Soạn Văn 12 CTST Tri thức ngữ văn trang 67 có đáp án

Soạn Văn 12 CTST Tri thức ngữ văn trang 67 có đáp án

  • 19 lượt thi

  • 2 câu hỏi

  • 0 phút

Danh sách câu hỏi

Câu 1:

Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì, truyện dân gian

Xem đáp án

- Yếu tố kì ảo là những yếu tố kì lạ, hoang đường thể hiện qua sự kiện, cốt truyện, nhân vật, không gian, thời gian, thủ pháp nghệ thuật,… của truyện kể.

- Trong truyện truyền kì, thế giới con người giao thoa và kết nối với thế giới của thành thần, ma, quỷ. Tuy nhiên, đằng sau những tình tiết kì ảo, phi hiện thực, người đọc có thể tìm thấy những vấn đề cốt lõi của hiện thực cũng như những quan niệm và thái độ của tác giả đối với đời sống đương thời.

- Trong truyện dân gian, yếu tố kì ảo được sử dụng nhằm thể hiện quan niệm dân gian về thế giới siêu nhiên hoặc niềm tin vào công lý. Chẳng hạn truyện cổ tích thần kì dùng yếu tố này để thể hiện sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên hoặc niềm tin vào công lý. Chẳng hạn truyện cổ tích thần kì dùng yếu tố này để thể hiện sức mạnh của các lực lượng siêu nhiên hoặc hiện thực hóa ước mơ về cuộc sống tốt đẹp, niềm tin “ở hiền gặp lành”.

- Quan niệm, mục đích, cách thức sử dụng yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì khác với truyện dân gian. Yếu tố kì ảo trong truyện dân gian gắn với niềm tin của tác giả dân gian về sự hiện hữu và vai trò của các thế lực siêu nhiên trong đời sống của con người. Đây cũng là phương tiện giúp người xưa nuôi dưỡng niềm tin và ước mơ về một thế giới tốt đẹp. Thế giới trong truyện truyền kì là một thế giới tưởng tượng. Yếu tố kì ảo trong truyện truyền kì chủ yếu được sử dụng như là phương tiện nghệ thuật, giúp nhà văn dựng nên trong truyện kể một thế giới kì lạ hoang đường, qua đó đề cập đến những vấn đề đáng quan ngại của xã hội đương thời.

- Trong truyện ngắn hiện đại, khi cần, các nhà văn cũng thường sử dụng yếu tố kì ảo để thực hiện ý đồ nghệ thuật của mình. Các tác phẩm của Nguyễn Tuân như Trên đỉnh non Tản, Xác ngọc lan, Chùa Đàn,… là những ví dụ tiêu biểu.


Câu 2:

Lỗi câu sai logic và cách sửa

Xem đáp án

- Câu sai logic là câu có ngữ nghĩa không phù hợp với logic thông thường. Dưới đây là một số loại câu sai logic thường gặp:

- Câu có quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành phần, các vế không logic do dùng sai từ ngữ liên kết

Ví dụ: Hoàng là người hiền lành, chăm chỉ nên rất yêu thương vợ con.

Phân tích lỗi: Câu sai logic do dùng sai từ ngữ liê kết “nên” (hiền lành, chăm chỉ không phải là nguyên nhân của rất yêu thương vợ con).

Cách sửa: Hoàng là người hiền lành, chăm chỉ và rất yêu thương vợ con.

- Câu chứa các thành phần đẳng lập không cùng phạm trù ngữ nghĩa.

Ví dụ: Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần ở Hà Nội.

Phân tích lỗi: Việc các thành phần đẳng lập (một lần vào năm ngoái, một lần ở Hà Nội) không có cùng phạm trù ngữ nghĩa khiến câu sai logic.

Cách sửa: (1) Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần vào năm ngoái, một lần vào tháng ba năm nay. (2) Tôi đã gặp anh ấy hai lần: một lần ở Huế, một lần ở Hà Nội.

- Câu có các hành động được sắp xếp không theo một trật tự hợp lí.

Ví dụ: Nó nhắm mắt lại, cố gắng ngủ và nằm xuống giường.

Phân tích lỗi: Việc sắp xếp các hành động không theo một trật tự hợp lí dẫn đến câu sai logic.

Cách sửa: Nó nằm xuống giường, nhắm mắt lại và cố gắng ngủ.


Bắt đầu thi ngay