Ngủ quá nhiều khi mang thai là tốt hay xấu?

Bạn đang mang thai và cảm thấy kiệt sức? Cũng dễ hiểu thôi vì mang thai là một công việc hết sức khó khăn! Tuy nhiên, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi đến mức cần phải ngủ mọi lúc thì lại là câu chuyện khác.

Bạn biết bác sĩ khuyên cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, nhưng đầy đủ là bao lâu? Bạn có ngủ quá nhiều không? Rất có thể bạn có một số câu hỏi liên quan đến thời lượng ngủ thích hợp khi mang thai.

Video Nghén ngủ là bầu con trai hay gái?

Bạn có nên lo lắng về việc ngủ quá nhiều khi mang thai? Bạn nên làm gì nếu bạn cảm thấy không được nghỉ ngơi tốt? Đừng lo lắng, hãy tiếp tục đọc tiếp và chúng tôi sẽ giúp bạn trả lời các câu hỏi liên quan đến giấc ngủ khi mang thai!

Ngủ quá nhiều khi mang thai là như thế nào?

Ngủ quá nhiều một phần là do khách quan, ngoài ra còn cũng phụ thuộc vào nhu cầu và thói quen ngủ bình thường của bạn.

Theo tổ chức chăm sóc giấc ngủ Mỹ (National Sleep Foundation), thời lượng ngủ cần thiết để có sức khỏe tốt thay đổi tùy theo độ tuổi. Phụ nữ đang mang thai được khuyến cáo ngủ đủ từ 7-9 giờ mỗi ngày (di truyền và chất lượng giấc ngủ có thể ảnh hưởng đến những con số này, nhưng đây là kết quả chung nhất trả lời cho câu hỏi: ngủ bao nhiêu là đủ)

Nếu thấy mình thường xuyên ngủ từ 9 đến 10 tiếng liên tục và giấc ngủ có chất lượng tốt, đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang ngủ quá nhiều. Tuy nhiên, nếu thức nhiều lần trong đêm hoặc bị rối loạn giấc ngủ, bạn có thể cần dành nhiều thời gian nghỉ ngơi trên giường hơn bình thường.

Tại sao giấc ngủ lại quan trọng đến vậy?

Khoa học đã chứng minh rằng giấc ngủ cần thiết cho tất cả các loại chức năng quan trọng của cơ thể, cũng như phục hồi năng lượng và cho phép não bộ xử lý thông tin mới mà nó đã tiếp nhận trong lúc thức.

Nếu không ngủ đủ giấc, bạn không thể suy nghĩ rõ ràng, phản ứng nhanh, tập trung và kiểm soát cảm xúc. Thiếu ngủ kinh niên thậm chí có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Điều gì khiến bạn cảm thấy rất buồn ngủ khi mang thai?

Bạn thường cảm thấy mệt mỏi hơn bình thường trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối của thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu tiên, lượng máu và nồng độ progesterone tăng lên, khiến bạn cảm thấy khá buồn ngủ. Trong khi đó ở 3 tháng cuối thai kỳ, việc mang thêm cân nặng của em bé và cảm xúc lo lắng về việc sắp chuyển dạ có thể khiến bạn khao khát được dành thêm thời gian trên giường ngủ.

Ngoài những thay đổi về hormone và sinh lý, bạn có thể không có được giấc ngủ chất lượng. Những khó chịu liên quan đến mang thai, cũng như mức độ căng thẳng và lo lắng tăng lên cũng có thể dẫn đến việc trằn trọc suốt đêm. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn trong ngày hoặc thèm ngủ trưa.

Ngủ quá nhiều trong thai kỳ có gây hại không?

