Thực phẩm bổ sung Calci Corbiere 10ml - Điều trị, bổ sung calci và vitamin - Cách dùng

Thực phẩm bổ sung Calci Corbiere 10ml thường được dùng để điều trị, bổ sung calci và vitamin phổ biến nhất hiện nay. Vậy thực phẩm bổ sung Calci Corbiere được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần của Calci Corbiere

Calci Corbiere có thành phần chính là Vitamin C, Vitamin PP, Calcium glucoheptonat.

Vitamin C tham gia vào nhiều quá trình chuyển hoá của cơ thể

  • Tham gia tạo colagen và một số thành phần khác tạo nên mô liên kết ở xương, răng, mạch máu. Đo đó thiếu vitamin C thành mạch máu không bền, gây chảy máu chân răng hoặc màng xương, sưng nướu răng, răng dễ rụng...
  • Tham gia các quá trình chuyển hoá của cơ thể như chuyển hoá lipid, glucid, protid.
  • Tham gia quá trình tổng hợp một số chất như các catecholamin, hormon vỏ thượng thận.
  • Xúc tác cho quá trình chuyển Fe+++ thành Fe++ nên giúp hấp thu sắt ở tá tràng (vì chỉ có Fe++ mới được hấp thu). Vì vậy nếu thiếu vitamin C sẽ gây ra thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tăng tạo interferon, làm giảm nhạy cảm của cơ thể với histamin, chống stress nên giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể.
  • Chống oxy hoá bằng cách trung hoà các gốc tự do sản sinh ra từ các phản ứng chuyển hoá, nhờ đó bảo vệ được tính toàn vẹn của màng tế bào(kết hợp với vitamin A và vitamin E).

Vitamin tan trong nước

Vitamin PP là vitamin nhóm B, có nhiều trong gan, thận, thịt cá, ngũ cốc, mem bia và các loại rau xanh. Trong cơ thể, vi sinh vật ruột tổng hợp được một lượng nhỏ vitamin PP.

Vitamin PP là thành phần của 2 coenzym quan trọng là NAD và NADP. Các coenzym này tham gia vận chuyển hydro và điện tử trong các pảhn ứng oxy hoá khử. Do đó có vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hoá cholesterol, acid béo và tạo năng lượng ATP cung cấp cho chuỗi hô hấp tế bào. Khi dùng liều cao niacin có tác dụng làm giảm LDL và tăng HDL, gây giãn mạch ngoại vi.
Thiếu vitamin PP sẽ gây ra các triệu chứng như chán ăn, suy nhược dễ bị kích thích, viêm lưỡi, viêm miệng, viêm da đặc biệt là viêm da vùng hở như mặt, chân, tay. Khi thiếu nặng sẽ gây ra triệu chứng điển hình là viêm da, tiêu chảy và rối loạn thần kinh, tâm thần.

Calci là một ion ngoài tế bào quan trọng, hóa trị 2. Người lớn bình thường có khoảng 1.300 g Calci (nam) hoặc 1.000 g Calci (nữ), mà 99% ở xương dưới dạng giống Hydroxyapatit, số còn lại có mặt trong dịch ngoại bào, và một số rất nhỏ trong tế bào. 

Trong huyết tương người, nồng độ Calci vào khoảng 8,5 mg đến 10,4 mg/decilit (2,1 - 2,6 mmol) trong đó khoảng 45% gắn với protein huyết tương, chủ yếu là Albumin và khoảng 10% phức hợp với các chất đệm Anionic (như Citrat và Phosphat). 

Phần còn lại là Calci ion hóa (Ca2+ ). Ca2+ rất cần thiết cho nhiều quá trình sinh học: Kích thích Neuron thần kinh, giải phóng chất dẫn truyền thần kinh, co cơ, bảo toàn màng và làm đông máu. Ca2+ còn giúp chức năng truyền tin thứ cấp cho hoạt động của nhiều Hormon.

Trên hệ tim mạch: Ion calci rất cần thiết cho kích thích và co bóp cơ tim cũng như cho sự dẫn truyền xung điện trên một số vùng của cơ tim đặc biệt qua nút nhĩ thất. 

Trên hệ thần kinh cơ: Ion calci đóng vai trò quan trọng trong kích thích và co bóp cơ. 

Calci cũng là thành phần chính của xương và là thành phần cần thiết cho sự vôi hoá xương mới thành lập. Lượng Calci tiêu thụ ở trẻ em đang lớn, người mang thai hay cho con bú cần được tăng cường. 

Acid ascorbic quan trọng cho việc tổng hợp Collagen và các thành phần liên bào như mô liên kết, mô tiền cốt, ngà răng. Đây là một chất khử mạnh. Acid ascorbic bảo vệ men Folic acid Reductase là men biến đổi Acid folic thành Acid folinic đồng thời cũng tham gia vào việc giải phóng Acid folic tự do khỏi thức ăn và thúc đẩy sự hấp thu sắt. Thiếu Acid ascorbic thường xảy ra ở trẻ em, người nghiện rượu hoặc người già.

