Thuốc Bluecezin - Điều trị viêm mũi dị ứng - 10 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Bluecezin thường được để điều trị viêm mũi dị ứng, dị ứng… Vậy thuốc Bluecezin được dùng như thế nào và cần lưu ý gì khi sử dụng? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Cách dùng thuốc kháng histamin H1 Cetirizin

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Bluecezin

Bluecezin nằm trong nhóm thuốc kháng histamin & kháng dị ứng; thuốc có thành phần hoạt chất chính là Cetirizine 

Cetirizin dihydroclorid là thuốc kháng histamin mạnh có tác dụng chống dị ứng, nhưng không gây buồn ngủ. Ở liều dược lý, cetirizin có tác dụng đối kháng chọn lọc ở thụ thể H1, nhưng hầu như không có tác dụng đối kháng serotonin. Cetirizin ức chế giai đoạn sớm của phản ứng dị ứng qua trung gian histamin và cũng làm giảm sự di dời của các tế bào viêm và giảm giải phóng các chất trung gian ở giai đoạn muộn của phản ứng dị ứng.

Dạng bào chế, hàm lượng thuốc Bluecezin

Thuốc Bluecezin được bào chế dưới dạng viên nén với hàm lượng 10mg 

Đóng gói: 10 vỉ x 10 viên

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bluecezin

Bluecezin được chỉ định trong một số các trường hợp sau:

Bluecezin thường được chỉ định để điều trị dị ứngBluecezin thường được chỉ định để điều trị dị ứng
  • Bluecezin là thuốc kháng histamin được dùng để điều trị dị ứng.
  • Thuốc được dùng trong các trường hợp viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng mãn tính quanh năm và chứng mày đay (sưng, đỏ và ngứa da).
  • Bluecezin có tác dụng làm giảm các triệu chứng hắt hơi, ngứa mũi, xổ mũi và ngạt mũi, ngứa mắt, đỏ mắt và chảy nước mắt, ban ngứa ở da.

Bluecezin chống chỉ định trong trường hợp:

  • Quá mẫn cảm với cetirizin hay với các thuốc kháng histamin khác hay với bất cứ thành phần nào của thuốc.
  • Phụ nữ cho con bú.
  • Không dùng Cetirizin cho trẻ em dưới 6 tuổi.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bluecezin

Cách dùng

  • Dùng đường uống.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 6 tuổi
  • Liều thông thường là 10 mg x 1 lần/ngày.
  • Bệnh nhân bị bệnh gan hoặc bệnh thận
  • Liều thông thường là 5 mg x 1 lần/ngày.

Không dùng thuốc quá liều chỉ định.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bluecezin

Thận trọng khi sử dụng thuốc Bluecezine trên các đối tượng sau:

  • Người cao tuổi.
  • Trẻ em.
  • Bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan.
  • Người bệnh suy thận.
  • Bệnh nhân không được tự ý dừng thuốc mà cần dựa theo chỉ dẫn của người thầy thuốc.
  • Thuốc Bluecezine không nên sử dụng trong quá trình điều khiển phương tiện giao thông và vận hành máy móc, thiết bị.

Đối với phụ nữ mang thai và cho con bú:

Thời kỳ mang thai 

Chỉ khi sử dụng cho phụ nữ có thai khi thực sự cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Chống chỉ định phụ nữ cho con bú.

Đối với lái xe và vận hành máy móc 

Thuốc Bluecezine có thể gây ra tác dụng phụ gây ảnh hưởng tới khả năng lái xe

Tác dụng không mong muốn thuốc Bluecezin 

Sử dụng Bluecezin có thể gây hiện tượng ngủ gàSử dụng Bluecezin có thể gây hiện tượng ngủ gàThường gặp, ADR > 1/100:

  • Hay gặp nhất là hiện tượng ngủ gà. Tỷ lệ gặp ADR phụ thuộc vào liều dùng.
  • Ngoài ra thuốc còn gây mệt mỏi, khô miệng, viêm họng, chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100:

  • Chán ăn hoặc tăng thèm ăn, bí tiểu, đỏ bừng, tăng tiết nước bọt.
  • Hiếm gặp, ADR < 1/1000:
  • Thiếu máu tan máu, giảm tiểu cầu, hạ huyết áp nặng, choáng phản vệ, viêm gan, ứ mật, viêm cầu thận.

Tương tác của thuốc Bluecezin

Không nên uống rượu khi đang dùng thuốc do có thể làm các tác dụng không mong muốn tăng lên như buồn ngủ và mất khả năng tập trung.

Bảo quản thuốc Bluecezin 

  • Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp, dưới 30•C.
  • Để xa tầm tay trẻ em.

Quá liều, quên liều và cách xử trí 

Xử trí khi quên liều

Dùng liều đó ngay khi nhớ ra, nếu gần với thời gian sử dụng liều tiếp theo thì bỏ qua liều đã quên, chỉ sử dụng liều tiếp đó. Không dùng gấp đôi liều.

Xử trí khi quá liều

Các biểu hiện của quá liều là buồn ngủ và chóng mặt.

Khi có quá liều xảy ra, bệnh nhân cần phải điều trị triệu chứng và hỗ trợ, cần xem xét đến các thuốc dùng đồng thời nếu có. Khi quá liều nghiêm trọng, cần rửa dạ dày ngay lập tức, điều trị hỗ trợ và thường xuyên theo dõi bệnh nhân.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!