùng thuốc này kèm theo bất kỳ các loại thuốc nào sau đây có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ, nhưng việc sử dụng cả hai loại thuốc có thể là biện pháp điều trị tốt nhất dành cho bạn. Nếu cả hai loại thuốc được chỉ định chung với nhau, bác sĩ có thể thay đổi liều lượng hoặc tần suất sử dụng một hoặc cả hai loại thuốc.

  • Cimetidine
  • Famotidine
  • Nizatidine
  • Probenecid
  • Ranitidine.

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào, đặc biệt là:

  • Có tiền sử bị viêm đại tràng
  • Có tiền sử bị tiêu chảy nặng
  • Bệnh thận

Bảo quản thuốc Braxime 

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, tránh ẩm, tránh ánh sáng. Không bảo quản trong phòng tắm. Không bảo quản trong ngăn đá. Mỗi loại thuốc có thể có các phương pháp bảo quản khác nhau. Đọc kỹ hướng dẫn bảo quản trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ. Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Quá liều và độc tính

Việc quá liều cefpodoxime, đặc biệt trên bệnh nhân suy thận, có thể gây ra bệnh về não. Các tình trạng này thường hồi phục sau khi nồng độ cefpodoxime trong huyết tương giảm xuống.

Cách xử lý khi quá liều

Các biện pháp xử trí chính bao gồm điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ. Cần tích cực theo dõi để có biện pháp xử trí kịp thời.

Xử trí khi quên liều       

Nếu quên một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!