Hướng dẫn chi tiết về ăn dặm kiểu Nhật: Nguyên tắc và thực đơn theo giai đoạn

Thói quen ăn uống khoa học đóng vai trò vô cùng quan trọng với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ. Trên thực tế, mẹ có thể bắt đầu xây dựng thói quen ăn uống cho bé ngay từ khi bé mới được vài tháng tuổi. Các bà mẹ nên bắt đầu ngay khi trẻ chuyển sang thời kỳ ăn dặm. Lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Bên cạnh những phương pháp ăn dặm truyền thống và phương pháp ăn dặm bé tự chỉ huy (Baby-led Weaning method - BLW), phương pháp ăn dặm kiểu Nhật ngày càng phổ biến trong thời gian gần đây, đặc biệt là với các bậc cha mẹ ở Việt Nam. Vậy phương pháp ăn dặm này có gì đặc biệt? Bài viết này sẽ làm rõ tất cả thắc mắc của bạn.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì?

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (Japanese Weaning Method - JWM) được cho là giúp các bé ngon miệng hơn, cải thiện tiêu hóa mà vẫn bổ sung đầy đủ dưỡng chất. Phương pháp này giữ nguyên hương vị của từng loại thực phẩm. Các loại thức ăn sẽ được để riêng biệt và không trộn lẫn vào nhau. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được hương vị nguyên bản của từng loại thực phẩm, từ đó kích thích vị giác và làm cho bé ăn ngon miệng hơn. 

Các loại thức ăn được để riêng biệt giúp bé cảm nhận được hương vị nguyên bản. Nguồn ảnh: www.halodoc.com

Thức ăn trong chế độ ăn dặm kiểu Nhật cũng thô hơn vì người Nhật quan niệm như vậy sẽ kích thích trẻ nhai rồi nuốt. Khi ấy, trẻ sẽ từ từ cảm nhận được hương vị của thức ăn. Việc trẻ phải nhai thức ăn cũng giúp tiết ra dịch vị khiến bé cảm thấy ngon miệng hơn. 

Ngoài ra, chế độ ăn dặm kiểu Nhật còn đề cao tính thẩm mỹ khi trình bày món ăn. Hầu hết các bữa ăn của trẻ thường có rất nhiều màu sắc và tạo hình đẹp mắt. Chính điều này tạo được sự hấp dẫn cho bé khi thưởng thức bữa ăn. 

Hơn hết, khác với cách nuôi con của nhiều bà mẹ khác, khi cai sữa cho con, các bà mẹ ở Nhật tuyệt đối không ép con ăn. Lý giải điều này, các bà mẹ ở Nhật cho rằng, nếu ép trẻ ăn sẽ khiến bữa ăn trở thành nỗi ám ảnh. Từ đó bé sẽ càng sợ ăn hơn. Ép trẻ ăn không chỉ khiến bé cảm thấy sợ ăn mà có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như sặc thức ăn vào đường thở. 

Ăn dặm kiểu Nhật như nào cho đúng?

Video: Ăn dặm kiểu Nhật cho bé.

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật giúp các bà mẹ học được tính cẩn thận, tỉ mỉ khi chế biến món ăn cho bé. Đó cũng là phương pháp giúp trẻ sớm làm quen với thức ăn thô. Từ đó, sẽ kích thích sự phát triển cơ hàm của trẻ.

Trong trường hợp bé biếng ăn, các mẹ cũng không nên ép trẻ ăn lượng lớn thức ăn trong một bữa. Thay vào đó, nên chia nhỏ thành nhiều bữa trong ngày nhưng vẫn đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho bé.  

Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hay bất kỳ phương pháp nào khác đều phải đảm bảo đầy đủ các thành phần: tinh bột, chất béo, chất đạm, chất xơ, vitamin và khoáng chất. Độ thô của thức ăn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và sự phát triển của bé. Nếu trẻ còn nhỏ hoặc đang mắc bệnh, bạn nên cho bé ăn thức ăn loãng và mềm hơn bình thường. Đừng quên cho bé uống nhiều nước để cơ thể trẻ luôn đủ nước. 

Về cơ bản, ăn dặm kiểu Nhật có thể hiểu đơn giản là:

  • Trẻ ăn dặm sớm.
  • Ăn nhiều loại thức ăn.
  • Phương pháp chế biến: Chế biến thức ăn và bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh. Thời gian lưu trữ có thể lên đến một tuần, sau đó mỗi bữa sẽ rã đông một lượng vừa đủ cho bé.
  • Cho bé ăn những món riêng biệt, không trộn lẫn vào nhau như cách ăn dặm truyền thống.
  • Luôn tôn trọng khẩu vị và mong muốn của trẻ.
Bảo quản thức ăn trong ngăn đá tủ lạnh, mỗi bữa lấy một lượng vừa đủ cho bé. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

Từ những đặc điểm kể trên, không thể phủ nhận những ưu điểm của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Vì vậy, phương pháp này đang là sự lựa chọn của nhiều bà mẹ, với hi vọng giúp con ngon miệng và khỏe mạnh hơn. 

