Lao hạch: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị

Lao hạch là tình trạng vi khuẩn lao gây bệnh lao ngoài phổi, khiến các hạch cổ viêm và sưng to.

Lao hạch là dạng nhiễm trùng lao ngoài phổi phổ biến nhất.  

Video: Bệnh lao hạch là gì? Có nguy hiểm không?

Trong lịch sử, lao hạch được gọi là “vua ác quỷ”. Cho đến thế kỷ 18, các bác sĩ nghĩ rằng cách duy nhất để chữa khỏi căn bệnh này là được một thành viên trong hoàng gia chạm vào.

May mắn thay, nền y học hiện đại đã có thể chẩn đoán và điều trị tình trạng này. 

Triệu chứng lao hạch

Lao hạch thường gây sưng tấy một bên cổ. Đây thường là một chuỗi hạch bạch huyết sưng lên hoặc các hạch nổi như nốt tròn, nhỏ. Hạch không sưng nóng. Hạch có thể to dần và thậm chí có thể chảy mủ hoặc dịch sau vài tuần. 

Ngoài những triệu chứng này, một người lao hạch có thể gặp phải: 

Lao hạch ít phổ biến hơn ở các quốc gia công nghiệp hoá, nơi bệnh lao không phải là một bệnh truyền nhiễm phổ biến. Lao hạch chiếm 10% trường hợp bệnh lao ở Hoa Kỳ. Bệnh lao là một vấn đề lớn hơn ở các quốc gia không công nghiệp hóa. 

Nguyên nhân lao hạch

Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis là nguyên nhân phổ biến nhất của lao hạch ở người lớn. Tuy nhiên, Mycobacterium avium intracellulare cũng có thể gây ra lao hạch trong một số ít trường hợp.

Ở trẻ em, nguyên nhân không do vi khuẩn lao phổ biến hơn. Trẻ em có thể mắc bệnh khi cho các vật nhiễm khuẩn vào miệng. 

Yếu tố nguy cơ

Những người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh lao hạch cao hơn. Lao hạch ước tính chiếm 1/3 số trường hợp mắc lao ở người suy giảm miễn dịch ở Hoa Kỳ. 

Đối với một người bị suy giảm miễn dịch do bệnh nền hoặc thuốc, cơ thể của họ không có nhiều tế bào bảo vệ của hệ miễn dịch, đặc biệt là tế bào T, để chống lại tác nhân nhiễm trùng. Do đó, họ dễ mắc phải bệnh lao hạch hơn. 

Những người nhiễm HIV đang điều trị bằng thuốc kháng vi-rút có xu hướng biểu hiện phản ứng viêm nhiều hơn đối với vi khuẩn lao. 

Chẩn đoán lao hạch

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nếu nghi ngờ bạn mắc lao hạch  (Nguồn ảnh: healthline.com)

Bác sĩ có thể chỉ định một số xét nghiệm nếu nghi ngờ bạn mắc lao hạch

Nếu bác sĩ nghi ngờ vi khuẩn lao có thể gây sưng hạch ở cổ của bạn, họ sẽ chỉ định xét nghiệm dẫn xuất protein tinh khiết (PPD). Quy trình bao gồm việc tiêm một lượng nhỏ PPD dưới da. 

Nếu bạn có vi khuẩn lao trong cơ thể, trên da sẽ nhô lên những nốt sẩn có kích thước vài mm. Tuy nhiên, vì các vi khuẩn khác cũng có thể gây lao hạch nên xét nghiệm này không chắc chắn 100%. 

Các bác sĩ thường chẩn đoán lao hạch bằng cách sinh thiết hạch. Phương pháp phổ biến nhất là sinh thiết bằng kim nhỏ. Thủ thuật này cần thực hiện cẩn thận để không lây lan vi khuẩn sang các khu vực xung quanh. 

Trước tiên, bác sĩ có thể yêu cầu một số biện pháp chẩn đoán hình ảnh như chụp X-quang để xác định xem các hạch sưng ở cổ có liên quan và giống các trường hợp lao hạch khác hay không. Đôi khi, ban đầu bác sĩ có thể xác định nhầm hạch là một khối u ở cổ. 

Không có bất kỳ xét nghiệm máu cụ thể nào để chẩn đoán lao hạch. Tuy nhiên, bác sĩ vẫn có thể yêu cầu xét nghiệm máu như xét nghiệm HIV và một số xét nghiệm để loại trừ các bệnh lý khác.  

Điều trị lao hạch

Isoniazid là một trong các loại kháng sinh được dùng để điều trị lao hạch

Isoniazid là một trong các loại kháng sinh được dùng để điều trị lao hạch

Lao hạch là một bệnh nhiễm trùng nghiêm trọng và có thể cần điều trị trong vài tháng. Bác sĩ thường kê đơn thuốc kháng sinh trong sáu tháng hoặc lâu hơn. Trong hai tháng đầu điều trị, người bệnh thường dùng nhiều loại thuốc kháng sinh phối hợp như: 

  • Isoniazid
  • Rifampin
  • Ethambutol 

Sau thời gian này, họ sẽ dùng isoniazid và rifampin trong khoảng 4 tháng nữa. 

Trong quá trình điều trị, không có gì bất thường nếu các hạch bạch huyết lớn hơn hoặc xuất hiện thêm các hạch viêm mới. Điều quan trọng là phải tuân thủ điều trị ngay cả khi những phản ứng này xảy ra. 

Đôi khi bác sĩ cũng có thể kê steroid đường uống để giúp giảm viêm ở hạch lao. 

Bác sĩ có thể khuyên bạn nên phẫu thuật loại bỏ hạch ở cổ sau điều trị bằng thuốc kháng sinh đến khi không còn vi khuẩn. Nếu không, vi khuẩn lao có thể gây lỗ rò - đường hầm thông giữa hạch bạch huyết bị nhiễm trùng và cơ thể. Điều này có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn nữa. 

Biến chứng lao hạch

Ít hơn một nửa những người mắc lao hạch cũng mắc bệnh lao ở phổi. Lao hạch có thể lan ra và ảnh hưởng đến các bộ phận khác trên cơ thể. 

Ngoài ra, người bệnh có thể xuất hiện vết rò hở mạn tính, chảy mủ từ cổ. Điều này có thể tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn khác xâm nhập vào cơ thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng hơn. 

Tổng kết

Với việc điều trị bằng thuốc kháng sinh, tỷ lệ cao chữa khỏi bệnh lao hạch vào khoảng 89-94%. Nếu bạn nghi ngờ mình có thể mắc bệnh lao hoặc có các triệu chứng lao hạch, hãy đến gặp bác sĩ để làm xét nghiệm da kiểm tra lao. Những loại xét nghiệm này cũng có sẵn tại nhiều bệnh viện và chi phí thấp để chẩn đoán bệnh lao.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!