Dây rốn quấn cổ và sự ảnh hưởng đến thai nhi

Dây rốn quấn cổ là thuật ngữ được các chuyên gia y tế sử dụng khi bé bị dây rốn quấn cổ. Điều này có thể xảy ra trong khi mang thai, chuyển dạ hoặc khi sinh.


Video Dây rốn quấn cổ có nguy hiểm không?

Dây rốn là nguồn sống của bé. Nó có vai trò cung cấp máu, oxy và chất dinh dưỡng mà em bé cần. Bất kỳ vấn đề bất thường nào của dây rốn cũng có thể rất đáng lo ngại, nhưng may mắn thay, dây rốn quấn cổ phần lớn không nguy hiểm đến thai nhi.

Tình trạng dây rốn quấn cổ thực tế lại rất phổ biến trong thai kì. Thống kê cứ 3 trẻ sẽ có 1 trẻ được sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh với dây rốn quấn quanh cổ.


Dây rốn giúp trao đổi máu, oxy, chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comDây rốn giúp trao đổi máu, oxy, chất dinh dưỡng giữa mẹ và thai nhi.

Nguyên nhân gây ra dây rốn quấn cổ?

Khi mang thai, mẹ sẽ biết rõ hơn bất kỳ ai hết về mức độ di chuyển của thai nhi trong tử cung. Thai nhi chuyển động, nhào lộn là một yếu tố dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ, nhưng cũng có một số nguyên khác khác làm tăng nguy cơ xuất hiện tình trạng này. 

Dây rốn bình thường được bao bọc và bảo vệ bởi một lớp chất dẻo, mềm gọi là thạch Wharton. Lớp thạch này giữ cho dây rốn không bị thắt nút, nhờ đó mặc dù thai nhi có vặn vẹo hay lật mình thế nào đi chăng nữa thì thai nhi vẫn sẽ an toàn. Một số dây rốn không có đủ lớp thạch Wharton. Điều đó làm tăng khả năng xuất hiện dây rốn quấn cổ.
Một số yếu tố nguy cơ khác:
  • Mang thai sinh đôi hoặc sinh ba
  • Nhiều nước ối (đa ối)
  • Dây rốn quá dài
  • Cấu trúc dây rốn bất thường

Không có cách nào để phòng tránh dây rốn quấn cổ và chúng hoàn toàn không phải do bất cứ điều gì người mẹ đã làm.

Dây rốn quấn cổ hầu như không nguy hiểm. Nếu tình trạng này xảy ra, người mẹ có thể thậm chí sẽ không cảm nhận thấy nó trong quá trình sinh em bé trừ khi một biến chứng phát sinh. Thai nhi có thể bị dây quấn cổ nhiều lần mà vẫn khỏe mạnh bình thường.

Có khoảng 1 trên 2.000 ca sinh có dây rốn bị thắt nút thực sự, trong trường hợp đó có một số biến chứng liên quan. Ngay cả trong những trường hợp này, rất hiếm khi dây rốn bị thắt đủ chặt để trở nên nguy hiểm. Tuy nhiên, khi dây rốn quấn cổ làm gián đoạn dòng máu sẽ đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Triệu chứng dây rốn quấn cổ

Không có triệu chứng rõ ràng của tình trạng này. Cơ thể mẹ cũng như các triệu chứng mang thai sẽ không có gì thay đổi. Người mẹ không thể biết con mình có bị dây rốn quấn cổ hay không.

Chẩn đoán dây rốn quấn cổ

Có thể phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ qua siêu âm. Nguồn ảnh: https://www.pinterest.comCó thể phát hiện tình trạng dây rốn quấn cổ qua siêu âm. 


Dây rốn quấn cổ chỉ có thể được chẩn đoán bằng siêu âm nhưng trong một số trường hợp cũng rất khó phát hiện. Ngoài ra, siêu âm chỉ có thể xác định được tình trạng dây rốn chứ không thể xác định được sự ảnh hưởng của nó đến em bé.

Nếu được chẩn đoán có dây rốn quấn cổ trong thai kỳ, điều quan trọng là mẹ đừng hoảng sợ. Thực tế, dây rốn có thể trở lại bình thường trước khi bé sinh ra. Nếu dây rốn không trở lại bình thường, bé vẫn có thể được sinh ra an toàn và khỏe mạnh. Nếu các bác sĩ sản khoa cho rằng có tình trạng dây rốn quấn cổ có thể xảy ra trong quá trình chuyển dạ, họ có thể chỉ định theo dõi thêm bằng máy monitor để phát hiện kịp thời các bất thường của thai nhi. 

Điều trị dây rốn quấn cổ

Không có cách nào để ngăn ngừa hoặc điều trị dây rốn quấn cổ. Không có biện pháp gì được thực hiện cho đến khi sinh. Các bác sĩ sẽ kiểm tra dây rốn khi em bé được sinh ra và đơn giản là nhẹ nhàng gỡ dây rốn ra để dây không quấn quanh cổ khi em bé đã bắt đầu thở.

Nếu khi mang thai, bạn được chẩn đoán dây rốn quấn cổ, bạn không cần thêm bất kỳ điều trị nào. Các bác sĩ sẽ không chỉ định sinh em bé khẩn cấp.

Biến chứng dây rốn quấn cổ

Bất kỳ biến chứng nào phát sinh từ tình trạng dây rốn quấn cổ là cực kỳ hiếm. Điều quan trọng là bạn cần tránh lo lắng, căng thẳng quá mức. Tham vấn ý kiến bác sĩ để có thêm kiến thức về tình trạng này và giúp bạn thư giãn. 

Biến chứng xảy ra phổ biến nhất với dây rốn quấn cổ hay phát sinh trong quá trình chuyển dạ. Dây rốn có thể bị nén ép khi tử cung co thắt, làm giảm lượng máu đến em bé. Điều này có thể dẫn đến giảm nhịp tim của thai nhi.

Với sự theo dõi chặt chẽ, các bác sĩ có thể phát hiện ra vấn đề này và trong phần lớn các trường hợp, em bé được sinh ra mà không có bất kỳ biến chứng nào. Nếu nhịp tim của thai tiếp tục giảm và quá trình chuyển dạ gặp khó khăn, bác sĩ có thể chỉ định mổ lấy thai cấp cứu.

Trong một số trường hợp rất hiếm, dây rốn quấn cổ cũng có thể dẫn đến giảm chuyển động của thai nhi và làm thai nhi chậm phát triển nếu nó xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ hoặc dẫn đến một ca sinh nở phức tạp hơn.

Tóm tắt

Trong phần lớn các trường hợp, dây rốn quấn cổ không gây nguy hiểm cho mẹ và con. Trong một số trường hợp hiếm hoi khi các biến chứng xảy ra, các bác sĩ sẽ phát hiện và xử trí hợp lý. Trẻ sơ sinh thường được sinh ra an toàn và khỏe mạnh bình thường. 

Điều quan trọng cần nhớ là không thể ngăn ngừa tình trạng dây rốn quấn cổ. Không phải người mẹ là nguyên nhân khiến tình trạng này xảy ra. Nếu thai nhi được chẩn đoán mắc dây rốn quấn cổ, tốt nhất là không nên lo lắng quá mức. Lo lắng, căng thẳng sẽ ảnh hưởng không tốt cho người mẹ lẫn thai thi. Khám và tư vấn bác sĩ nếu bạn có bất kỳ mối quan tâm nào liên quan đến tình trạng này.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!