Nguyên tắc của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật

Dưới đây là các nguyên tắc chính của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: 

  • Ăn nhạt.
  • Cân đối dinh dưỡng đủ 3 nhóm thức ăn: tinh bột - đạm - vitamin.
  • Cân bằng dinh dưỡng giữa thức ăn đặc và sữa mẹ.
  • Cho ăn theo nhu cầu của trẻ.
  • Không ép ăn.
  • Nên cho bé ngồi vào ghế ăn nghiêm túc.
  • Không sử dụng những thứ gây xao lãng như TV, điện thoại, hoặc đồ chơi trong khi cho bé ăn.
  • Tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa ăn.
  • Không so sánh khả năng ăn của trẻ với các bé khác.

Ăn dặm kiểu Nhật theo từng giai đoạn

Ăn dặm kiểu Nhật được chia làm 4 giai đoạn: 

Giai đoạn 1 (từ 5-6 tháng tuổi) 

Đây là giai đoạn bé bắt đầu tập ăn dặm. Thức ăn cho bé được nấu ở dạng bột và sánh để bé dễ nuốt. Mẹ có thể cho bé ăn cháo loãng theo tỷ lệ 1:10 (1 gạo, 10 nước). Cháo nấu kỹ rồi lọc qua rây cho bé ăn.

Trong giai đoạn này, mẹ nên cho trẻ làm quen với các món như khoai luộc, rau luộc, cháo, cá trắng, thịt nạc, đậu phụ non, cà rốt, bí đỏ, chuối, táo. Nhớ dùng rây để xay nhuyễn, không dùng máy xay. Không nấu chung các loại thực phẩm mà tách riêng từng loại để bé có thể nếm được hương vị ban đầu của thức ăn. Có thể tăng dần độ đặc từ thật loãng đến loãng và sánh dần để tập cho bé phản xạ nhai và nuốt. 

Giai đoạn 2 (từ 7-8 tháng tuổi) 

Bước sang giai đoạn 2, bé bắt đầu tập dùng lưỡi để lấy thức ăn và tập nhai. Thức ăn của trẻ nên được ninh nhừ và nghiền nhuyễn. Ở giai đoạn này, bé có thể ăn cháo đặc hơn một chút với tỷ lệ 1:7 (1 gạo và 7 nước). Sau khi nấu xong vẫn phải dùng rây lọc để nghiền nhuyễn. 

Cháo đặc hơn một chút (1 gạo, 7 nước) cho trẻ 7-8 tháng tuổi. Nguồn ảnh: parenting.firstcry.com

Ở giai đoạn này, ngoài các món ăn như ở giai đoạn trước, bạn có thể thêm trứng gà, thịt ức, cá diêu hồng, dưa leo, nấm rơm. Và đừng quên điều chỉnh độ đặc, độ thô của thức ăn cho phù hợp với bé. 

Giai đoạn 3 (từ 9-11 tháng tuổi) 

Giai đoạn này, bé có thể nhai một cách từ tốn. Vì vậy bạn có thể tăng dần độ thô của thức ăn để bé có thể nhai bằng nướu. Giai đoạn này bé có thể ăn cháo với tỷ lệ 1: 5 (1 gạo và 5 nước). Bạn cũng có thể cho bé ăn cháo nấu chín từ ngũ cốc nếu thấy bé có thể nhai được.

Ở giai đoạn này, ngoài thức ăn như các giai đoạn trước, bạn có thể bổ sung thêm tôm, thịt lợn, thịt bò, thịt gà, bún, miến, hoặc giá đỗ cho bé. 

Giai đoạn 4 (từ 1 tuổi trở lên) 

Giai đoạn này bé đã mọc răng nên có thể nhai thức ăn. Thức ăn cho trẻ phải được nấu chín mềm. Sau 3 giai đoạn ăn dặm trên, từ 1 tuổi trở đi, bé có thể ăn thêm mực, cua, hầu hết các loại rau củ rồi chuyển dần sang cơm nát. 

Trên đây là những điều bạn nên biết về phương pháp ăn dặm kiểu Nhật. Phương pháp này có những ưu điểm so với ăn dặm truyền thống. Đây cũng là sự lựa chọn của nhiều bà mẹ ngày nay. 

