Thuốc Bivinadol 500mg - Dùng để hạ sốt và giảm đau - Cách dùng

Thuốc Bivinadol 500mg thường được dùng để hạ sốt và giảm đau. Vậy thuốc Bivinadol được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây


Video Cách dùng thuốc - Giảm Đau Paracetamol 

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Bivinadol 

Bivinadol có thành phần chính là Acetaminophen (Paracetamol).

Paracetamol là thuốc giảm đau hạ sốt không steroid.

Paracetamol (acetaminophen hay N - acetyl - p - aminophenol) là chất chuyển hoá có hoạt tính của phenacetin, là thuốc giảm đau hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin, tuy vậy, khác với aspirin, paracetamol không có hiệu quả điều trị viêm. Với liều ngang nhau tính theo gam, paracetamol có tác dụng giảm đau và hạ sốt tương tự như aspirin.

Paracetamol với liều điều trị ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat, vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Bivinadol 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 500mg

Mỗi 1 viên

  • Acetaminophen (Paracetamol) 500mg
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc Bivinadol: 20.000 đồng/hộp

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở hàm lượng 650mg

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Bivinadol 

Chỉ định 

Bivinadol có thể giúp giảm đau răngBivinadol có thể giúp giảm đau răng

Giảm đau nhanh các triệu chứng sốt, đau nhức và khó chịu như nhức đầu, đau tai, đau răng, đau nhức do cảm cúm.

Chống chỉ định 

Bệnh nhân nhiều lần thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.

Bệnh nhân nghiện rượu.

Bệnh nhân quá mẫn với paracetamol.

Bệnh nhân thiếu hụt men glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Bivinadol 

Cách dùng

Thuốc dùng đường uống.

Liều dùng

Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: 1- 2 viên mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết nhưng không được quá 4 g/ngày.

Trẻ em từ 6 – 12 tuổi: ½ - 1 viên mỗi 4 – 6 giờ khi cần thiết, tối đa 4 lần/ngày.

Không được tự ý dùng paracetamol để giảm đau quá 10 ngày đối với người lớn và 5 ngày đối với trẻ em.

Không được tự ý dùng paracetamol để hạ sốt trong những trường hợp sốt quá cao (trên 39,5oC), sốt kéo dài hơn 3 ngày hoặc sốt tái phát.

Tác dụng phụ thuốc Bivinadol 

Nổi mẩn đỏ - Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quảMột số bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng BivinadolMột số bệnh nhân bị nổi mẩn đỏ khi sử dụng Bivinadol

Toàn thân: ngứa ngáy, dị ứng, nổi mẩn đỏ.

Trên hệ tiêu hóa: rối loạn, viêm đại tràng.

Tác dụng phụ ít gặp: buồn nôn, nôn mửa, vàng da, thính giác kém.

Trong quá trình điều trị, bệnh nhân nhận thấy xuất hiện bất cứ biểu hiện bất thường nào nghi ngờ rằng do sử dụng thuốc Bivinadol thì bệnh nhân cần xin ý kiến của dược sĩ hoặc bác sĩ điều trị để có thể xử trí kịp thời và chính xác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Bivinadol 

Lưu ý chung

Thận trong khi sử dụng trong các trường hợp: bệnh nhân suy gan, suy thận; bệnh nhân thiếu hụt glucose-6-phosphat- dehydrogenase có thể dẫn đến tan huyết; Bệnh nhân nghiện rượu hoặc uống rượu quá nhiều trên 3 cốc 1 ngày.

Phụ nữ có thai

Các nghiên cứu trên trên động vật cho thấy sử dụng pararacetamol không gây độc tính lên thai nhi. Chỉ điều trị khi đã cân nhắc kĩ lợi ích vào nguy cho thai nhi.

Phụ nữ cho con bú

Thuốc bài tiết quá sữa mẹ ở lượng nhỏ, không đáng kể nên có thể sử dụng cho phụ nữ cho con bú. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng theo dõi tình trạng của trẻ.

Tương tác thuốc Bivinadol 

Trong quá trình sử dụng thuốc Bivinadol, nếu bệnh nhân phải sử dụng thêm một hoặc nhiều thuốc khác như rượu, kháng sinh Chloramphenicol thì các thuốc này có thể xảy ra tương tác với nhau, ảnh hưởng đến quá trình hấp thu, cũng như là chuyển hóa và thải trừ, làm giảm tác dụng hoặc gây ra độc tính đối với cơ thể

Bảo quản thuốc Bivinadol 

Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát,  tiếp xúc trực tiếp của ánh nắng mặt trời. Bảo quản thuốc ở nhiệt độ lí tưởng là nhiệt độ phòng dưới 30°C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Triệu chứng: buồn nôn, ói mửa, chán ăn, xanh xao, đau bụng.

Dùng liều quá cao trên 10 g ở người lớn và trên 150 mg/kg ở trẻ em có thể gây phân hủy tế bào gan đưa đến hoại tử hoàn toàn và không hồi phục, nhiễm toan chuyển hóa, bệnh lý não dẫn đến hôn mê hoặc tử vong. 

Xử trí cấp cứu: 

  • Chuyển ngay đến bệnh viện. 
  • Rửa dạ dày để loại trừ ngay thuốc đã uống. 
  • Dùng càng sớm càng tốt chất giải độc N- acetylcysteine uống hoặc tiêm tĩnh mạch.

Nếu quên liều

Bỏ qua liều đã quên, không uống chồng liều với liều tiếp theo. Không nên bỏ liều quá 2 lần liên tiếp.

Xem thêm

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!