Thuốc Biseptol - Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu - Hộp 1 vỉ x 20 viên - Cách dùng

Thuốc Biseptol thuộc nhóm thuốc chống nhiễm khuẩn, trị ký sinh trùng, được chỉ định để điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, đường hô hấp, đường tiêu hóa và một số bệnh lý nhiễm khuẩn khác.Vậy thuốc được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng của Biseptol

Thuốc Biseptol có 2 thành phần chính là Sulfamethoxazole, Trimethoprim. 

Sulfamethoxazole là một sulfamid phối hợp với trimethoprim là kháng sinh tổng hợp dẫn xuất pyrimidin. Hai chất này thường phối hợp với nhau theo tỉ lệ 1 trimethoprim và 5 sulfamethoxazol. Sự phối hợp này tạo tác dụng hiệp đồng tăng cường làm tăng hiệu quả điều trị và giảm kháng thuốc.

Sulfamethoxazole có phổ kháng khuẩn rộng, tác dụng lên nhiều vi khuẩn ưu khí gram âm và dương bao gồm: Staphylococcus, Streptococcus, Legionella pneumophilia, Neisseria gonorrhoeae, Neisseria meningitidis, E. coli, Salmonella, Shigella, Enterobacter, Proteus mirabilis, Proteus indol dương tính, Klebsiella, Haemophilus influenzae...

Các vi khuẩn kháng thuốc là: Enterococcus, Campylobacter và các vi khuẩn kỵ khí.

Cơ chế tác dụng của thuốc: Sulfamethoxazol có cấu trúc tương tự acid para aminobenzoic (PABA). Nó cạnh tranh với PABA nhờ có ái lực cao với dihydropteroat synthetase (ức chế giai đoạn I của quá trình tổng hợp acid folic của vi khuẩn).

Trimethoprim có tác dụng kìm khuẩn, ức chế enzym dihydrofolate - reductase của vi khuẩn. Trimethoprim chống lại tác nhân gây nhiễm khuẩn đường tiết niệu như E. coli, Proteus, Klebsiella, Enterobacter, Staphylococcus saprophyticus, Streptococcus faecalis và chống lại nhiều vi khuẩn dạng coli.

Ở Việt Nam, việc dùng trimethoprim chưa phổ biến, vì vậy không có số thống kê về độ nhạy cảm và kháng thuốc của vi khuẩn. Pseudomonas aeruginosa và Gonococcus kháng trimethoprim.
Trimethoprim được sử dụng riêng hoặc phối hợp với sulfamethoxazol (xem Co trimoxazol hay trimethoprim - sulfamethoxazol). Trong một vài trường hợp, dùng riêng tốt hơn phối hợp, thí dụ như đợt cấp của viêm phế quản mạn tính, trimethoprim khuyếch tán tốt vào trong màng nhày phế quản bị viêm, nhưng vẫn có tác dụng tốt, trong khi sulfamethoxazol chỉ ở trong máu, không tới được nơi nhiễm khuẩn. Ðiều đó dẫn đến kết luận là, điều trị viêm phế quản mạn đợt cấp, chỉ cần dùng riêng trimethoprim. Một mặt vẫn có tác dụng, mặt khác làm giảm đáng kể tác dụng có hại của sulfamethoxazol.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Biseptol

Thuốc Biseptol thường được bào chế dưới dạng:

  1. Viên nén với hàm lượng 480mg, trong đó chứa
  • Trimethoprim…………80mg
  • Sulfamethoxazol……….400mg

Thuốc có giá khoảng 33.000VNĐ/hộp (Hộp 1 vỉ - 20 viên).

  1. Và hỗn dịch uống, hộp 1 lọ 80 ml:
  • Sulfamethoxazole……………..200mg/5ml
  • Trimethoprim………………….40mg/5ml

Thuốc có giả khoảng 100.000VNĐ/lọ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Biseptol

Thuốc được sử dụng trong những trường hợp

Thuốc Biseptol trị tiêu chảy do E.coly gây ra.Thuốc Biseptol trị tiêu chảy do E.coly gây ra.

  • Điều trị nhiễm trùng vi khuẩn gram âm, gram dương, nhiễm lậu cầu, nhiễm khuẩn do các vi khuẩn nhạy cảm với thành phần có trong thuốc.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiểu cấp.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp, viêm phế quản, viêm phổi do Pneumocystis carinii.
  • Điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu, viêm tuyến tiền liệt.
  • Điều trị nhiễm trùng đường tiêu hóa, viêm ruột non, viêm ruột già, viêm dạ dày,…
  • Trị tiêu chảy do E.coly gây ra.
  • Điều trị viêm xoang má cấp ở người lớn.

