Thuốc Betasone - Điều trị viêm thấp khớp - Chai 500 viên - Cách dùng

Betasone là thuốc điều trị viêm thấp khớp, thấp khớp cấp, hen, viêm mũi dị ứng & các thương tổn. Vậy thuốc Betasone được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Video Thuốc Betamethasone

Thành phần và cơ chế tác động thuốc Betasone

Thành phần chính trong công thức thuốc Betasone Betamethasone

  • Betamethason là một corticosteroid tổng hợp, có tác dụng glucocorticoid rất mạnh, kèm theo tác dụng mineralocorticoid không đáng kể.
  • Betamethason có tác dụng chống viêm, chống thấp khớp và chống dị ứng.
  • Do ít có tác dụng mineralocorticoid nên betamethason rất phù hợp trong những trường hợp bệnh lý mà giữ nước là bất lợi.
  • Liều cao, betamethason có tác dụng ức chế miễn dịch.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Betasone

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Viên nén. 0.5mg. Chai 500 viên

Giá thuốc:              

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Betasone


Betasone được chỉ định trong điều trị hen phế quảnBetasone được chỉ định trong điều trị hen phế quản

Chỉ định

Thuốc Betasone chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Viêm thấp khớp
  • Thấp khớp cấp
  • Hen
  • Viêm mũi dị ứng & các thương tổn.

Chống chỉ định

Thuốc Betasone chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Nhiễm nấm toàn thân. 
  • Quá mẫn.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Betasone

Khởi đầu: 0,25 - 8 mg/ngày tùy bệnh. Trẻ em 17,5 - 250 mcg/kg/ngày.

Viêm thấp khớp & các thương tổn khác 1 - 2,5 mg/ngày, duy trì: 0,5 - 1,5 mg/ngày.

Thấp khớp cấp 6-8 mg/ngày, sau đó giảm từ 0,25 - 0,5 mg/ngày đến khi đạt liều duy trì & tiếp tục trong 4 - 8 tuần.

Hen 3,5 - 4 mg/ngày x 1 - 2 ngày; sau đó giảm liều còn 0,25 - 0,5 mg/cách ngày đến khi đạt liều duy trì.

Khí phế thũng-xơ phổi 2 - 3,5 mg/ngày (chia nhiều lần); duy trì: 1 - 2,5 mg.

Viêm mũi dị ứng khó trị ngày 1: 1,5 - 2,5 mg/ngày, chia nhiều lần; sau đó giảm dần 0,5 mg/ngày đến khi triệu chứng phát lại.

Tác dụng phụ thuốc Betasone

Sử dụng Betasone có thể gây loét dạ dày – tá tràngSử dụng Betasone có thể gây loét dạ dày – tá tràng

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

  • Rối loạn nước & điện giải
  • Yếu cơ
  • Loét dạ dày-tá tràng.
  • Bệnh da
  • Chậm lành vết thương
  • Co giật
  • Rối loạn kinh nguyệt.

Lưu ý thuốc Betasone

Tương tác thuốc Betasone

Khi sử dụng cùng một lúc hai hoặc nhiều thuốc thường dễ xảy ra tương tác thuốc dẫn đến hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng.

Tương tác Betasone với thuốc khác

Sử dụng đồng thời với phenobarbital, phenytọne, rifampicine hoặc ephedrine có thể làm tăng chuyển hóa corticosteroid , làm giảm tác dụng điều trị. Bệnh nhân dùng đồng thời corticọde và estrogene nên được theo dõi về khả năng tăng hiệu quả của corticọde. Sử dụng đồng thời corticosteroid và thuốc lợi tiểu giảm kali có thể gây hạ kali huyết. Sử dụng đồng thời corticosteroid với các glucoside trợ tim có thể làm tăng khả năng gây loạn nhịp hoặc độc tính của digitalis có liên quan đến việc hạ kali huyết. corticosteroid có thể làm tăng việc hạ kali huyết gây bởi amphotericine B. Trong tất cả các bệnh nhân dùng phối hợp các loại thuốc trên, cần phải theo dõi chặt chẽ nồng độ các chất điện giải trong huyết thanh, đặc biệt là nồng độ kali. Dùng đồng thời corticọde với thuốc chống đông máu loại coumarine có thể làm tăng hay giảm hiệu quả chống đông. Trường hợp này cần phải điều chỉnh liều lượng. Phối hợp của thuốc kháng viêm không stérọde hoặc rượu với glucocorticosteroide có thể gây tăng loét dạ dày ruột. Corticọde có thể làm giảm nồng độ salicylate trong máu. Trong bệnh giảm prothrombine trong máu, nên thận trọng khi phối hợp acide acétyl salicylique với corticọde. Có thể cần điều chỉnh liều lượng thuốc chống đái tháo đường khi có phối hợp với corticọde. Dùng đồng thời liệu pháp glucocorticọde có thể ức chế hiệu quả của somatotropine. Các tương tác trong các xét nghiệm ở phòng thí nghiệm: corticọde có thể ảnh hưởng trên thử nghiệm nitro-blue tetrazolium đối với nhiễm khuẩn và tạo ra kết quả âm tính giả tạo.

Tương tác Betasone với thực phẩm, đồ uống

  • Khi sử dụng thuốc với các loại thực phẩm hoặc rượu, bia, thuốc lá... do trong các loại thực phẩm, đồ uống đó có chứa các hoạt chất khác nên có thể ảnh hưởng gây hiện tượng đối kháng hoặc hiệp đồng với thuốc. 
  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng thuốc hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ, dược sĩ về việc dùng Betasone cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Bảo quản thuốc Betasone

  • Thuốc độc bảng B.
  • Bảo quản ở nhiệt độ từ 2-30 độ C trong bao bì kín. 
  • Tránh ánh sáng và không để đông lạnh.
  • Lưu ý không để Betasone ở tầm với của trẻ em, tránh xa thú nuôi.
  • Trước khi dùng Betasone, cần kiểm tra lại hạn sử dụng ghi trên vỏ sản phẩm, đặc biệt với những dược phẩm dự trữ tại nhà.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Xử lý trong trường hợp khẩn cấp hoặc quá liều

Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc dùng quá liều có biểu hiện nguy hiểm cần gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến Cơ sở Y tế địa phương gần nhất. Người thân cần cung cấp cho bác sĩ đơn thuốc đang dùng, các thuốc đang dùng bao gồm cả thuốc kê toa và thuốc không kê toa.

Nên làm gì nếu quên một liều

Trong trường hợp bạn quên một liều khi đang trong quá trình dùng thuốc hãy dùng càng sớm càng tốt(thông thường có thể uống thuốc cách 1-2 giờ so với giờ được bác sĩ yêu cầu).Tuy nhiên, nếu thời gian đã gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm đã quy định. Lưu ý không dùng gấp đôi liều lượng đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!