Lọc máu liên tục (CRRT): Chỉ định, quy trình, chi phí và lưu ý

Lọc máu liên tục (CRRT) hay trị liệu thay thế thận liên tục là phương thức lọc máu bằng vòng tuần hoàn ngoài cơ thể được tiến hành chậm từ từ, liên tục trong 24h/ngày nhằm mục đích đào thải nước, chất độc và các sản phẩm chuyển hóa như ure, kali, creatinin ra khỏi cơ thể.

Mặt khác kỹ thuật lọc máu liên tục còn giúp điều chỉnh các rối loạn nước - điện giải, thăng bằng kiềm toan và an toàn cho các bệnh nhân có huyết động không ổn định thông qua cơ chế khuếch tán và siêu lọc.

Khuếch tán: Là hình thức vận chuyển các chất hòa tan trong nước qua màng bán thấm về nơi nồng độ thấp hơn nhằm loại bỏ các chất dư thừa và độc hại.

Siêu lọc: Giúp vận chuyển nước và một phần chất hòa tan qua màng bán thấm dưới tác động của áp lực thủy tĩnh để loại bỏ nước và khoáng chất.

Chỉ định lọc máu liên tục

Chỉ định lọc máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết giúp kiểm soát tình trạng rối loạn chức năng các cơ quan.  Nguồn ảnh: MedicalExpo

Chỉ định lọc máu ở bệnh nhân nhiễm khuẩn huyết giúp kiểm soát tình trạng rối loạn chức năng cáccơ quan. Nguồn ảnh: MedicalExpo

Chỉ định cho bệnh nhân suy thận cấp 

  • Suy thận cấp nằm trong khoa hồi sức tích cực có rối loạn huyết động, suy tim, tăng áp lực nội sọ, thiếu máu nặng và thở máy.
  • Quá tải thể tích.
  • Hội chứng huyết tán ure máu cao như viêm màng ngoài tim, bệnh não, bệnh thần kinh, bệnh cơ...
  • Tăng K+ > 6,5mmol/L hoặc K+ tăng nhanh.
  • Thiểu niệu (lượng nước tiểu < 200ml/12 giờ) hoặc vô niệu.
  • Toan chuyển hóa pH < 7,2 do suy thận, mục tiêu đưa pH > 7,3.
  • Tổn thương thận cấp trong bệnh cảnh suy đa tạng.
  • Cần làm trị liệu thay thế thận ở các bệnh nhân: huyết động không ổn định, tăng áp lực nội sọ, cần cai máy thở, suy tim nặng, thiếu máu nặng.
  • Tăng chỉ số BUN (đo lượng nitơ trong ure) và creatinin đơn thuần: BUN > 50-100 mg/dl. 

Các chỉ định không phải do suy thận cấp

  • Nhiễm khuẩn huyết (sepsis), sốc nhiễm khuẩn.
  • Suy đa tạng.
  • Cần truyền dịch, máu (các chế phẩm của máu), dinh dưỡng cho BN có nguy cơ quá tải dịch hoặc đang bị phù phổi cấp, suy hô hấp cấp tiến triển. Lọc máu liên tục sẽ giúp không quá tải dịch và điện giải, không cần hạn chế dịch, tránh tích tụ các hợp chất nitrogen và có thể dùng những dung dịch áp lực thẩm thấu cao.
  • Cân bằng nội môi: Cân bằng dịch, điều chỉnh rối loạn Na+, khôi phục lượng Na+, điều trị tăng K+ và rối loạn toan kiềm.
  • Tăng thân nhiệt ác tính hoặc nặng do nhiễm khuẩn hoặc tổn thương não không hạ nhiệt được bằng các biện pháp khác (không làm ấm dịch thay thế).
  • Giảm đáp ứng viêm không phải do nhiễm trùng huyết sau ngừng tim, viêm tụy cấp, bỏng, phải dùng máy tim phổi nhân tạo kéo dài trong phẫu thuật tim...
  • Loại bỏ chất cản quang và giúp giảm nhẹ tổn thương thận ở những bệnh nhân có nguy cơ bị bệnh lý thận do chất cản quang.
  • Suy tim ứ đọng kháng trị với lợi tiểu.
  • Điều trị phù toàn thân do các nguyên nhân khác nhau, đặc biệt là phù nặng kéo dài kháng trị lợi tiểu và suy tim ứ đọng. Với những trường hợp này lọc máu liên tục dễ dàng lấy ra 10-15 lít dịch trong 24-48 giờ (300ml/giờ).
  • Ngộ độc cấp nặng các chất độc hòa tan trong nước ít gắn với protein và thể tích phân phối thấp như alcohol (methanol, ethylene glycol...), metformin, formaldehyde, salicylate, lithium, theophylline, methotrexate...
  • Hội chứng tiêu cơ vân.
  • Hội chứng ly giải khối u.

Quy trình lọc máu liên tục

Thời gian lọc máu của một quả lọc thường kéo dài từ 18-22 giờ. Nguồn ảnh: derangedphysiology.comThời gian lọc máu của một quả lọc thường kéo dài từ 18-22 giờ. Nguồn ảnh: derangedphysiology.com

Bước 1: Kiểm tra hồ sơ bệnh án, kiểm tra lại các chỉ định, chống chỉ định và giấy cam kết đồng ý tham gia lọc máu.