Ngủ quá nhiều khi mang thai ( nguồn: https://intermountainhealthcare.org/)Ngủ quá nhiều khi mang thai ( nguồn: https://intermountainhealthcare.org/)

Một nghiên cứu đã lập luận rằng có thể không tốt nếu ngủ quá nhiều trong 3 tháng cuối thai kỳ. Trong nghiên cứu này, những phụ nữ ngủ hơn 9 giờ liên tục mà không bị làm phiền và thường xuyên ngủ ngon giấc trong tháng cuối của thai kỳ có nguy cơ thai chết lưu cao hơn. 

Dù trước đó đã có đặt báo thức trước vài giờ để đánh thức những người tham gia nghiên cứu, tuy nhiên cần chú ý là nghiên cứu này đã gây tranh cãi bởi các nhà khoa học cảm thấy rằng những đêm dài hơn, không trằn trọc là kết quả của việc giảm chuyển động của thai nhi chứ không phải là do thai chết lưu.

Mặc dù có thể bạn không muốn ngủ quên, nhưng bạn nên dành ít nhất 8 giờ trên giường, vì có một số lợi ích tiềm năng mà ngủ đủ giấc trong giai đoạn cuối của thai kỳ mang lại.

Ngủ khi mang thai có mang lại lợi ích gì không?

Một nghiên cứu cũ hơn phát hiện ra rằng những phụ nữ ngủ đêm ít hơn 6 giờ vào cuối thai kỳ có thời gian chuyển dạ lâu hơn và có nguy cơ sinh mổ cao gấp 4,5 lần. Con số này ở những phụ nữ bị gián đoạn giấc ngủ nghiêm trọng có thể lên đến 5,2 lần. 

Ngoài ra, nghiên cứu trên động vật cho thấy ngủ không đủ giấc trong thai kỳ có thể ảnh hưởng lâu dài đến con cái. Vì vậy, nếu thức dậy nhiều lần vào nửa đêm, bạn có thể muốn dành thêm một chút thời gian vào buổi tối hoặc buổi sáng ở trên giường!

Ngoài việc ngủ đủ giấc, một điều quan trọng nữa là chất lượng giấc ngủ mà bạn đang nhận được. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng rối loạn nhịp thở khi ngủ phát triển trong thai kỳ có thể liên quan đến việc tăng nguy cơ bị tiền sản giật.

Cuối cùng, chứng ngủ ngáy (thường gặp ở phụ nữ mang thai hơn phụ nữ không mang thai) có liên quan đến chứng tiền sản giật và đái tháo đường thai kỳ.

Vậy điều gì nào có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ khi mang thai hoặc gây ra tình trạng ngủ quá nhiều?

Có nhiều lý do khiến giấc ngủ của bạn có thể khác khi mang thai. Một số nguyên nhân tiềm ẩn như là:

  • Thay đổi hormone : Trong 3 tháng đầu thai kỳ, huyết áp và lượng đường trong máu giảm xuống, có khả năng dẫn đến cảm giác mệt mỏi. Tăng nồng độ progesterone trong giai đoạn này cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn muốn ngủ nhiều hơn.
  • Hội chứng chân không yên: Nhiều phụ nữ mang thai trải qua một số đêm khó chịu do phải vận động chân, nguyên nhân đến từ việc nồng độ estrogen tăng cao hoặc thiếu axit folic và sắt.
  • Bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) : Có một vòng cơ thắt ở đáy thực quản mở ra để đưa thức ăn vào dạ dày. Ở phụ nữ bị GERD, vòng này sẽ lỏng lẻo và cho phép thức ăn và chất lỏng trào ngược vào cổ họng. Mang thai có thể dẫn đến GERD, nguyên nhân là vì áp lực tăng lên vùng dạ dày làm cản trở sự đóng lại bình thường của vòng.
  • Mất ngủ : Đặc biệt là trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối, bạn có thể thấy mình dành nhiều thời gian trên giường nhưng lại không có được giấc ngủ ngon. Lý do có thể đến từ việc bị đau nhức khi mang thai hoặc căng thẳng và lo lắng gia tăng xung quanh việc sinh nở, chăm sóc một đứa trẻ.
  • Ngưng thở khi ngủ : Trao đổi với bác sĩ ngay lập tức nếu việc hô hấp của bạn bị hạn chế trong khi ngủ.Đánh giá đã phát hiện ra rằng một số phụ nữ xuất hiện chứng ngưng thở khi ngủ trong thời gian mang thai, có thể là do những thay đổi về hormone và sinh lý. Mặc dù tình trạng này có thể hết sau khi mang thai, nhưng nó có thể liên quan đến một loạt các vấn đề sức khỏe khác, vì vậy vẫn cần chú ý đến tình trạng này!
  • Đi tiểu thường xuyên : Vào 3 tháng cuối thai kỳ có thể xuất hiện tình trạng thức dậy nhiều lần trong đêm để đi vệ sinh vì chính em bé đang lớn đã tạo thêm áp lực cho bàng quang. Bạn có thể cố gắng uống ít nước hơn ngay trước khi đi ngủ để giải quyết vấn đề này, nhưng đừng để bị mất nước!
Trào ngược dạ dày thực quản (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)Trào ngược dạ dày thực quản (nguồn: https://www.medicalnewstoday.com/)

