Rối loạn mỡ máu và các chỉ số xét nghiệm cần biết

Rối loạn mỡ máu là tình trạng tăng cholesterol trọng lượng phân tử thấp (LDC-C) và/hoặc lượng chất béo trung tính (triglyceride) trong huyết tương cao hơn mức bình thường, có nguy cơ gây ra các vấn đề về bệnh tim mạch.

Video Rối loạn mỡ máu, cách phòng và điều trị

Rối loạn mỡ máu còn được gọi với những tên khác như: mỡ máu cao, máu nhiễm mỡ hay tăng cholesterol máu, tăng triglyceride máu, tăng mỡ máu hỗn hợp.

Có 2 thành phần chính của mỡ máu là: Cholesterol (chiếm 60-70%) và chất béo trung tính (triglyceride). Sự gia tăng một hoặc cả hai thành phần này đều gây ra những biến động về chỉ số sinh hóa máu và gây ra những vấn đề sức khỏe về mặt lâu dài. Để hiểu về bệnh rối loạn mỡ máu, bạn cần tìm hiểu những thông tin về từng thành phần này.

Cholesterol máu

Các loại cholesterol trong máu. Nguồn: Sức khỏe đời sốngCác loại cholesterol trong máu. Nguồn: Sức khỏe đời sống Cholesterol là hợp chất vô cùng quan trọng trong cơ thể. Đây là thành phần cấu tạo nên màng tế bào, do đó tham gia vào nhiều hoạt động trao đổi chất của cơ thể qua lớp màng lipid này. Ngoài ra, cholesterol là nguyên liệu tạo nên một số nội tiết tố trong cơ thể, tạo ra vitamin D, một chất thiết yếu tạo nên hệ xương chắc khỏe, và cũng là thành phần chính của muối mật- dưỡng chất tham gia vào quá trình tiêu hóa chất béo của hệ đường ruột. Tuy nhiên, dư thừa cholesterol trong máu lai gây hại cho mạch máu và các tình trạng sức khỏe khác.

Cholesterol là chất không hòa tan trong huyết tương, cần có các lipoprotein để được vận chuyển trong máu dưới dạng hòa tan. Do đó, cholesterol gồm có 2 dạng: LDL-C (cholesterol trong lượng phân tử thấp) và HDL-C(cholesterol trọng lượng phân tử cao). HDL-C có vai trò loại bỏ LDC-C thừa ra khỏi máu, giúp thành mạch máu mềm mại, được gọi là cholesterol “tốt”.  LDL-C tăng cao trong máu có nguy cơ gây xơ vữa thành mạch, gây hẹp lòng mạch, giảm tưới máu cho mô và cơ quan, nguy cơ gây ra các cục huyết khối và mảng xơ vữa, gây đột quỵ, bệnh mạch vành, thiếu máu cơ tim, huyết khối nguy hiểm,…do đó còn được gọi là cholesterol “xấu”. Vì lý do đó, bác sĩ khuyên bạn nên kiểm soát lượng LDL-C 

Chất béo trung tính (triglycerid)

Mỡ máu trung tính (triglyceride) là dạng axit béo hay calo dư thừa được cơ thể tích trữ trong tế bào mỡ. Các chất béo từ thức ăn mà bạn ăn vào qua hệ tiêu hóa sẽ hấp thu vào cơ thể dưới dạng axit béo, qua gan được chuyển hóa thành cholesterol, và nếu dư thừa sẽ lưu trữ dưới dạng triglyceride. Chất béo trung tính kết hợp với apoprotein và được vận chuyển khỏi gan vào trong máu. Một số chất béo loại này sẽ cần thiết cho chức năng của tế bào, nhưng quá nhiều thì không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, bác sĩ đưa ra lời khuyên nê kiểm soát triglyceride trong máu. 

Các chỉ số mỡ máu trên xét nghiệm

Mỡ máu tăng cao gây huyết tương có màu trắng đục. Nguồn: LivesciencesMỡ máu tăng cao gây huyết tương có màu trắng đục. Nguồn: Livesciences

Tăng mỡ máu thường diễn ra âm thầm, không có triệu chứng trong một thời gian dài, nhưng có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở tuổi trung niên và người cao tuổi. Việc chẩn đoán thường dựa vào xét nghiệm máu thường quy. 

Một người được chẩn đoán có tình trạng rối loạn mỡ máu khi có biến đổi các thành phần mỡ máu như sau:

  • Cholesterol máu toàn phần > 6.2 mmol/L
  • LDL-cholesterol > 4.1 mmol/L
  • Triglycerid máu > 2.26 mmol/L
  • HDL-cholesterol < 1mmol/L

Người bệnh có thể tăng một trong 2 thành phần: LDC-C hoặc triglyceride, hoặc tăng cả 2 (tăng mỡ máu hỗn hợp).

Các chuyên gia khuyến cáo nên khám sức khỏe định kỳ 2 lần mỗi năm, trong đó bao gồm xét nghiệm các thành phần mỡ máu. Trước khi lấu mẫu xét nghiệm, cần nhịn ăn trước đó 8-12h.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!