Đau hạ sườn phải: 16 nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Có nhiều bệnh khác nhau gây ra đau bụng vùng nửa dưới bên phải. Một số là bệnh nặng cần được chăm sóc y tế ngay, vì vậy biết những điểm khác biệt rất quan trọng. Bụng là vùng giữa ngực và khung chậu. Bụng chứa các cơ quan tham gia tiêu hóa, như ruột non hay gan. Vùng bụng dưới bên phải bao gồm một phần đại tràng và buồng trứng phải của phụ nữ. Bài viết này sẽ đưa ra những nét chính về khả năng gây đau hạ sườn phải, triệu chứng, những ai cần được chăm sóc y tế.

Video Đau hạ sườn phải, bệnh gì ? 

Những nguyên nhân ít nguy hiểm

Đau hạ sườn phải có thể do nhiều nguyên nhân. Cơn đau thường thoáng qua và không cần khám chữa bệnh. Những nguyên nhân ít nguy hiểm gồm:

Khó tiêu

Cơn đau ở vùng bụng dưới bên phải có thể là kết quả của khó tiêu, kèm theo các triệu chứng khác, như ợ hơi, đầy hơi.

Khó tiêu có thể được giải quyết dễ dàng bằng thuốc không kê đơn nhưng cần được khám chữa bệnh nếu triệu chứng kéo dài hơn 2 tuần.

Đầy hơi

Khi thức ăn không được tiêu hóa đúng cách, ruột non có thể bị đầy hơi. Tình trạng này gây ra cảm giác khó chịu, chướng bụng.

Triệu chứng thường giảm sau vài giờ, nhưng nếu kéo dài nhiều tuần có thể chỉ ra bệnh nền nghiệm trọng hơn, ví dụ như không dung nạp lactose.

Đau bụng kinh

Phụ nữ bị đau bụng trước và trong kì kinh của họ. Cơn đau được miêu tả là âm ỉ và kéo dài. Có thể kèm theo đau vùng lưng và chân, cảm giác buồn nôn, đau đầu. Triệu chứng thường xuất hiện đột ngột và kéo dài vài ngày. 

Nguyên nhân nguy hiểm hơn 

Sỏi thận có thể gây đau khi chúng di chuyển trong hệ thống đường tiết niệu. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comSỏi thận có thể gây đau khi chúng di chuyển trong hệ thống đường tiết niệu.Một vài trường hợp, đau hạ sườn phải chỉ điểm tình trạng bệnh nguy hiểm cần được đi khám gấp

Viêm ruột thừa cấp

Viêm ruột thừa là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra đau khu trú ở vùng bụng dưới bên phải. Ruột thừa là một cấu trúc dạng ống gắn vào manh tràng.

Viêm ruột thừa cấp gây ra cơn đau tăng dần từ giữa bụng, lan tới vùng bụng dưới bên phải.

Những triệu chứng khác:

Đa số ca bệnh cần cắt bỏ ruột thừa để giảm đau. Chức năng của ruột thừa chưa rõ, và cắt ruột thừa không gây ra nguy hiểm sức khỏe gì ở tương lai.

Sỏi thận

Muối và khoáng có thể tích tụ ttrong thận hình thành khối cứng, được gọi là sỏi.

Kích thước của sỏi thận có thể thay đổi đáng kể. Sỏi nhỏ nhất có thể đi qua hệ tiết niệu mà không có dấu hiệu gì, nhưng sỏi lớn hơn có thể bị mắc kẹt và gây ra cơn đau quanh vùng thắt lưng, eo, bụng và háng.

Khi sỏi di chuyển trong hệ tiết niệu, cơn đau sẽ thay đổi dựa vào vị trí và mức độ nặng.

Một số triệu chứng khác:

Viêm đài bể thận

Có khả năng một hoặc cả hai thận bị nhiễm trùng bởi vi khuẩn đường tiết niệu. Đau thường ở thắt lưng, eo, và háng. Cơn đau có thể lan xuống vùng bụng dưới.

Cơn đau thường nhẹ hơn so với sỏi thận, nhưng cần điều trị để tránh tổn thương vĩnh viễn.

Triệu chứng khác bao gồm:

  • Buồn nôn
  • Sốt
  • Tiêu chảy
  • Chán ăn

Viêm đài bể thận có thể bị nhầm với nhiễm khuẩn đường tiết niệu, như viêm bàng quang, vì có triệu chứng tương tự nhau. Có thể bao gồm các triệu chứng khác như:

  • Tiểu ra máu
  • Đau khi đi tiểu
  • Nước tiểu đục hay có mùi
  • Tiểu dắt

Thoát vị

Thoát vị là nơi cơ quan trong cơ thể bị đẩy qua điểm yếu của cơ hay mô và hình thành một khối nhỏ. Thoát vị thường xảy ra ở vùng bụng.