Trong cơ thể, Nicotinamid thực hiện chức năng sau khi chuyển thành hoặc Nicotinamid adenin dinucleotide (NAD) hoặc Nicotinamid adenin dinuclotide phosphat ( NADP). NAD và NADP có vai trò sống còn trong chuyển hóa, như một Coenzym xúc tác phản ứng Oxy hóa-khử cần thiết cho hô hấp tế bào, phân giải Glycogen, và chuyển hóa Lipid. Trong các phản ứng đó các Coenzym này có tác dụng như những phân tử vận chuyển Hydro.

Giá thuốc và hàm lượng Calci Corbiere 10ml

Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch ống với 10 ml.

Mỗi ống 10 ml chứa:

  • Calcium glucoheptonate: 1,100g;
  • Acid Ascobic: 0,100g;
  • Nicotinamide: 0,050g;
  • Tá dược vừa đủ: Natri hydroxyd, Acid hypophosphorus, cồn thuốc chanh tươi, succrose, nước tinh khiết.

Giá thuốc Calci Corbiere 10ml: 145.000 VNĐ / hộp 3 vỉ gài x 10 ống/ 10ml.

Ngoài ra, thuốc còn được bào chế ở hàm lượng 5ml

Chỉ định và chống chỉ định thuốc Calci Corbiere 10ml

Thuốc Calci Corbiere thường dùng để điểu trị bệnh còi xương ở trẻ nhỏThuốc Calci Corbiere thường dùng để điểu trị bệnh còi xương ở trẻ nhỏ

Thuốc Calci Corbiere 10ml được chỉ định dùng để điều trị:

  • Tình trạng thiếu Calci như: Chứng còi xương, bổ sung Calci khi chế độ ăn hằng ngày có thể không đầy đủ.
  • Các trường hợp có nhu cầu Calci cao như trẻ em đang lớn, phụ nữ mang thai và cho con bú, giai đoạn hồi phục vận động khi bị gãy xương sau thời gian bất động kéo dài.
  • Bổ sung Calci trong hỗ trợ điều trị loãng xương do nhiều nguyên nhân khác nhau, mất Calci xương ở người lớn tuổi, phòng ngừa tình trạng giảm sự khoáng hóa xương ở giai đoạn tiền và hậu mãn kinh, dùng Corticosteroid.

Calci Corbiere 10ml bị chống chỉ định trong những trường hợp sau:

  • Mẫn cảm với các thành phần của thuốc.
  • Tăng calci máu (như trong cường tuyến cận giáp), tăng calci niệu.
  • U ác tính phá hủy xương.
  • Bất động lâu ngày gây tăng calci máu hoặc tăng calci niệu: chỉ được dùng trong giai đoạn phục hồi vận động.
  • Sử dụng quá liều vitamin D, galactose máu, suy tim và suy thận.
  • Đang dùng thuốc digitalis hay adrenalin.
  • Calci Corbière có chứa vitamin PP, không sử dụng cho người có bệnh gan nặng, loét dạ dày tiến triển, xuất huyết động mạch và hạ huyết áp nặng.

Liều lượng và cách sử dụng Calci Corbiere 10ml

Cách dùng

Dùng để uống; bằng cách bẻ 1 đầu của ống, đảo ống và giữ ống thẳng đứng trên ly và bẻ đầu nhọn còn lại của ống để thuốc có thể chảy vào ly. Vứt bỏ ống sau khi sử dụng.

Liều dùng

  • Trẻ em: 1 ống mỗi ngày, uống vào buổi sáng.
  • Người lớn: 1 - 2 ống mỗi ngày, uống vào buổi sáng và buổi trưa.

Tác dụng phụ Calci Corbiere 10ml

Calci Corbiere có thể gây rối loạn tiêu hóaCalci Corbiere có thể gây rối loạn tiêu hóa

  • Có thể xảy ra rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn,…), đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da.
  • Tác dụng không mong muốn của Vitamin C:
  • Thường gặp: Xảy ra > 1/100
  • Tăng Oxalat niệu.
  • Ít gặp, 1/1000 < tác dụng phụ không mong muốn < 1/100
  • Máu: Thiếu máu tán huyết.
  • Tim mạch: Đỏ bừng mặt, suy tim.
  • Thần kinh trung ương: Chóng mặt, nhức đầu, mệt mỏi.
  • Dạ dày - ruột: Buồn nôn, nôn, ợ nóng, tiêu chảy.
  • Liều nhỏ Nicotinamide thường không gây độc.

