Thuốc Biragan 500mg - Dùng để hạ sốt, giảm đau - Cách dùng

Thuốc Biragan thường được dùng để hạ sốt, giảm đau. Vậy thuốc Biragan được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Cách dùng thuốc giảm đau Paracetamol

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Biragan 

Biragan có thành phần chính là Paracetamol.

Paracetamol là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu có thể thay thế aspirin. Paracetamol làm giảm thân nhiệt ở người bệnh sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt ở người bình thường. Thuốc tác động lên vùng dưới đồi làm giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên giúp tỏa nhiệt, hạ nhiệt.

 Ở liều điều trị, Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid – base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày như khi dùng salicylat. Vì paracetamol không tác dụng trên cyclooxygenase toàn thân, chỉ tác động đến cyclooxygenase/prostaglandin của hệ thần kinh trung ương. Paracetamol không có tác dụng trên tiểu cầu hoặc thời gian chảy máu.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Biragan 

Thuốc được bào chế dưới dạng viên nén bao phim với hàm lượng 500mg

Mỗi 1 viên

  • Paracetamol 500 mg
  • Tá dược vừa đủ

 Ngoài ra, thuốc còn được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

  • Viên nén Biragan 650: Hộp 10 vỉ x 4 viên; Hộp 20 vỉ x 4 viên; Hộp 10 vỉ x 5 viên; Hộp 20 vỉ x 5 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên.

Mỗi viên: Paracetamol 650 mg; Tá dược vừa đủ.

  • Viên nén sủi bọt Biragan 500: Hộp 4 vỉ x 4 viên.

Mỗi viên: Paracetamol 500mg; Tá dược vừa đủ.

  • Thuốc đạn Biragan 300: Hộp 50 viên, hộp 10 viên.

Mỗi viên: Paracetamol 300mg; Tá dược vừa đủ.

  • Thuốc đạn Biragan 150: Hộp 2 vỉ x 5 viên; Hộp 10 vỉ x 5 viên.

Mỗi viên: Paracetamol 150 mg; Tá dược vừa đủ.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Biragan 

Chỉ định 

Biragan được dùng để hạ sốt, giảm đau khi bị cảm cúmBiragan được dùng để hạ sốt, giảm đau khi bị cảm cúm

  • Giảm đau hiệu quả từ nhẹ đến vừa như như đau đầu, đau răng, nhức mỏi cơ,…
  • Cảm lạnh, cảm cúm, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như đau họng, đau tai, viêm mũi xoang,...
  • Hạ sốt ở người bị sốt do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Chống chỉ định 

Người bệnh mẫn cảm với một trong các thành phần của thuốc.

Người bệnh thiếu máu hoặc có bệnh tim, phổi, thận hoặc gan.

Người bệnh thiếu hụt glucose-6-phosphat dehydrogenase.

Ngoài ra, không sử dụng thuốc đạn cho người mới bị viêm hậu môn, trực tràng hoặc chảy máu trực tràng.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Biragan 

Liều dùng thuốc Biragan 500

Nên dùng Biragan 500 cho người lớn và trẻ em trên 6 tuổi. Liều dùng như sau:

Liều dùng cho người lớn và trẻ em > 12 tuổi: 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ nhưng tối thiểu là 4 giờ. Không sử dụng quá 4 g/ngày.

Liều dùng cho trẻ em từ 6 đến < 11 tuổi: Liều khuyến cáo theo cân nặng là 10-15mg/kg thể trọng và không quá 60mg/kg/ngày. Tương đương với khoảng 1/2 - 1 viên/lần, mỗi lần cách nhau 4-6 giờ. Khoảng cách giữa các liều không nhỏ hơn 4 giờ. Trường hợp sốt cao liên tục kéo dài trên 3 ngày, không nên dùng thuốc kéo dài mà hãy hỏi ý kiến bác sĩ.

Cách dùng thuốc Biragan 500 hiệu quả: 

Biragan 500 được bào chế dưới dạng viên nén bao phim dùng đường uống. Bạn nên uống thuốc sau bữa ăn với nhiều nước để đạt hiệu quả tốt nhất.

Khoảng cách giữa các lần dùng thuốc được khuyến nghị là 6 giờ và tối thiểu là 4 giờ trong trường hợp cần thiết. Trong quá trình điều trị với thuốc, không dùng bia rượu, không sử dụng cùng với các thuốc khác có chứa Paracetamol để tránh nguy cơ quá liều.