Thoát vị thường lành tính và xuất hiện với vài triệu chứng khác. Tuy nhiên, một số có thể gây ra đau quanh khối phồng, đau tăng khi co cơ, ví dụ như ho hay nâng vật nặng.

Hội chứng ruột kích thích

Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một bệnh mạn tính ở hệ thống tiêu hóa. Nguyên nhân chưa rõ, hiện chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu cho IBS.

IBS có thể gây ra đau ở vùng bụng cùng với một số triệu chứng khác:

  • Co rút dạ dày
  • Tiêu chảy
  • Táo bón
  • Chương bụng
  • Đầy hơi

Viêm ruột

Bệnh viêm ruột (IBD) chỉ nhóm bệnh ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều gây viêm ruột, chiếm hầu hết các ca bệnh IBD. Bệnh gây đau ở vùng bụng dưới kèm theo:

  • Gầy sút cân nhanh
  • Mệt mỏi
  • Chướng bụng
  • Tiêu chảy kéo dài, thường có máu

Nguyên nhân đặc hiệu giới

Vùng bụng có sự khác biệt giải phẫu đặc trưng giữa nam và nữ. Sự khác biệt này có nghĩa là đau hạ sườn phải có thể có nguyên nhân đặc hiệu giới

Những bệnh này cần chăm sóc y tế ngay lập tức.

Nữ giới

Một số bệnh phụ khoa, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, có thể gây đau bụng. Nguồn ảnh: medicalnewstoday.comMột số bệnh phụ khoa, ví dụ như lạc nội mạc tử cung, có thể gây đau bụng

U nang buồng trứng

Nang là những túi phát triển trong buồng trứng. Chúng thường lành tính, nhưng những nang lớn gây đau bụng âm ỉ hay dữ dội. Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau khi quan hệ
  • Tiểu nhiều
  • Chướng bụng
  • Lượng máu kinh nhiều hoặc ít bất thường
  • Ăn nhanh no
  • Tiểu khó

Lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung là khi mô của tử cung được tìm thấy ở những nơi khác, ví dụ như buồng trứng hay ổ bụng. Đây là một bệnh mạn tính, có thể gây đau bụng vùng dưới hay đau lưng.

Triệu chứng có thể nặng hoặc nhẹ và bao gồm:

  • Đau bụng trong kì kinh
  • Đau trong và sau khi quan hệ
  • Đau khi đi tiểu hoặc đi đại tiện trong kì kinh
  • Buồn nôn
  • Lượng máu kinh nhiều bất thường

Viêm vùng chậu

Viêm vùng chậu (PID) là nhiễm trùng có dấu ấn giới tính. Bệnh gây đua bụng, nhưng triệu chứng thường nhẹ và không thường xuyên. Các triệu chứng:

  • Đau khi quan hệ
  • Đau khi đi tiểu
  • Lượng máu kinh nhiều bất thường hay đau bất thường trong kì kinh
  • Chảy máu trong giữa các kì kinh hoặc sau khi quan hệ
  • Buồn nôn
  • Sốt

Thai ngoài tử cung

Thai ngoài tử cung là tình trạng trứng đã được thụ tinh làm tổ ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng. Tình trạng gây đau vùng bụng và các triệu chứng khác:

  • Dấu hiệu đặc trưng của mang thai, như mất kinh
  • Chảy máu âm đạo hay tiết dịch nâu âm đạo.
  • Đau quanh vùng vai
  • Đau khi đi tiểu hoặc đại tiện
  • Buồn nôn
  • Tiêu chảy

Những triệu chứng này có thể xảy ra khi bị rối loạn tiêu hóa.

Xoắn buồng trứng (OT)

Buồng trứng có thể bị xoắn với mô xung quanh, gây cản trở dòng máu. Tình trạng này gây đau dữ dội vùng bụng dưới. Những triệu chứng khác bao gồm:

  • Đau khi quan hệ
  • Buồn nôn
  • Kì kinh bất thường

Nam giới

Thoát vị bẹn

Thoát vị bẹn thường xảy ra khi mô mỡ hoặc một phần ruột bị đẩy qua ống ở vùng bụng dưới. Đây là loại thoát vị thường gặp nhất và xảy ra đặc trưng ở nam.

Thoát vị bẹn hình thành một khối nhỏ ở đầu trên đùi, và có thể gây đau bụng.

Xoắn tinh hoàn

Thừng tinh gắn với tinh hoàn có thể bị xoắn và cản trở máu lưu thông. Bệnh có thể gây đau vùng bụng và các triệu chứng khác:

  • Đau khi đi tiểu
  • Buồn nôn
  • Nôn
  • Sưng vùng bìu

Chẩn đoán đau hạ sườn phải

Đau hạ sườn phải có thể do nguyên nhân tiêu hóa, tiết niệu hoặc hệ sinh dục, cần làm nhiều thăm dò để chẩn đoán.