Thuốc chống chỉ định với:

  • Người mẫn cảm với co-trimoxazol (sulfamethoxazol phối hợp trimethoprim), sulfonamid hoặc trimethoprim và các thành phần khác của thuốc.
  • Chuẩn đoán tổn thương nhu mô gan.
  • Suy thận nặng mà không giám sát được nông độ thuốc trong huyết tương.
  • Các bệnh lí nghiêm trọng của hệ tạo máu.
  • Người bệnh thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ do thiếu acid folic.
  • Người bệnh thiếu glucose -6-phosphat dehydrogenase.

Liều lượng và cách sử dụng Sulfamethoxazole

Cách sử dụng

Thuốc Biseptol được sử dụng bằng đường uống là chính, thuốc không được sử dụng để tiêm vào bắp thịt hoặc truyền tĩnh mạch. Mỗi dạng bào chế sẽ có cách dùng khác nhau, bạn đọc cần lưu ý:

  • Thuốc dạng viên nén: Dùng thuốc trực tiếp cùng với nước. Tuyệt đối không sử dụng thuốc cùng với sữa, nước cam hay các loại nước ép khác. Thuốc được khuyến cáo không sử dụng để nhai hoặc ngậm.
  • Thuốc dạng siro: Người bệnh cần sử dụng dụng cụ đo đặc biệt được cung cấp kèm với mỗi chai thuốc để đo lượng thuốc cho chính xác trước khi sử dụng. Sau mỗi lần sử dụng, cần làm sạch dụng cụ đo bằng nước để có thể sử dụng vào các lần sau.

Liều lượng

1. Thuốc dạng viên nén

Liều dùng cho người lớn

 Liều thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường tiết niệu:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 lần
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày

 Liều dùng thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường tiêu hóa, kháng lỵ trực khuẩn:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 lần
  • Thời gian sử dụng tối đa 5 ngày

 Liều dùng thông thường điều trị nhiễm khuẩn đường hô hấp:

  • Liều dùng: Dùng 1 – 2 viên thuốc Biseptol 480 mg, uống mỗi ngày 2 – 3 lần
  • Thời gian sử dụng: Tối đa 10 ngày

Liều dùng cho trẻ em

  • Trẻ em từ 2 năm – 6 năm tuổi: Dùng 240 mg/ ngày, chia thành hai lần uống mỗi ngày
  • Trẻ em từ 6 năm – 12 năm tuổi: Dùng 480 mg/ ngày, chia thành hai lần uống mỗi ngày
  • Trẻ em từ 12 năm – 18 năm tuổi: Dùng 100 mg cách mỗi 12 giờ hoặc dùng 200 mg mỗi 24 giờ. Thời gian sử dụng tối đa 10 ngày.

2. Thuốc dạng siro

Liều dùng cho người lớn

  • Dùng 20 ml/ kg/ lần, mỗi ngày sử dụng 2 lần (khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ).

Liều dùng cho trẻ em

  • Trẻ em từ 6 tuần – 5 tháng tuổi: Dùng 2,5 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em từ 6 tháng – 5 năm tuổi: Dùng 5 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em từ 6 năm – 12 năm tuổi: Dùng 10 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)
  • Trẻ em trên 12 năm tuổi: Dùng 20 ml/ kg, chia thành hai lần uống mỗi ngày, khoảng cách giữa hai lần sử dụng là 12 giờ)

Tác dụng không mong muốn khi sử dụng thuốc

Xảy ra ở 10% người bệnh. Hay gặp nhất xảy ra ở đường tiêu hoá và trên da. Một số triệu chứng tác dụng phụ của thuốc người bệnh có thể gặp như:

Sử dụng Biseptol có thể khiến cơ thể bị sốt.ChúSử dụng Biseptol có thể khiến cơ thể bị sốt. thích hình ảnh

Triệu chứng hay gặp

Triệu chứng ít gặp

  • Máu: Tăng bạch cầu Ưa Eosin, giảm bạch cầu, giảm bạch cầu trung tính, ban xuất huyết.
  • Da: Mề đay.

Triệu chứng hiếm gặp

  • Toàn thân: Phản ứng phản vệ, bệnh huyết thanh.
  • Máu: Thiếu máu nguyên hồng cầu không lồ, thiếu máu tan huyết, giảm tiêu cầu, giảm bạch cầu hạt và giảm toàn thể huyết cầu.
  • Thần kinh: Viêm màng não vô khuẩn.
  • Da: Hội chứng Lyell, hội chứng Stevens – Johnson, ban đỏ đa dạng, phù mạch, mẫn cảm ánh sáng.
  • Gan: Vàng da, ứ mật ở gan, hoại tự gan.
  • Chuyển hóa: Tăng Kali huyết, giảm đường huyết.
  • Tâm thần: ảo giác.
  • Sinh dục- tiết niệu: Suy thận, viêm thận kẽ, sỏi thận.
  • Tai: Ù tai.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Biseptol

