Thuốc Bonky - Dùng cho bệnh nhân loãng xương - Hộp 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Bonky thường được dùng cho bệnh nhân loãng xương hoặc hạ calci máu. Vậy thuốc Bonky được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Bonky 

Bonky có thành phần chính là Calcitriol.

Calcitriol, một trong những chất chuyển hóa có hoạt tính của vitamin D3, bình thường được tạo thành ở thận từ một tiền chất của nó là 25-hydroxycholecalciferol (25-HCC). Bình thường, lượng chất này được hình thành mỗi ngày là 0,5-1,0mcg, và tăng nhiều hơn trong giai đoạn mà sự tạo xương tăng cao (chẳng hạn trong giai đoạn tăng trưởng hoặc lúc có thai). Calcitriol làm thuận lợi cho sự hấp thu calci ở ruột và điều tiết sự khoáng hóa xương. 

Calcitriol đóng vai trò chủ chốt trong sự điều hòa bất biến nội môi của calci, đồng thời kích thích sự tạo xương, đây là một cơ sở dược lý cho tác động điều trị chứng loãng xương.

Ở bệnh nhân bị suy thận nặng, sự tổng hợp calcitriol nội sinh giảm và có thể ngưng hoàn toàn. Thiếu calcitriol trong trường hợp này là nguyên nhân chính gây loạn dưỡng xương do thận.

Ở bệnh nhân bị loãng xương do thận, Calcitriol uống làm bình thường hóa sự hấp thu calci vốn đã bị suy giảm ở ruột, như thế điều chỉnh tình trạng hạ calci huyết và các nồng độ cao trong huyết thanh của phosphatase kiềm và hormone cận giáp. Calcitriol làm giảm các chứng đau xương và cơ, điều chỉnh các tình trạng sai lệch về mô học ở bệnh viêm xương xơ hóa và rối loạn khác của sự khoáng hóa.

Ở những bệnh nhân bị thiểu năng tuyến cận giáp sau phẫu thuật, thiểu năng tuyến cận giáp tự phát hay thiểu năng tuyến cận giáp giả, dùng Calcitriol sẽ làm giảm hạ calci huyết cũng như cải thiện các triệu chứng trên lâm sàng.

Ở những bệnh nhân bị còi xương có đáp ứng với vitamin D, nồng độ của calcitriol trong huyết thanh thấp, thậm chí không có. Do việc tạo calcitriol nội sinh ở thận không đủ, việc dùng Calcitriol phải được xem như là một trị liệu thay thế.

Ở những bệnh nhân bị còi xương không đáp ứng với vitamin D (còi xương giảm phosphate huyết nguyên phát), phối hợp với nồng độ calcitriol thấp trong huyết tương, việc điều trị bằng Calcitriol làm giảm sự đào thải phosphate qua ống thận và bình thường hóa việc hình thành xương do bổ sung nguồn phosphor.

Ngoài ra, việc điều trị bằng Calcitriol tỏ ra có ích ở những bệnh nhân bị các dạng còi xương khác, chẳng hạn còi xương có liên quan đến viêm gan ở trẻ sơ sinh, thiếu phát triển đường mật, bệnh loạn dưỡng cystine hoặc việc cung cấp calci và vitamin D qua thức ăn không đầy đủ.

Dạng bào chế và hàm lượng thuốc Bonky 

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nang: Hộp 10 vỉ x 10 viên 

Mỗi viên Bonky: Calcitriol 0.25 mcg; tá dược vừa đủ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bonky 

Chỉ định 


Bonky được chỉ định cho người bị loãng xươngBonky được chỉ định cho người bị loãng xương

Chứng loãng xương.

Bệnh còi xương, bệnh nhuyễn xương (bệnh còi xương phụ thuộc vitamin D, bệnh còi xương do hạ phosphat huyết có đề kháng với vitamin D).

Suy thận mạn, đặc biệt là bệnh loạn dưỡng xương thận.

Thiểu năng tuyến cận giáp (sau phẫu thuật, tự phát hoặc thiểu năng tuyến cận giáp giả).

Chống chỉ định 

Tất cả các bệnh cảnh có liên quan đến tăng calci huyết.

Bệnh nhân có tiền sử bị quá mẫn với thuốc này hoặc với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Bệnh nhân có dấu hiệu bị ngộ độc vitamin D.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bonky 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Liều khởi đầu 0,25 mcg/ngày. 

Sau 2 – 4 tuần có thể tăng liều để đạt đáp ứng mong muốn. Khi lọc thận: 0,5 mcg/ngày. 

Suy cận giáp bệnh nhân > 6 tuổi đáp ứng với liều 0,5 – 2 mcg/ngày. 

Trẻ 1 – 5 tuổi: 0,25 – 0,75 mcg/ngày.

Loãng xương sau mãn kinh: Liều khởi đầu được đề nghị là 0,25 mcg x 2 lần/ngày. Bổ sung calci phải kết hợp chặt chẽ với chế độ ăn hàng ngày, có thể tăng liều pms-IMECAL 0,25 mcg nếu ít hơn 500 mg calci được cung cấp từ thức ăn hàng ngày và không vượt quá 1000 mg/ngày.

Loạn dưỡng xương do thận ở bệnh nhân suy thận mạn, đặc biệt ở bệnh nhân làm thẩm phân máu: Liều khởi đầu là 0,25 mcg/24 giờ và 0,25 mcg/48 giờ nếu bệnh nhân có calci huyết bình thường hay giảm nhẹ. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2 – 4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/24 giờ, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.

