Thuốc Atenolol - Điều trị tăng huyết áp - Cách dùng

Thuốc Atenolol là thuốc điều trị tăng huyết áp thường được sử dụng rộng rãi và có hiệu quả ở nhiều nước trên thế giới. Vậy thuốc Atenolol được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của Atenolol

Atenolol là một thuốc ức chế thụ thể bêta-adrenergic với tác động chủ yếu lên thụ thể bêta1. Thuốc không có tác động ổn định màng hay giống giao cảm nội tại (chất chủ vận một phần).

Cơ chế của tác động hạ huyết áp chưa được xác định. Các cơ chế sau có thể được xem là có liên quan:

  • Khả năng cạnh tranh đối kháng với chứng nhịp tim nhanh do catecholamine tại vị trí thụ thể bêta trên tim, do đó làm giảm lưu lượng tim,
  • Ức chế sự giải phóng renin do thận,
  • Ức chế trung tâm vận mạch.

Cơ chế của tác động chống cơn đau thắt ngực cũng không được chắc chắn. Tác nhân quan trọng có thể là việc làm giảm nhu cầu oxygen của cơ tim bằng cách ức chế gia tăng nhịp tim, huyết áp tâm thu, tốc độ và mức độ co cơ tim do catecholamine.

Thuốc được bào chế dưới dạng 

  • Viên nén với hàm lượng: 25mg; 50mg ; 100mg; 5mg
  • Thuốc tiêm tĩnh mạch: 5 mg/ 10 ml.

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Atenolol 

Chỉ định 

Atenolol giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết ápAtenolol giúp hỗ trợ điều trị tăng huyết áp

  • Người bệnh bị tăng huyết áp.
  • Các trường hợp đau thắt ngực ổn định.
  • Những đối tượng bị nhồi máu cơ tim cấp.
  • Bệnh nhân xuất hiện các cơn nhịp nhanh thất và trên thất.
  • Ngoài ra, atenolol được dùng để dự phòng chứng đau nửa đầu.
  • Không những vậy, atenolol kết hợp với benzodiazepin để kiểm soát hội chứng cai rượu cấp.

Chống chỉ định trong những trường hợp:

  • chậm nhịp xoang.
  •  bloc nhĩ thất độ hai và ba.
  •  suy thất phải thứ phát do tăng áp phổi.
  •  suy tim sung huyết.
  •  sốc tim.
  • gây vô cảm với những tác nhân làm suy cơ tim như ether.
  • quá mẫn với atenolol.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Atenolol 

Cách dùng

Có thể uống thuốc kèm hoặc không kèm với thức ăn theo chỉ dẫn của bác sĩ, thường uống 1 đến 2 lần mỗi ngày.

Liều dùng

  • Cao huyết áp: Atenolol thường được sử dụng kết hợp với các thuốc hạ huyết áp khác, đặc biệt là một thuốc lợi tiểu thiazide, nhưng cũng có thể được dùng riêng rẽ (xem Chỉ định).
  • Nên điều chỉnh liều Atenolol theo từng bệnh nhân. Hướng dẫn sau được khuyến cáo: Dùng Atenolol liều khởi đầu 50mg, uống một viên mỗi ngày có hay không có kèm theo thuốc lợi tiểu. Tác dụng hoàn toàn của thuốc thường thấy được trong vòng một hoặc hai tuần. Nếu không đạt được đáp ứng thỏa đáng, nên tăng liều đến 100mg một lần mỗi ngày. Sự tăng liều cao hơn 100mg mỗi ngày hầu như không cho lợi ích nhiều hơn.
    Nếu cần hạ huyết áp nhiều hơn, nên bổ sung vào phác đồ trị liệu một thuốc hạ huyết áp khác.
  • Ðau thắt ngực: Liều khởi đầu của Atenolol là dùng một viên 50mg mỗi ngày. Tác dụng hoàn toàn của liều này thường được nhận thấy trong vòng một đến hai tuần. Nếu đáp ứng tối ưu chưa đạt được trong vòng một tuần, nên tăng liều thành một viên duy nhất 100mg. Một vài bệnh nhân có thể cần đến liều 200mg mỗi ngày mới đạt được hiệu quả tối ưu.
  • Bệnh nhân suy thận: Do atenolol được đào thải chủ yếu qua thận, nên điều chỉnh liều lượng ở bệnh nhân suy thận nặng. Có sự tích tụ atenolol đáng kể khi độ thanh thải creatinine xuống dưới 35ml/phút/1,73m2 (giá trị bình thường vào khoảng 100-150ml/phút/1,73m2 ).
    Bệnh nhân lọc máu nên được cho liều 50mg sau mỗi lần lọc máu; nên thực hiện trong bệnh viện vì có thể xảy ra tụt huyết áp đáng kể.

Lưu ý, liều  thuốc Atenolol bên trên chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng tình trạng, bệnh lý cụ thể thì sẽ được chỉ định liều dùng khác nhau. Do đó, phải tuân thủ chính xác liều lượng của bác sĩ chỉ định.