Nhằm đảm bảo việc điều trị bệnh bằng thuốc Biseptol được an toàn và hiệu quả, ngoài việc sử dụng thuốc đúng cách, đúng liều lượng, người bệnh cần lưu ý đến một số vấn đề cần chú ý sau:

  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho các đối tượng bị suy gan cấp và mãn tính, đối tượng bị bệnh hen phế quản.
  • Hạn chế tuyệt đối rượu hoặc một số chất kích thích khác. Bởi rượu có thể có nhiều nguy cơ gây nhiễm độc gan.
  • Thường xuyên theo dõi chỉ số chức năng gan, thận và công thức máu khi có nhu cầu sử dụng thuốc lâu dài.
  • Không sử dụng thuốc Biseptol cho trẻ em dưới 3 tháng tuổi.
  • Người cao tuổi ngoài việc điều trị bằng thuốc còn cần thường xuyên kiểm tra công thức máu.

Đối với phụ nữ mang thai hoặc cho con bú

Trong thời gian mang thai, mẹ bầu chỉ có thể dùng loại thuốc kháng sinh này dưới sự theo dõi sát sao từ bác sĩ. Điều này góp phần đảm bảo những lợi ích lợi mà mẹ bầu nhận được đồng thời giảm thiểu rủi ro có thể xảy ra đối với thai nhi.

Vì thuốc chống chỉ định cho trẻ dưới 2 tháng tuổi nên mẹ đang cho con bú tuyệt đối không được uống Biseptol. Nguyên nhân là do cả trimethoprim lẫn sulfamethoxazol đều có khả năng ngấm vào tuyến sữa mẹ và đi vào cơ thể bé khi bú sữa mẹ.

Đối với tài xế hoặc người vận hành máy móc

Những tác dụng phụ như chóng mặt, nhức đầu do thuốc gây ra có thể ảnh hưởng đến việc lái xe hoặc vận hành máy móc. Do đó, những người đang làm các nghề này cần đặc biệt cẩn thận trong công việc khi điều trị bằng thuốc kháng sinh Biseptol.

Đối với người bị suy thận

Người bị suy thận có độ thanh thải creatinin trên 30ml/phút có thể sử dụng thuốc với liều lượng bình thường. Tuy nhiên, nếu độ thanh thải creatinin của người bệnh chỉ nằm trong khoảng 15–30ml/phút, các chuyên gia sẽ giảm liều thuốc kháng sinh này xuống một nửa.

Khi độ thanh thải creatinin thấp hơn 15ml/phút, người bệnh không thể sử dụng thuốc này.

Tương tác thuốc Biseptol

  • Thuốc lợi tiểu Thiazid: Dùng đồng thời Co–trimoxazol với thuốc lợi tiểu, đặc biệt là Thiazid ở người bệnh lớn tuổi có thể làm tăng nguy cơ giảm tiểu cầu và xuất huyết.
  • Phenytoin: Co-trimoxazol làm tăng quá mức tác dụng của Phenytoin.
  • Methotrexat: Sulfonamid làm tăng tác dụng của Methotrexat.
  • Dẫn xuất Sulfonylurea: Co-trimoxazol làm tăng tác dụng của thuốc tiểu đường dẫn xuất Sulfonylurea, do đó làm hạ đường huyết mạnh.
  • Digoxin: Co-trimoxazol làm tăng nồng độ Digoxin trong máu ở bệnh nhân cao tuổi.
  • Thuốc chống trầm cảm ba vòng: Co-trimoxazol làm giảm tác dụng của thuốc chống trầm cảm ba vòng.
  • Pyrimethamin: Co-trimoxazol dùng đồng thời với PyrImethamin 25mg/tuần làm tăng nguy cơ thiếu máu nguyên hồng cầu khổng lồ.
  • Cyclosporin: Ở bệnh nhân ghép thận khi điều trị với Co-trimoxazol và Cyclosporin, đã có ghi nhận về các trường hợp rối loạn tạm thời chức năng thận cấy ghép dẫn tới tăng nồng độ Creatinin huyết thanh, có thể do tác động của Trimethoprim.
  • Do cấu trúc hóa học, Sulfonamid có thể gây phản ứng dị ứng đối với bệnh nhân mẫn cảm với thuốc kháng giáp, thuốc lợi tiểu (Acetazolamid và Thiazid) và một số thuốc tiểu đường dạng uống khác.
  • Warfarin: Co-trimoxazol có thể kéo dài thời gian Prothrombin ở người bệnh đang dùng Warfarin.

Bảo quản thuốc Biseptol

  • Thuốc kháng sinh Biseptol cần được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn 30°C và tránh ánh sáng. 
  • Không bảo quản thuốc trong phòng tắm hoặc trong ngăn đá. 
  • Giữ thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và thú nuôi.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!