Thiểu năng tuyến cận giáp và còi xương: Liều khởi đầu là 0,25 mcg/ngày, uống vào buổi sáng. Theo dõi các thông số lâm sàng và sinh hóa, nếu không tiến triển sau thời gian điều trị 2 – 4 tuần có thể tăng liều thêm 0,25 mcg/ngày, đồng thời theo dõi chặt chẽ nồng độ calci huyết ít nhất 2 lần/tuần.

Tác dụng phụ thuốc Bonky 

Các tác dụng phụ của Bonky tương tự như quá liều vitamin DCác tác dụng phụ của Bonky tương tự như quá liều vitamin D

Nếu liều dùng đã được xác định cho từng bệnh nhân tùy theo những triệu chứng của bệnh thì tác dụng phụ thường không xảy ra trừ trường hợp liều cho vượt quá liều cần thiết.

Tác dụng phụ và phản ứng có hại của thuốc tương tự như tác dụng phụ và phản ứng có hại do dùng quá liều vitamin D: tăng calci huyết và ngộ độc calci. Đôi khi xuất hiện các triệu chứng cấp tính như: chán ăn, nhức đầu, nôn và táo bón.

Bởi vì thuốc có thời gian bán hủy sinh học tương đối ngắn, do đó nồng độ calci huyết trong các nghiên cứu dược động học có thể nhanh chóng trở về mức bình thường sau khi ngưng thuốc.

Những triệu chứng mạn tính sau có thể xảy ra: suy dinh dưỡng, rối loạn cảm giác, sốt đi kèm với khát, đa niệu, mất nước, lãnh đạm, chậm phát triển, nhiễm trùng đường tiết niệu.

Trong trường hợp tăng calci huyết và tăng phosphat huyết xảy ra đồng thời thì tình trạng hóa vôi trong mô mềm có thể xảy ra và có thể được chẩn đoán xác định thông qua hình ảnh X-quang.

Creatinin huyết có thể tăng ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường bị tăng calci huyết kéo dài.

Phản ứng quá mẫn với thuốc có thể xảy ra ở những người nhạy cảm.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bonky 

Lưu ý chung

Có một mối liên quan mật thiết giữa calcitriol và sự tăng calci huyết. Khi lượng calci thu nhận tăng lên do thay đổi chế độ ăn (tăng số lượng các sản phẩm từ sữa) hoặc khi dùng quá nhiều các chế phẩm có calci thì sự tăng calci huyết có thể xảy ra. Do đó, cần phải nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì một chế độ ăn hợp lý và phải hướng dẫn cho bệnh nhân và người nhà bệnh nhân biết về những dấu hiệu và triệu chứng của tăng calci huyết.

Nguy cơ tăng calci huyết tăng lên ở những bệnh nhân ít vận động, ví dụ như những bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bởi vì calcitriol là sản phẩm chuyển hóa có hiệu quả nhất của vitamin D, nên tránh dùng đồng thời những chế phẩm vitamin D khác trong thời gian dùng thuốc này.

Trong trường hợp thay liệu pháp ergocalciferol bằng liệu pháp calcitriol, phải mất một vài tháng nồng độ ergocalciferol trong máu mới trở về mức bình thường.

Nên duy trì việc cung cấp một chế độ truyền dịch thích hợp để tránh tình trạng mất nước ở những bệnh nhân có chức năng thận bình thường đang sử dụng thuốc này.

Phụ nữ có thai

Bởi vì độ an toàn của thuốc đối với phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai vẫn chưa được xác định, do đó chỉ dùng thuốc cho phụ nữ có thai hoặc nghi ngờ có thai sau khi đã cân nhắc so sánh giữa những nguy cơ có thể xảy ra cho người mẹ và thai nhi với những lợi ích của việc điều trị.

Trẻ em dưới 3 tháng tuổi và đang được thẩm phân máu

Bởi vì những kinh nghiệm về sử dụng thuốc trong trường hợp này chưa nhiều, do đó chỉ dùng thuốc cho những bệnh nhân này sau khi cân nhắc những nguy cơ có thể xảy ra với những lợi ích của việc điều trị.

Tương tác thuốc Bonky 

Cần tránh dùng phối hợp Calcitriol với vitamin D và các dẫn chất của vitamin D vì có thể dẫn đến tăng calci huyết.

Nguy cơ tăng calci huyết có thể gia tăng nếu dùng thuốc đồng thời với các hợp chất Thiazide.

Những bệnh nhân đang dùng thuốc chứa Digitalis cần thận trọng khi xác định liều Calcitriol vì chứng tăng calci huyết có thể làm tăng tiến triển bệnh arhythmia.

Do các chất cảm ứng men như Phenytoin và Phenobarbital làm tăng chuyển hóa Calcitriol nên cần tăng liều Calcitriol khi dùng đồng thời với các loại thuốc nói trên.

Cholesteramin làm giảm hấp thu các Vitamin tan trong dầu nên nó có thể làm giảm hấp thu thuốc này.

Bảo quản thuốc Bonky 

Giữ thuốc trong hộp kín, nơi khô, ở nhiệt độ dưới 30oC.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Triệu chứng lâm sàng tương tự quá liều vitamin D.

Điều trị: rửa dạ dày ngay lập tức hoặc gây nôn để tránh hấp thu thuốc vào máu. Dùng dầu paraffin để làm tăng đào thải thuốc qua phân. Tiến hành kiểm tra nhiều lần calci huyết. Nếu calci huyết vẫn còn cao, có thể dùng phosphate và corticoid, và dùng các biện pháp tăng bài niệu thích hợp.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!