Bước 2: Kiểm tra các dấu hiệu sinh tồn của bệnh nhân như mạch, huyết áp, nhịp thở, SpO2, thuốc vận mạch, khám vị trí đặt catheter tĩnh mạch trung tâm để chuẩn bị cho lọc máu liên tục

Bước 3: Tiến hành quy trình 

A. Kết nối và vận hành máy

Kết nối hệ thống tuần hoàn của máy lọc máu liên tục với tĩnh mạch của bệnh nhân thông qua catheter 2 hoặc 3 nòng đã chuẩn bị trước.

Vận hành các bơm trên máy lọc máu liên tục:

  • Bơm máu: tùy theo tình trạng huyết động của bệnh nhân, loại catheter và tốc độ dịch thay thế mà tốc độ bơm máu có thể thay đổi từ 100-350 ml/phút.
  • Bơm dịch thay thế: điều chỉnh tốc độ dịch thay thế thay đổi từ 20-80 ml/kg/giờ.
  • Bơm dịch thẩm tách: điều chỉnh tốc độ dịch thẩm tách thay đổi từ 1000-3000ml/giờ.

Sử dụng thuốc chống đông trong suốt quá trình lọc máu liên tục: Có thể sử dụng chống đông heparin, chống đông citrat hoặc không dùng chống đông trong trường hợp bệnh nhân có rối loạn đông máu nặng.

Thời gian lọc máu cho một quả lọc thay đổi tùy theo tuổi thọ của quả lọc, trung bình từ 8-24 giờ.

Tiêu chuẩn ngừng lọc máu: khi các chỉ định để lọc máu không còn nữa.

B. Kết thúc lọc máu

  • Ngừng chống đông nếu có 30 phút trước khi kết thúc.
  • Ngừng các bơm dịch thay thế và dịch thẩm tách.
  • Dồn trả máu lại cho bệnh nhân bằng cách kết nối với 500ml NaCl 0.9%.

Chi phí lọc máu liên lục 

Ưu điểm của kỹ thuật lọc máu liên tục

  • An toàn, tỷ lệ thành công trên 95%.
  • Giải độc nhanh cho bệnh nhân.
  • Điều trị an toàn hiệu quả và nhanh chóng.
  • Khả năng phục hồi của bệnh nhân tốt hơn.
  • Hạn chế tử vong cho bệnh nhân.
  • Thải chất độc mà bình thường gan thận và cơ thể khó có thể thải trừ như các chất độc, các phức hợp kháng nguyên, kháng thể, các chất trung gian.

Tuy nhiên, bệnh nhân cần nằm bất động kéo dài, phải chăm sóc và theo dõi 24/24.

Chi phí lọc máu liên tục khá cao khoảng hơn 2 triệu đồng/lần chưa bao gồm quả lọc, bộ dây dẫn và dịch lọc.

Những điều cần lưu ý khi lọc máu liên tục

Lâm sàng: 

  • Các dấu hiệu sinh tồn.
  • Vị trí đặt catheter, chân catheter, tình trạng của chi.
  • Các dấu hiệu xuất huyết, cân bằng dịch ra vào cơ thể.

Cận lâm sàng: 

  • Cần làm các xét nghiệm thường quy theo dõi lọc máu liên tục 4-6 giờ 1 lần.
  • Đường huyết mao mạch.
  • Đông máu toàn bộ.
  • Điện giải đồ.
  • Khí máu động mạch.
  • Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi 12 giờ 1 lần.

Nếu lọc máu liên tục có chống đông bằng citrat cần thiết phải theo dõi:

  • Nồng độ ion canxi sau quả lọc và máu BN mỗi 4 giờ.

Các chỉ số của máy lọc máu liên tục:

  • Theo dõi các chỉ số của máy lọc máu như: Áp lực hút máu, áp lực trả máu về, áp lực xuyên màng, độ chênh áp giữa đầu vào và đầu ra quả lọc mỗi giờ một lần.
  • Theo dõi các báo động trên máy lọc máu: Báo động rò rỉ máu trong túi dịch thảy, báo động hiện diện khí trên đường máu về bệnh nhân, báo động hết heparin cần phải thay, báo động hết dịch lọc cần phải thay mới, báo động túi dịch thay đầy cần phải đổ đi.

Trong quá trình lọc máu cần theo dõi các ch

  • Theo dõi và chăm sóc bệnh nhân 24/24 để khắc phục những tai biến không mong muốn.
  • Theo dõi các chỉ số của máy lọc máu như: Áp lực hút máu, áp lực trả máu về, áp lực xuyên màng, độ chênh áp giữa đầu vào và đầu ra quả lọc mỗi giờ một lần.
  • Theo dõi các báo động trên máy lọc máu: Báo động rò rỉ máu trong túi dịch thảy, báo động hiện diện khí trên đường máu về bệnh nhân, báo động hết heparin cần phải thay, báo động hết dịch lọc cần phải thay mới, báo động túi dịch thay đầy cần phải đổ đi.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!