Tác dụng phụ thuốc Atenolol 

Atenolol có thể gây nên yếu cơ và ớn lạnh các đầu chiAtenolol có thể gây nên yếu cơ và ớn lạnh các đầu chi

  • Yếu cơ, mệt mỏi, lạnh và ớn lạnh các đầu chi.
  • Chậm nhịp tim, block nhĩ thất độ 2, 3 và giảm huyết áp
  • Tiêu chảy, buồn nôn.
  • Rối loạn giấc ngủ, giảm ham muốn tình dục.
  • Chóng mặt, nhức đầu.
  • Giảm tiểu cầu.
  • Trầm trọng thêm bệnh suy tim, blốc nhĩ – thất, hạ huyết áp tư thế, ngất.
  • Ác mộng, ảo giác, trầm cảm, bệnh tâm thần.
  • Rụng tóc, phát ban da, phản ứng giống như vảy nến và làm trầm trọng thêm bệnh vảy nến, ban xuất huyết.
  • Khô mắt, rối loạn thị giác.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Atenolol 

Dùng rất thận trọng trong các trường hợp sau:

  • Người bị hen phế quản và người có bệnh phổi tắc nghẽn khác.
  • Dùng đồng thời với thuốc gây mê theo đường hô hấp.
  • Ðiều trị kết hợp với digitalis hoặc với các thuốc chống loạn nhịp tim nhóm I, vì có thể gây chậm nhịp tim nặng (tác dụng hiệp đồng trên cơ tim).
  • Người bị chứng tập tễnh cách hồi.
  • Suy thận nặng.

Thời kỳ mang thai

Thuốc chẹn thụ thể beta có thể gây chậm nhịp tim ở thai nhi và trẻ em mới sinh, bởi vậy trong 3 tháng cuối và gần thời kỳ sắp sinh, thuốc chẹn beta chỉ nên sử dụng khi thật cần.

Thời kỳ cho con bú

Atenolol bài tiết vào sữa mẹ với tỷ lệ gấp 1,5 - 6,8 lần so với nồng độ thuốc trong huyết tương người mẹ. Ðã có những thông báo về tác hại của thuốc đối với trẻ em bú mẹ khi người mẹ dùng thuốc, như chậm nhịp tim có ý nghĩa lâm sàng. Trẻ đẻ non, hoặc trẻ suy thận có thể dễ mắc các tác dụng không mong muốn. Bởi vậy, không nên dùng atenolol cho người cho con bú.

Tương tác thuốc Atenolol 

Tương tác thuốc có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Thuốc này có thể tương tác với:

  • Thuốc chống rối loạn nhịp tim amiodarone, digoxin, disopyramide
  • Thuốc điều trị tăng huyết áp clonidine, guanabenz
  • Thuốc ức chế MAO như isocarboxazid, tranylcypromin, phenelzin hoặc selegilin
  • Thuốc điều trị tiểu đường như insulin, glyburide, glipizide, chlorpropamide hoặc metformin
  • Thuốc điều trị bệnh tim mạch như nifedipine, reserpina, verapamil, diltiazem
  • Thuốc điều trị bệnh hen suyễn hoặc các rối loạn hô hấp khác như albuterol, bitolterol, metaproterenol, pirbuterol, terbutaline và theophylline
  • Thuốc cảm, thuốc kích thích hoặc thuốc giảm cân.

Những loại thuốc nhất định không được dùng trong bữa ăn hoặc cùng lúc với những loại thức ăn nhất định vì có thể xảy ra tương tác. Rượu và thuốc lá cũng có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến chuyên gia sức khỏe của bạn về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá.

Tình trạng sức khỏe có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này,đặc biệt là:

  • Nhịp tim chậm
  • Block tim
  • Suy tim
  • U tủy thượng thận (khối u tuyến thượng thận) chưa được điều trị- không nên sử dụng nếu mắc tình trạng này
  • Bệnh tiểu đường
  • Cường giáp
  • Hạ đường huyết (đường trong máu thấp). Thuốc có thể che lấp một số dấu hiệu và triệu chứng của các bệnh này như tim đập nhanh.
  • Bệnh thận – Sử dụng một cách thận trọng. Các tác động có thể tăng lên vì quá trình đào thải thuốc diễn ra chậm hơn.
  • Bệnh phổi (như hen suyễn, viêm phế quản, khí phế thũng). Thuốc có thể gây khó thở nếu mắc tình trạng này.

Bảo quản thuốc Atenolol 

  • Nên bảo quản tránh ẩm và ánh sáng
  • Tồn trữ thuốc ở nhiệt độ 15-30 độ C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Điều trị quá liều:

  • Cần giảm hấp thu thuốc bằng gây nôn, rửa dạ dày hoặc uống than hoạt trong vòng 1 giờ sau khi uống thuốc.
  • Có thể loại bỏ Atenolol bằng thẩm tách máu

Tùy vào các triệu chứng xuất hiện mà xử trí khác nhau:

  • Chậm nhịp tim: Tiêm tĩnh mạch Atropin trong trường hợp có blốc nhĩ thất độ II hoặc III. Có thể dùng isoproterenol nếu không đáp ứng một cách thận trọng.
  •  Suy tim: Dùng digitalis, thuốc lợi tiểu là cần thiết. 
  • Hạ huyết áp: Dùng chất co mạch như dobutamin, dopamin, adrenalin hoặc noradrenalin và liên tục theo dõi huyết áp.
  •  Co thắt phế quản: Dùng isoproterenol hoặc terbutalin; atropin; aminophylin tiêm tĩnh mạch hoặc ipratropim khí dung là cần thiết để kiểm soát tình trạng co thắt khí quản.
  •  Hạ đường huyết: Có thể được truyền tĩnh mạch dung dịch glucose.

Xử trí khi quên liều:

  • Dùng ngay sau khi nhớ ra đã quên liều.
  • Nếu liều đã quên kề với liều kế tiếp. Bỏ qua liều đã quên và dùng theo đúng lịch trình dùng thuốc.
  • Không dùng gấp đôi liều với mục đích bù vào liều đã quên.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!