Thuốc Allopsel - Giảm đau, hạ sốt, chống viêm - Hộp 2 vỉ x 10 viên - Cách dùng

Thuốc Allopsel thường được dùng giảm đau, hạ sốt, chống viêm. Vậy thuốc Allopsel được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng thuốc Allopsel

Thuốc Allopsel có thành phần chính là Allopurinol 300 mg. Các tá dược: lactose, microcrystallin cellulose, crospovidon, povidon K30, natri lauryl sulfat, aerosil, magnesi stearat, natri starch glycolat.

Allopurinol là thành phần chính của thuốc Allopsel có tác dụng làm giảm nồng độ acid uric máu và nước tiểu chủ yếu do ức chế cạnh tranh tổng hợp acid uric. Vì vậy làm giảm tình trạng sỏi thận và cơn đau thận.

Cơ chế tác dụng của Allopurinol: là chất ức chế enzym xanthinoxydase (là enzym có vai trò chuyển hóa các tiền chất hypoxanthin và xanthin thành acid uric) nhờ đó làm giảm nồng độ acid uric máu.

Allopsel là thuốc điều trị tăng acid uric máu và bệnh gout, là một chất ức chế enzym xanthin-oxydase. Allopurinol và chất chuyển hóa oxypurinol làm giảm nồng độ acid uric trong huyết tương và nước tiểu.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá thuốc Allopsel

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Dạng bào chế: Viên nén

Đóng gói: Hộp 2 vỉ x 10 viên

Hàm lượng: Allopurinol 300 mg

Giá thuốc: Giá một hộp Allopsel gồm 2 vỉ x 10 viên là 30.000 nghìn đồng

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Allopsel

Chỉ định 

Bệnh gút mãn tính, tăng acid uric-huyết thứ phát hay do xạ trị hoặc hóa trị các bệnh tăng bạch cầu & ung thư. Bệnh sỏi thận, vẩy nến.

Chống chỉ định 

Dị ứng với Allopurinol. Phụ nữ đang mang thai & cho con bú. Không được kết hợp với xanturic.

Liều lượng và cách sử dụng thuốc Allopsel

Uống thuốc Allopsel sau các bữa ăn. Nên uống thuốc với nhiều nước để thuốc thải trừ được dễ dàng.

Bệnh gout và các chứng tăng acid uric máu: liều khởi đầu tối thiểu ở người lớn là 100 mg. Liều trung bình: 200 - 400 mg/ ngày, chia 2 - 4 lần. Bệnh nặng có thể dùng từ 600 mg cho đến tối đa 800 mg/ 24 giờ.

Chứng tăng acid uric ở bệnh nhân ung thư: liều dùng là 600-800 mg / ngày, chia 3 - 4 lần dùng trong 2 - 3 ngày

Liều cho người bệnh bị vẩy nến: 100 - 400 mg/ ngày, chia 3 - 4 lần.

Trẻ em 6-15 tuổi: 100 mg x 3 lần/ ngày

Liều cho trẻ em dưới 6 tuổi: 50 mg x 3 lần/ ngày hoặc 8mg/kg/ngày chia 3 lần.

Người bệnh lưu ý không được tự ý thay đổi liều dùng thuốc Allopsel 300 khi chưa có ý kiến của bác sĩ, dược sĩ.

Khi dùng cho trẻ em cần đặc biệt tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.

Tác dụng phụ của thuốc Allopsel

Các tác dụng phụ của Thuốc Allopsel 

  • Ít gặp: nôn, buồn nôn, nổi ban.
  • Hiếm gặp: rối loạn chức năng gan, gây viêm gan.
  • Rất hiếm: chóng mặt, viêm miệng, đi ngoài phân đen, tăng huyết áp, chậm nhịp tim, đau nhói ở ngực, giảm thị lực, cườm mắt, nhức đầu, buồn ngủ, suy nhược, tăng lipid máu, dị ứng da như nổi mẩn, ngứa, tróc vảy, nổi ban, xuất tiết, tiểu đường.

Các tai biến dạng dị ứng ở da đã nêu ở trên đây tuy hiếm gặp nhưng lại là biểu hiện nghiêm trọng; vậy nên khi thấy xuất hiện những triệu chứng đó, người bệnh phải ngưng thuốc ngay và không được dùng lại.

Lưu ý khi sử dụng thuốc Allopsel

Thận trọng khi sử dụng thuốc Allopsel 300 cho bệnh nhân suy thận, cần thiết phải điều chỉnh liều dùng cho phù hợp với từng tình trạng.