Câu hỏi liên quan

Các bước ăn dặm bé chỉ huy - BLW, bao gồm: BƯỚC TẬP KĨ NĂNG: Tập bốc, BƯỚC PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG, BƯỚC HOÀN THIỆN KĨ NĂNG
Xem thêm
Những món ăn được thêm vào thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho trẻ 6 tháng tuổi cần có độ lỏng để trẻ dễ nuốt và dễ tiêu hóa: Cháo cá lóc, Cá sốt đậu Hà Lan, Cháo bí đỏ, Súp khoai tây,...
Xem thêm
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 5 tháng tuổi Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7-8 tháng tuổi Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9-11 tháng tuổi Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12-18 tháng tuổi
Xem thêm
Có 3 giai đoạn ăn dặm bé chỉ huy, bao gồm: Giai đoạn 1: tập kỹ năng (6 tháng hoặc hơn), Giai đoạn 2: phát triển kỹ năng (từ khoảng 8 -10 tháng), Giai đoạn 3: hoàn thiện kỹ năng (trước 2 tuổi)
Xem thêm
Ăn dặm kiểu Nhật kết hợp truyền thống tuy là 2 phương pháp tách biệt nhưng vẫn phải tuân theo những nguyên tắc dưới đây: Không nên cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuôi. Lúc này hệ tiêu hóa của bé chưa chuẩn bị tốt để tiêu hóa những thực phẩm khác ngoài sữa mẹ. Sau khi bé trong 6 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu cho bé ăn dặm theo phương pháp kết hợp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống. Không ép bé ăn khi bé không thích. Mẹ nên để bé tự chủ trong việc ăn uống, cho bé ăn khi bé muốn. Tạo không khí vui vẻ, tích cực trong giờ ăn cho bé. Mẹ có thể chế biến các món ăn màu sắc bắt mắt để kích thích bé. Mẹ nên chọn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn tháng tuổi của bé để tiêu hóa tốt hơn. Khi bắt đầu cho bé ăn món mơi, mẹ nên cho bé ăn ít một để thử. Nếu bé không thích, mẹ có thể thử lại sau vài bữa. Đồ ăn dặm của bé nên ấm nóng. Bữa ăn không nên bị kéo dài quá 30 phút. Nếu bé không ăn, mẹ hãy cho bé uống sữa. Khẩu phần ăn của bé 6 – 8 tháng tuổi chỉ nên dừng lại ở 1 lần/ngày. Nếu bé hấp thụ tốt, ăn khỏe thì mẹ tăng khẩu phần ăn. Không nên cho bé ăn rong, chơi đồ chơi hay làm bé xao lãng để dụ bé ăn.
Xem thêm
Cháo tôm nấu với bí đỏ Cháo lươn nấu với khoai môn Cháo thịt bò nấu với súp lơ
Xem thêm
Về chế độ ăn: Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Giai đoạn đầu của phương pháp ăn dặm kiểu Nhật Bản, bé sẽ ăn dặm mỗi ngày 1 bữa dặm, các bữa còn lại cho bú sữa theo nhu cầu trẻĐến giai đoạn sau, mỗi ngày bé ăn 2-3 bữa mặn giống thời gian của người lớn và 2 các bữa sữa phụ xen kẽ 3 bữa chính. Trong giai đoạn đầu, theo khuyến cáo của WHO, dạ dày bé có khả năng chứa ≤ 30g/kg cân nặng. Vậy bé chỉ ăn 50-70 g cả cháo nghiền lẫn thức ăn mỗi bữa. Phương pháp ăn dặm truyền thống: Phương pháp này sẽ xay nhuyễn bột ăn dặm kết hợp với rau củ lúc ban đầu và thịt, cá giai đoạn sau. Bột ăn dặm của bé cũng được điều chỉnh từ bột ngọt đến bột mặn, số lượng từ ít đến nhiều, độ đặc cũng tăng dần theo độ tuổi của. Ăn dặm truyền thống cho phép bé có thể ăn nhiều ngay từ đầu nên mẹ chỉ cần lưu ý chế biến với định lượng hợp lý sẽ giúp bé tăng cân khỏe mạnh. Về kỹ năng ăn Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật: Theo quan điểm của các mẹ Nhật, bé bắt đầu có phản xạ nhai vào 7 tháng tuổi. Do đó, thức ăn cho bé cần được làm thô hơn. Chính nhờ đó mà khi được 7 tháng, bé sẽ được tập ăn cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:7. Cháo được nấu nguyên hạt lợn cợn sẽ giúp bé yêu phát triển kỹ năng nhai và nuốt thô hơn. Sang 9 tháng, bé chuyển sang cháo nguyên hạt tỉ lệ 1:5. Lúc này, dù bé chưa đủ răng nhưng bé đã có thể nhai tốt bằng lợi. Vì vậy, các miếng thực phẩm thức ăn theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật dù to nhưng thường được làm mềm để bé vẫn nhai được. Và đến 1 tuổi là bé có thể nhai cơm và ăn cơm dù chưa đủ răng. Tuy nhiên, hệ tiêu hóa của bé vẫn chưa hoàn thiện để thích ứng với nhiều khả năng riêng rẽ Phương pháp ăn dặm truyền thống: Với cách ăn dặm này, mẹ sẽ đút bé bằng muỗng còn bé chỉ có nhiệm vụ nuốt thức ăn. Bé có thể ăn được nhiều nhưng việc xay nhuyễn thực phẩm khiến bé khó phần biệt được mùi vị. Song song đó, khi cho bé ăn một thực phẩm mới, mẹ cần cho bé ăn với số lượng ít để kiểm tra xem có gây dị ứng cho bé không nhé. Ngoài ra, có ý kiến cho rằng phương pháp này sẽ làm bé không phát triển được kỹ năng nhai cần thiết. Thực tế đây không phải là khuyết điểm của phương pháp này mà là do mẹ chưa chế biến thức ăn phù hợp với bé. Mẹ cần cho bé ăn theo giai đoạn với độ thô của thức ăn tăng dần (từ xay nhuyễn cho mềm mịn, băm nhỏ đến thái hạt lựu, loãng rồi đặc dần) nhưng tuyệt đối không nên ép bé tăng tốc nhanh quá chỉ vì muốn tăng kỹ năng nhai của bé.
Xem thêm
Mẹ có thể kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và BLW như sau: Hôm nào mẹ không có nhiều thời gian thì có thể cho con ăn kiểu BLW. Nếu mẹ rảnh hơn thì nấu món ăn cho con kiểu Nhật. Ăn kiểu Nhật sẽ giúp bé không cần phải nhai mà có thể nuốt luôn thức ăn. Vì vậy, mẹ có thể sử dụng khi con mới bắt đầu ăn dặm trong tháng 7. Sau đó kết hợp cho con ăn kiểu BLW để tập nhai thức ăn trong tháng thứ 8. Và khi thấy con đã quen với việc ăn đồ ăn trực tiếp thì chuyển sang ăn BLW. Tuy nhiên, phương pháp kiểu Nhật sẽ giúp cung cấp cho con nhiều chất dinh dưỡng hơn vì thế mẹ cũng không nên bỏ qua khi con ăn đã ăn được BLW.
Xem thêm
Đây là phương pháp ăn dặm được nhiều mẹ Việt Nam tin dùng vì tính hiệu quả của nó nhờ kinh nghiệm bao đời nay. Với cách này, mẹ sẽ cho bé ăn bột ăn dặm với các thực phẩm xay nhuyễn giúp bé dễ ăn hơn. Thông thường các mẹ sẽ đút cho bé ăn, thậm chí còn phải dỗ dành, nuông chiều bé để bé ăn được nhiều. Mẹ có thể kết hợp phương pháp ăn dặm kiểu Nhật và truyền thống để tăng lợi ích cho bé. Sau đây là những ưu nhược điểm của phương pháp ăn dặm truyền thống.
Xem thêm
Điểm chung Đều hướng đến cho bé ăn thô sớm và không ăn bột như phương pháp truyền thống. Tôn trọng nhu cầu ăn của trẻ và không ép trẻ ăn. Giúp trẻ nhận biết mùi vị thức ăn dễ dàng vì cả hai phương pháp đều để các món ăn riêng biệt, không trộn lẫn. Bé được ngồi vào ghế ăn ngay để hình thành thói quen ăn uống tập trung. Điểm khác biệt Ăn dặm kiểu Nhật hướng đến cho trẻ ăn thô theo giai đoạn và thức ăn ở dạng thô tinh. Ăn dặm BLW hướng đến ăn thô hoàn toàn khi để nguyên hình khối thức ăn. Với ăn dặm kiểu Nhật, mẹ sẽ xúc thức ăn cho bé ăn. Ăn dặm BLW, bé sẽ tự ăn uống hoàn toàn. Ăn dặm kiểu Nhật khiến mẹ mất thời gian chế biến thức ăn. Ăn dặm BLW làm mẹ mất nhiều thời gian dọn dẹp.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Ăn dặm kiểu Nhật (dinh dưỡng cho trẻ)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!