Thông báo cho bác sĩ những trường hợp không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý khi sử dụng Calci Corbiere 10ml

  • Đối với bệnh nhân có calci niệu tăng nhẹ (> 300 mg hoặc 7,5 mmol/24 giờ) và tổn thương chức năng thận mức độ nhẹ hoặc vừa, hoặc với tiền sử sỏi đường tiết niệu, cần theo dõi lượng calci bài tiết trong nước tiểu. Nếu cần thiết, giảm liều calci hoặc ngưng điều trị. Uống nhiều nước cần được khuyến cáo đối với bệnh nhân dễ bị sỏi đường tiết niệu. Thuốc có chứa 50 mg vitamin C (ống 5 ml) và 100mg (ống 10 ml), không gây hại khi dùng với liều lượng hướng dẫn hàng ngày.
  • Cần thận trọng đối với bệnh nhân có tiền sử loét dạ dày, bệnh túi mật, tiền sử có vàng da hoặc bệnh gan, bệnh gút, viêm khớp do gút.
  • Sử dụng thận trong ở những bệnh nhân ung thư, thiếu hụt men glucose-6-phosphat dehydrogenase (G6PD), thiếu máu, sỏi thận hoặc bệnh hồng cầu hình liềm, hoặc sau khi nâng mạch vành. Sử dụng thận trọng ở bệnh nhân dùng thuốc kháng sinh, chất chống ung thư, thuốc điều trị HIV, barbiturat, estrogen, fluphenazin hoặc bổ sung sắt.
  • Cần cảnh báo các bệnh nhân tiểu đường về lượng đường chứa trong Calcium corbiere (2,5 g đường/ống uống 5 ml và 5 g đường/ống uống 10 ml).

Tác động trên người lái xe và vận hành máy móc

Đến nay chưa có vấn đề gì liên quan đến chống chỉ định hoặc thận trọng được ghi nhận trên người lái xe và vận hành máy móc.

Thời kỳ mang thai

  • Không gây hại khi dùng liều theo nhu cầu thông thường hàng ngày. Tuy nhiên người mang thai nên được cung cấp Calci theo chế độ ăn uống đầy đủ. Dùng quá nhiều loại Vitamin và Calci cùng các chất khoáng có thể gây hại cho mẹ hoặc thai nhi. 
  • Vitamin C và Nicotinamide với liều bổ sung khẩu phần ăn cho người mang thai không gây tác hại cho người mẹ và bào thai.

Thời kỳ cho con bú

Không gây hại khi dùng liều theo chỉ định hàng ngày.

Tương tác thuốc Calci Corbiere 10ml

Sản phẩm này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ.

  • Calci làm giảm hấp thu một số thuốc khác như fluoroquinolon, tetracycline do đó Calcium Corbiere nên được uống cách xa các thuốc này khoảng 3 giờ.
  • Corticosteroid làm giảm hấp thu calci.
  • Calcium Corbiere làm giảm đáp ứng của verapamil và các thuốc chẹn kênh calci khác
  • Kết hợp thuốc lợi tiểu thiazid với calci sẽ làm tăng calci máu

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc.

Bảo quản thuốc Calci Corbiere 10ml

Để nơi mát, tránh ánh sáng, nhiệt độ dưới 30⁰C. 

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Cung cấp Calci hơn liều khuyến cáo dùng hằng ngày có thể gây ra tăng Calci máu, tăng calci niệu, tăng Phosphat máu.

Có thể xảy xa các triệu chứng tăng calci máu sau: Rối loạn tiêu hóa (táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, biếng ăn, đau bụng), đỏ bừng mặt và cổ, ngứa, cảm giác rát bỏng, buốt hoặc đau nhói ở da, yếu cơ.

Trong trường hợp dùng thuốc quá liều, ngưng dùng thuốc ngay và hỏi ý kiến bác sĩ.

Điều trị theo nguyên nhân gây tăng Calci máu, bù nước, ngừng thuốc cho đến khi Calci máu trở lại mức bình thường và sau đó được điều trị tiếp tục với liều thấp hơn liều gây tăng Calci máu.

Bệnh nhân với cường tuyến cận giáp hay tăng Calci máu nhẹ với nguyên nhân có thể điều trị được và thường không có biến chứng.

Bệnh nhân với tăng Calci máu nặng (> 2,9 mmol/lít tương đương 12 mg/100 ml huyết tương) có triệu chứng và yêu cầu nhập viện, cần các điều trị sau:

  • Calcitonin.
  • Thẩm tách máu.
  • Lợi tiểu như Furosemid.
  • Thuốc ngăn chặn hủy xương và hấp thụ bởi cơ thể như Pamidronat hay Etidronat (Biphosphonat).
  • Truyền dịch tĩnh mạch.
  • Glucocorticoid (steroid).

Làm gì nếu quên 1 liều?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!