Tác dụng phụ thuốc Biragan 

Đầy Bụng Buồn Nôn Có Phải Mang Thai Hay Bị Gì?Một số ít trường hợp sử dụng Biragan xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nônMột số ít trường hợp sử dụng Biragan xuất hiện triệu chứng buồn nôn và nôn

Ít gặp: Ban, buồn nôn, nôn, loạn tạo máu, thiếu máu, độc tính lên thận khi dùng nhiều ngày.

Hiếm gặp: Phản ứng quá mẫn

Lưu ý khi sử dụng thuốc Biragan 

Paracetamol tương đối không độc với liều điều trị. Ðôi khi có những phản ứng da gồm ban dát sần ngứa và mày đay; những phản ứng mẫn cảm khác gồm phù thanh quản, phù mạch, và những phản ứng kiểu phản vệ có thể ít khi xảy ra.

Giảm tiểu cầu, giảm bạch cầu, và giảm toàn thể huyết cầu đã xảy ra, đặc biệt khi dùng kéo dài các liều lớn. Giảm bạch cầu trung tính và ban xuất huyết giảm tiểu cầu đã xảy ra khi dùng paracetamol. Hiếm gặp mất bạch cầu hạt ở người bệnh dùng paracetamol.

Phải dùng paracetamol thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, vì chứng xanh tím có thể không biểu lộ rõ, mặc dù có những nồng độ cao nguy hiểm của methemoglobin trong máu.

Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của paracetamol; nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.

Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Steven-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Phụ nữ có thai và cho con bú

Chưa xác định được tính an toàn của paracetamol khi dùng cho phụ nữ mang thai. Do đó chỉ nên dùng paracetamol cho người mang thai khi thật sự cần.

Nghiên cứu ở người mẹ dùng paracetamol đang cho con bú, không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ nhỏ bú mẹ.

Người lái xe và vận hành máy móc

Không ảnh hưởng.

Tương tác thuốc Biragan 

Thuốc

Uống dài ngày liều cao paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của coumarin và dẫn chất indandion. Tác dụng này có vẻ ít hoặc không quan trọng về lâm sàng, nên paracetamol được ưa dùng hơn salicylat khi cần giảm đau nhẹ hoặc hạ sốt cho người bệnh đang dùng coumarin hoặc dẫn chất indandion.

Cần phải chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.

Thuốc chống co giật (gồm phenytoin, barbiturat, carbamazepin) gây cảm ứng enzym ở microsom thể gan, có thể làm tăng tính độc hại gan của paracetamol do tăng chuyển hóa thuốc thành những chất độc hại với gan.

Dùng đồng thời isoniazid với paracetamol cũng có thể dẫn đến tăng nguy cơ độc tính với gan, nhưng chưa xác định được cơ chế chính xác của tương tác này. Nguy cơ paracetamol gây độc tính gan gia tăng đáng kể ở người bệnh uống liều paracetamol lớn hơn liều khuyên dùng trong khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid. Thường không cần giảm liều ở người bệnh dùng đồng thời liều điều trị paracetamol và thuốc chống co giật; tuy vậy, người bệnh phải hạn chế tự dùng paracetamol khi đang dùng thuốc chống co giật hoặc isoniazid.

Thức ăn

Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ paracetamol gây độc cho gan.

Bảo quản thuốc Biragan 

Kín, không quá 30oC, tránh ánh sáng.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Nếu dùng quá liều

Buồn nôn, nôn và đau bụng thường xảy ra trong vòng 2- 3 giờ sau khi uống liều độc của thuốc. Dấu hiệu đặc trưng nhiễm độc cấp tính dẫn chất p-aminophenol là methemoglobin dẫn đến chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.

Ngộ độc nặng có thể có kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động và mê sảng. Tiếp theo có thể là ức chế hệ thần kinh trung ương, sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh nông; mạch nhanh, yếu, không đều; huyết áp thấp suy tuần hoàn, nặng có thể hôn mê.

Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi dùng paracetamol. Giải độc bằng những hợp chất sulfhydryl như N-acetylcystein hoặc methionin. Ngoài ra có thể dùng than hoạt và/hoặc thuốc tẩy muối, chúng có khả năng làm giảm hấp phụ paracetamol.

Nếu quên liều

Tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Xem thêm

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!