 

Bạn có thể làm gì để cải thiện giấc ngủ khi mang thai?

Có rất nhiều việc bạn có thể thử để cải thiện giấc ngủ của mình như:

  • Cân nhắc sử dụng gối dành cho bà bầu . Nếu bạn thường hay nằm ngửa hoặc chỉ đơn giản là không thể có được tư thế thích hợp, thì một chiếc gối dành cho bà bầu có thể giúp bạn cảm thấy được nâng đỡ và thoải mái khi ngủ.
  • Giải quyết các vấn đề cơ bản. Bạn đang cảm thấy căng thẳng hoặc lo lắng về việc sinh nở? Có điều gì khác trong tâm trí của bạn khiến bạn phải suy nghĩ không? Giải quyết chúng ngay để có một giấc ngủ ngon hơn!
  • Tập thể dục hàng ngày. Một trong những lợi ích tiềm năng của việc tập thể dục là cải thiện giấc ngủ. Thêm vào đó, tập thể dục thường xuyên có thể cung cấp cho bạn nhiều năng lượng hơn để hoàn thành các hoạt động trong ngày và giúp cơ thể khỏe mạnh, sẵn sàng cho việc sinh em bé!
  • Mát-xa . Rất có lợi cho giấc ngủ, đồng thời làm giảm một số cơn đau nhức liên quan đến thai kỳ và cải thiện tâm trạng của bạn.
  • Thiết lập thói quen ngủ tốt . Các thói quen ngủ (đi ngủ vào một thời điểm được lập trình trước) có thể giúp tâm trạng tốt cho một đêm ngủ ngon.
  • Tạo không gian ngủ lý tưởng . Bạn có thể cân nhắc việc để các thiết bị điện tử bên ngoài phòng ngủ, mua một tấm đệm mới, dọn dẹp căn phòng gọn gàng hoặc điều chỉnh nhiệt độ thích hợp trước khi đi vào giấc ngủ.

Nếu nhận thấy rằng mình không có giấc ngủ chất lượng vào ban đêm hoặc cảm thấy quá mệt mỏi vào ban ngày, hãy chợp mắt khi có thể. Nhưng cố gắng đừng để giấc ngủ này quá dài hoặc làm mất đi thói quen ngủ vào ban đêm của bạn!

Chú ý

Cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức khi mang thai rất phổ biến, đặc biệt là vào đầu và cuối thai kỳ.

Tuy nhiên, nếu bạn luôn cảm thấy mất ngủ hoặc thấy mình cần ngủ vào tất cả các giờ trong ngày, hãy tìm gặp để nói chuyện với bác sĩ để loại trừ các bệnh lý tiềm ẩn gây ra tình trạng này.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!