Thuốc Allopsel 300 có thể gây ra độc tính trên gan như: tăng phosphatase kiềm, transaminase huyết thanh (ALT, AST), tăng urobilinogen niệu, giảm bài tiết sulfobromophthalein. Ngoài ra có thể xảy ra các chứng như gan to có thể hồi phục, tổn thương/hoại tử tế bào gan , vàng da, viêm gan.

Những bệnh nhân có tiền sử bệnh gan nên được chỉ định xét nghiệm chức năng gan trước khi dùng thuốc Allopsel 300, trong suốt quá trình điều trị đặc biệt những tháng đầu.

Ngưng thuốc ngay nếu thấy các dấu hiệu dị ứng da: nổi mẩn, ngứa, nổi ban, tróc vảy, xuất tiết, tiểu đau, tiểu máu hay sưng môi, miệng, chán ăn, giảm cân.

Thuốc Allopsel không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc. Tuy nhiên vẫn nên thận trọng khi sử dụng thuốc trong trường hợp này vì có thể xảy ra tác dụng ngoài mong muốn.

Ngưng thuốc nếu thấy nổi da mẩn, tiểu đau, tiểu ra máu, kích thích mắt hay sưng môi hoặc miệng.

Lưu ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai: sử dụng thuốc Allopsel trong thời kỳ mang thai có thể gây tác dụng xấu (sảy thai, dị tật thai nhi, quái thai...) đến bất kì giai đoạn phát triển nào của thai kỳ, đặc biệt là ba tháng đầu thai kỳ. Bởi vậy, tốt nhất là không nên dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Lưu ý khi sử dụng thuốc cho phụ nữ trong thời kỳ cho con bú: Thuốc có thể bài tiết qua sữa mẹ vậy nên hạn chế dùng thuốc trong thời kỳ cho con bú.

Tương tác thuốc Allopsel

Tương tác thuốc có thể gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của các dược chất trong trong thuốc hoặc tăng nguy cơ mắc phải tác dụng phụ. Một số thuốc có thể gây tương tác với Allopsel gồm có:

  • Ampicilin hay AmoxicilinL: tăng nguy cơ nổi mẫn trên da.
  • Azathioprin và 6-mercaptopurin|: Hoạt tính trong thuốc trên tương đối dài, do đó cần giảm 3/4 liều dùng nếu đang dùng Allopsel.
  • Probenecid và Salicylat: Thuốc có thể làm tăng thải trừ oxypurinol, từ đó làm giảm hiệu quả của Allopsel.
  • Clorpropamid: Thuốc có thể cạnh tranh với Allopurinol ở ống thận, gây hạ đường huyết kéo dài.
  • Vidarabin
  • Theophylin
  • Ciclosporin
  • Didanosin
  • Warfarin (thuốc chống đông máu).

Trước khi dùng Allopsel điều trị bệnh, bạn nên thông báo với chuyên gia những loại thuốc đang sử dụng, bao gồm thuốc không kê đơn, thuốc kê đơn, thuốc thảo dược, vitamin…. Trong trường hợp có tương tác thuốc xảy ra, chuyên gia sẽ hướng dẫn bạn cách điều chỉnh thời gian dùng thuốc hoặc thay đổi thuốc khác phù hợp.

Bảo quản thuốc Allopsel

Bảo quản thuốc ở nhiệt độ 30 độ C, ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm, ngăn đá tủ lạnh hay nơi có ánh sáng trực tiếp. Đặt thuốc tránh xa tầm tay trẻ em và động vật nuôi trong nhà.

Không dùng thuốc có dấu hiệu ẩm, mốc, biến chất hoặc thuốc đã hết hạn sử dụng. Tham khảo ý kiến chuyên gia để có cách xử lý phù hợp.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Thiếu liều thường xuyên có thể làm ảnh hưởng đến độ công hiệu của thuốc trị bệnh. Trong trường hợp quên liều, nên uống ngay sau khi nhớ ra. Tuy vậy, nếu thời gian giãn cách giữa hai liều (liều bỏ lỡ và liều kế hoạt) tương đối gần nhau, hãy bỏ qua và dùng thuốc đúng như lịch trình.

Quá liều có thể gây những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Trong trường hợp quá liều gây xuất hiện biểu hiện: chóng mặt, buồn nôn, tiêu chảy, cần điều trị triệu chứng và bù nước để đẩy nhanh quá trình thải allopurinol. Một số trường hợp nghiêm trọng có thể cần đến lọc máu.

Trên đây là một số thông tin về thuốc Allopsel. Người bệnh nên tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của chuyên gia trước khi dùng. Nếu như phát hiện cơ thể xuất hiện bất kỳ triệu chứng bất thường, cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ/ dược sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và tìm cách khắc phục.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!