Video vì sao trẻ bị mồ hôi trộm
Đã có nghiên cứu thực hiện với 6381 trẻ từ 7 – 11 tuổi năm 2012 cho thấy tỉ lệ gần 12% trẻ ra gặp tình trạng này hàng tuần.
Việc đổ mồ hôi trộm ở trẻ có thể diễn ra thường xuyên và ở mọi lứa tuổi mà nguyên nhân và cách xử trí sẽ được đề cập trong bài viết này.
Triệu chứng mồ hôi trộm ở trẻ em
Trẻ em có thể không đổ mồ hôi nhiều vào ban ngày, nhưng khi chúng ngủ say, có thể xuất hiện:
Ra mồ hôi cục bộ: Mồ hôi ra rất nhiều ở một vùng cơ thể. Chỉ ở vùng da đầu hoặc toàn bộ vùng da phần đầu, mặt, cổ; gối kê đầu của trẻ ướt đẫm mồ hôi trong khi giường ngủ khô ráo. Ở trẻ lớn hơn mồ hôi trộm có thể ở nách.
Ra mồ hôi toàn thân: Mồ hôi ra nhiều trên toàn cơ thể. Chăn, ga, gối, và cả quần áo của bé bị ẩm ướt.
Cùng với ra mồ hôi, trẻ còn có thể xuất hiện:
- Đỏ bừng mặt hoặc toàn thân
- Tay hoặc toàn thân ấm nóng
- Rùng mình hoặc sởn da gà (do mồ hôi ướt đẫm)
- Quấy khóc giữa đêm vì ẩm ướt
- Buồn ngủ vào ban ngày (do giấc ngủ đêm không sâu)
Nguyên nhân ra mồ hôi trộm ở trẻ em
Ra mồ hôi trộm về đêm có thể chia làm 2 nguyên nhân: do sinh lý và môi trường hoặc do bệnh lý
Do phòng quá ấm
Mồ hôi trộm diễn ra ở nhiều lứa tuổi và hay gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ đang tập đi. Nguyên nhân là do các bậc phụ huynh đắp nhiều chăn cho trẻ trong lúc ngủ hoặc để nhiệt độ phòng quá ấm. Các bé không thể tự bỏ bớt chăn hay quần áo khi chúng cảm thấy nóng. Lời khuyên là dối với trẻ dưới 1 tuổi, phụ huynh không nên để thêm bất kỳ chăn, gối hay các vật dụng khác trong cũi cùng với bé.
Sinh lý
Đôi khi, đổ mồ hôi nhiều trong lúc ngủ ở trẻ em diễn ra mà không có bất kỳ lý do nào. Trẻ ở lứa tuổi tập đi và trẻ nhỏ có mật độ tuyến mồ hôi lớn hơn so với người lớn (do diện tích da bé hơn nhiều), trong khi đó, cơ chế tự điều hòa thân nhiệt vẫn chưa được hoàn thiện, điều này cũng dẫn đến việc đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm mà không do bất cứ nguyên nhân khách quan nào khác.
Do di truyền
Ở những người có tuyến mồ hôi hoạt động mạnh thì con của họ có thể thừa hưởng đặc tính di truyền này, gây nên tình trạng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
Cảm lạnh
Ra mồ hôi trộm có thể là một biểu hiện của trẻ bị cảm lạnh – là bệnh truyền nhiễm thường do virus gây nên. Trẻ dưới 6 tuổi hay bị nhất, các triệu chứng thường kéo dài hơn một tuần.
Trẻ có thể có các triệu chứng khác như:
Các vấn đề về mũi, họng, phổi:
Mồ hôi trộm ở trẻ em có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe thông thường khác. Nhất là các vấn đề ở hệ thống hô hấp như mũi, họng, phổi.
Không nhất thiết mọi vấn đề về sức khỏe ở trẻ sẽ dẫn đến mồ hôi trộm, nhưng các nghiên cứu y học cho thấy rằng mồ hôi trộm có nhiều khả năng liên quan đến các vấn đề sức khỏe đáng lo ngại, ví dụ như:
- Dị ứng
- Hen suyễn
- Chảy mũi do dị ứng
- Phản ứng dị ứng da như eczema
- Ngừng thở khi ngủ
- Viêm amidan
- Tăng động
- Dễ tức giận, nóng nảy
Thay đổi về hormone
Thay đổi về hormon, đặc biệt là khi dậy thì (thường bắt đầu ở 8 tuổi với bé gái hoặc 9 tuổi ở bé trai) có thể làm tăng tiết mồ hôi trên toàn cơ thể, đặc biệt vào ban đêm. Tình trạng này cũng đi kèm với sự xuất hiện của mùi mồ hôi hoặc mùi cơ thể.
Viêm phổi quá mẫn
Đây là tình trạng nghiêm trọng nhưng hiếm gặp.
Viêm phổi quá mẫn (HP) là một loại viêm phổi tương tự như dị ứng xảy ra do hít phải bụi hoặc nấm mốc.
Cả người lớn và trẻ em đều có thể bị viêm phổi quá mẫn. HP có thể trông giống như viêm phổi hay nhiễm trùng lồng ngực, nhưng về bản chất nó không phải là một dạng nhiễm trùng và tình trạng bệnh không được cải thiện khi sử dụng kháng sinh.
HP có thể bắt đầu 2- 9 giờ sau khi hít phải bụi hoặc nấm mốc. Các triệu chứng thường sẽ tự biến mất sau 1-3 ngày, với điều kiện là loại bỏ được dị nguyên. HP gặp phổ biến ở những trẻ có bệnh hen suyễn và các bệnh dị ứng khác.
Cùng với ra mồ hôi trộm, trẻ có thể có các triệu chứng khác như:
Ung thư ở trẻ em
Đây là tình trạng hiếm gặp nhất. Và nếu trẻ chỉ có biểu hiện ra mồ hôi trộm thì có thể chắc chắn rằng chúng không bị ung thư. U lympho và các loại ung thư khác là một loại nguyên nhân rất rất hiếm gặp của ra mồ hôi trộm.
Các triệu chứng khác có thể kèm theo như:
Điều trị ra mồ hôi trộm ở trẻ
Mồ hôi trộm không cần điều trị vì tình trạng này là điều bình thường ở hầu hết trẻ em, đặc biệt là ở bé trai. Khi trẻ bị cảm lạnh hay cúm… và kèm ra nhiều mồ hôi vào ban đêm thì hiện tượng này sẽ hết khi bé khỏi bệnh. Bố mẹ cũng nên mặc cho trẻ những bộ đồ ngủ mát, nhẹ, thoáng khí; không nên để nhiệt độ phòng quá nóng cũng như không để nhiều đồ vật xung quanh bé trong lúc ngủ.
Khi nào cần đưa trẻ đi khám:
Cần cho trẻ đi khám nếu trẻ có các triệu chứng kèm theo như:
- Ngủ ngáy
- Âm thở bất thường
- Thở bằng miệng
- Thở khò khè
- Chướng bụng khi thở
- Hụt hơi
- Đau tai
- Cứng cổ
- Đầu mềm
- Chán ăn
- Sụt cân
- Nôn nhiều
- Tiêu chảy
Tổng kết
Mồ hôi trộm ở trẻ có thể do nhiều nguyên nhân gây ra hoặc không vì bất kỳ lý do gì, đặc biệt là ở bé trai. Trong hầu hết các trường hợp, trẻ em không cần can thiệp y tế để điều trị ra mồ hôi trộm.
Tuy nhiên, nếu nghi ngờ trẻ có vấn đề về sức khỏe , các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến các cơ sở y tế để khám và điều trị.
Xem thêm: