Đau vùng háng: Nguyên nhân và cách điều trị

Đau háng là cảm giác khó chịu xuất hiện ở khu vực xung quanh khớp háng. Cơn đau thường xuất hiện sau chấn thương do hoạt động thể chất, chẳng hạn như chơi thể thao. Ở các vận động viên, các chấn thương phổ biến thường gây co kéo, căng giãn đột ngột các cơ vùng háng.

Video Đau khớp háng và vùng chậu: các lý do hay gặp và cách chữa trị

Háng là khu vực nằm giữa bụng và đùi. Đây là khu vực chuyển tiếp giữa bụng và chi dưới, thuộc phần dưới ổ bụng và phần đầu của đùi. Vùng háng có năm cơ hoạt động cùng nhau để giúp chân di chuyển, gồm có:

  • Cơ khép dài
  • Cơ khép ngắn
  • Cơ khép lớn
  • Cơ lược
  • Cơ thon

Nguyên nhân gây đau vùng háng

Chấn thương trong thể thao là nguyên nhân thường gặp gây đau vùng háng. Nguồn: Stack.comChấn thương trong thể thao là nguyên nhân thường gặp gây đau vùng háng. 

Đau háng là một triệu chứng phổ biến và có thể xảy ra với bất kỳ ai. Tuy nhiên, có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây đau háng phổ biến hơn những nguyên nhân khác.

Các nguyên nhân phổ biến nhất

Nguyên nhân phổ biến nhất của đau háng là do căng cơ, dây chằng hoặc gân ở vùng háng. Loại chấn thương này xảy ra thường xuyên nhất ở các vận động viên, theo ghi nhận trong một nghiên cứu năm 2019 được công bố trên tạp chí Y học thể thao BMJ.

Nếu bạn chơi một môn thể thao tiếp xúc, chẳng hạn như bóng đá, bóng bầu dục hoặc khúc côn cầu, bạn có nguy cơ bị đau vùng háng.

Một nguyên nhân phổ biến khác của đau háng là thoát vị bẹn. Thoát vị bẹn xảy ra khi các mô bên trong bụng đẩy qua một điểm yếu ở thành bụng. Điều này có thể tạo ra một khối phồng ở vùng bẹn và gây đau.

Sỏi thận (cặn khoáng cứng nhỏ trong thận và bàng quang) hoặc gãy xương cũng có thể gây đau vùng háng.

Nguyên nhân ít phổ biến hơn

Các rối loạn và tình trạng ít phổ biến hơn có thể gây đau hoặc khó chịu ở háng là:

Chẩn đoán đau vùng háng

Hầu hết các trường hợp đau vùng háng không cần chăm sóc y tế. Tuy nhiên, bạn nên đi khám nếu cảm thấy đau dữ dội, kéo dài kèm theo sốt hoặc sưng tấy. Những triệu chứng này có thể đang báo hiệu một tình trạng nghiêm trọng hơn.

Bác sĩ sẽ đánh giá các triệu chứng và hỏi về bất kỳ hoạt động thể chất nào gần đây. Thông tin này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh. Sau đó, họ sẽ thực hiện khám hệ vận động, khám bụng, khám bẹn bìu và chỉ định làm các xét nghiệm khác nếu cần thiết.

Kiểm tra thoát vị

Bác sĩ sẽ đưa một ngón tay vào bìu (túi chứa tinh hoàn) và yêu cầu bạn ho. Ho làm tăng áp lực trong ổ bụng và đẩy ruột vào lỗ thoát vị.

X-quang và siêu âm

Chụp X-quang và siêu âm có thể giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng gãy xương, đánh giá xem khối tinh hoàn hoặc u nang buồng trứng có phải nguyên nhân gây ra đau vùng háng hay không.

Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (CTM)

Xét nghiệm này có thể giúp xác định xem người bệnh có bị nhiễm trùng hay không.

Điều trị đau vùng háng

Hình: Lựa chọn điều trị chuyên khoa, chăm sóc tại nhà, phục hồi chức năng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng háng. Nguồn: Tailor Made HealthHình: Lựa chọn điều trị chuyên khoa, chăm sóc tại nhà, phục hồi chức năng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau vùng háng. 

Việc điều trị chứng đau vùng háng sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Thông thường, bạn có thể điều trị tình trạng sưng tấy nhẹ ở tại nhà, nhưng nếu đau vùng háng ở mức độ nặng hơn có thể cần điều trị y tế.

Chăm sóc tại nhà

Nếu cơn đau ở háng là do căng cơ, điều trị tại nhà là lựa chọn tốt nhất cho bạn. Nghỉ ngơi hoàn toàn, tạm dừng các hoạt động thể chất trong 2-3 tuần sẽ cho phép tình trạng đau mỏi vùng khớp háng được chữa lành một cách tự nhiên.

Thuốc giảm đau, như Paracetamol, Ibuprofen,… có thể giúp kiểm soát cơn đau và sự khó chịu của bệnh. Chườm đá trong 20 phút vài lần mỗi ngày cũng có thể cải thiện triệu chứng.

Điều trị chuyên khoa

Nếu gãy xương là nguyên nhân gây đau vùng háng, bạn có thể phải phẫu thuật để giải quyết tình trạng gãy xương. Nếu thoát vị bẹn là nguyên nhân gây đau, bạn cũng có thể cần phẫu thuật để ngăn ngừa tình trạng thoát vị gây đau tái phát.

Nếu các phương pháp chăm sóc tại nhà không hiệu quả đối với chấn thương do căng cơ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc giảm viêm để giúp giảm các triệu chứng. Nếu điều này không hiệu quả và bạn bị chấn thương căng cơ tái phát, bác sĩ có thể khuyên bạn đi vật lý trị liệu.

Khi nào cần đi khám?

Nói chuyện với bác sĩ về các triệu chứng nếu bạn bị đau vùng háng mức độ vừa đến nặng ở háng hoặc đau tinh hoàn kéo dài hơn một vài ngày.

Nếu bạn bị đau vùng khớp háng, có kèm bất kỳ triệu chứng nào trong số những triệu chứng dưới đây, hãy đi khám ngay:

  • Tinh hoàn sưng, tấy, xuất hiện u, cục 
  • Tiểu máu, nước tiểu hồng
  • Đau thắt lưng lan xuống dưới, lan lên ngực hoặc bụng 
  • Sốt 
  • Buồn nôn

Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của một tình trạng nghiêm trọng, chẳng hạn như nhiễm trùng tinh hoàn, xoắn tinh hoàn (xoắn tinh hoàn) hoặc ung thư tinh hoàn. 

Nếu đau vùng bìu, bẹn, đau tinh hoàn dữ dội, hãy đi khám cấp cứu.

Phòng bệnh đau vùng háng

Bạn có thể thực hiện một số bước để phòng bệnh.

Đối với các vận động viên, kéo căng nhẹ nhàng là cách giúp phòng tránh bị chấn thương vùng háng. Khởi động chậm và ổn định trước khi hoạt động thể chất có thể giúp giảm nguy cơ chấn thương háng, đặc biệt nếu bạn thực hiện đều đặn.

Duy trì cân nặng hợp lý, thận trọng khi nâng vật nặng có thể giúp ngăn ngừa thoát vị.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!