Bao gồm:

  • Siêu âm
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT scan)
  • Chụp cộng hưởng tử (MRI)
  • Khám lâm sàng
  • Nội soi. Thủ thuật đưa một ống gắn đèn và camera qua họng xuống đến dạ dày, cho thấy hình ảnh của vùng bụng dưới
  • Xét nghiệm máu. Để tìm dấu hiêu nhiễm trùng, như tăng số lượng tế bào bạch cầu

Bác sĩ chăm sóc sức khỏe ban đầu có thể chuyển người bị đau hạ sườn phải đến khám các chuyên khoa:

  • Bác sĩ chuyên khoa tiêu hóa, với các vấn đề đường tiêu hóa
  • Bác sĩ chuyên khoa thận tiết niệu, với tình trạng vùng bàng quang và thận
  • Bác sĩ chuyên khoa phụ sản, với tình trạng bệnh ở tử cung, buồng trứng, hay thai ngoài tử cung

Điều trị đau hạ sườn phải

Điều trị phụ thuộc nguyên nhân gây đau.

Thuốc giảm đau không kê đơn thường đủ để điều trị những cơn đau ít nguy hiểm. Một số tình trạng như đầy hơi, sẽ khỏi mà không cần điều trị.

Người bị viêm đài bể thận cần sử dụng thuốc kháng sinh.

Một số bệnh đau bụng nghiêm trọng cần phẫu thuật. Viêm ruột thừa cấp cần cắt bỏ ruột thừa, sỏi thận cần thuốc giảm đau dạng tiêm truyền để giảm đau khi sỏi di chuyển.

Một số bệnh như lạc nội mạc tử vung và viêm ruột (IBD) gây đau mạn tính, chỉ có thể điều trị triệu chứng. Bệnh không thể khỏi hoàn toàn.

Khi được điều trị những cơn đau nặng hay kéo dài ở vùng bụng dưới bên phải có thể giúp người bệnh có chất lượng cuộc sống tốt hơn.

Tổng kết

Trong nhiều trường hợp, đau vùng bụng dưới không phải nguyên nhân đáng lo ngại. Đầy hơi, khó tiêu, đau bụng kinh thường không cần đi khám bác sĩ.

Tuy nhiên, cần đi khám nghi ngờ những bệnh khác đã nêu trên, hoặc đau nhiều hơn 2 ngày.

Câu hỏi liên quan

Những rối loạn và tổn thương đường ruột gây ra những cơn đau tức vị trí sườn phải. Đó có thể là bệnh viêm đại tràng, nhiễm khuẩn đường ruột, bệnh Crohn, viêm đường ruột, hội chứng ruột kích thích.
Xem thêm
Khi người bệnh bị thoát vị đĩa đẹm thường có triệu chứng đau hạ sườn phải lan ra sau lưng. Nguyên nhân phổ biến là do đĩa đệm bị lệch ra khỏi vị trí như lúc đầu, hoặc thay đổi hình thái phình ra chèn vào dây thần kinh gây ra cơn đau khi ngồi lâu hoặc di chuyển.
Xem thêm
Hít thở sâu bị đau sườn phải có thể là dấu hiệu của bệnh phổi hoặc màng phổi (liên quan đến màng phổi), chẳng hạn như: Viêm màng phổi, Viêm phổi, Thuyên tắc huyết khối của động mạch
Xem thêm
Bệnh rối loạn đường ruột; Đau dây thần kinh liên sườn; Bệnh lý về gan; Bệnh túi mật; Bệnh lý về thận; Bệnh lý về phổi.
Xem thêm
Đau do sỏi mật thường xuất hiện vào ban đêm ở vùng hạ sườn phải, đau có thể thành từng cơn dữ dội hoặc âm ỉ kéo dài. Nếu đau ngày càng tăng nặng, đau kéo dài hơn 3 giờ với những triệu chứng kèm theo là sốt cao, buồn nôn, nôn ói liên tục… đấy chính là dấu hiệu của viêm túi mật cấp
Xem thêm
Đau hạ sườn phải thường xuất phát từ các cơ quan trong khu vực này hoặc đôi khi cũng có thể từ một cơ quan lân cận nằm cách xa hơn.
Xem thêm
Đau hạ sườn phải còn có thể là dấu hiệu của đau dây thần kinh liên sườn, cơn đau thường xảy ra âm ỉ đôi khi kéo dài cả ngày, đêm. Đau khi thay đổi tư thế, ấn vào thấy đau hơn.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Đau hạ sườn phải
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!