Dầu gió - Giảm triệu chứng đau đầu, đau lưng - Cách dùng

Dầu Gió thường được dùng để làm giảm các triệu chứng: Đau đầu, đau lưng, đau dây thần kinh, đau vai gáy, đau nhức do phong thấp, lòng bàn chân; bàn tay lạnh giá, tê, mỏi, cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi, đau bụng lạnh, buồn nôn do cảm gió, cảm lạnh, say tàu xe, ngứa do muỗi, côn trùng cắn. Vậy Dầu Gió được sử dụng như thế nào, cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác dụng Dầu Gió

Dầu gió có thành phần chủ yếu là các tinh dầu, thường là tinh dầu bạc hà và các thành phần phụ tùy thuộc công thức riêng của nhà sản xuất: dịch chiết gừng, menthol và methyl salicylate, Tinh dầu tràm, Tinh dầu long não, Tinh dầu hương nhu, Tinh dầu quế, Tinh dầu Lavander, Camphor, Eucalyptol

Ở nồng độ cao, gừng và các vị thuốc khác hiệp đồng tác dụng thông kinh, hoạt lạc, giảm đau nên hiệu quả cao trong các trường hợp bế tắc kinh lạc, khí huyết ứ trệ như: Phong thấp, đau nhức, chấn thương, tê mỏi, chân tay lạnh...

Menthol là một hợp chất hữu cơ làm tổng hợp hoặc thu được từ các loại dầu của bạc hà. Menthol có chất gây tê và phản tác dụng tại chỗ ,được sử dụng rộng rãi để làm giảm kích ứng họng,mũi.

Methyl salicylate (công thức hóa học C6H4(HO)COOCH3 còn được gọi là salicylic acid methyl ester, methyl-2-hydroxybenzoate) là sản phẩm tự nhiên của rất nhiều loại cây, được dùng làm thuốc giảm đau, chống viêm.

Camphor là (1RS,4SR)-1,7,7-trimethylbicyclo-[2.2.1] heptan-2-on, được chiết từ tinh dầu của cây Long não Cinnamomum camphora (Linn.) Nees et Eberm, họ Lauraceae (camphor thiên nhiên, hữu tuyền) hoặc được điều chế bằng tổng hợp hoá học (camphor tổng hợp, racemic hoặc tả tuyền). Chữa cảm cúm. Sát khuẩn không khí, xua đuổi côn trùng. Giảm đau nhức chân tay. Chống bệnh trầm cảm. Chống viêm, kháng khuẩn, chống co thắt.Hỗ trợ điều trị hạ huyết áp, an thần. Giảm chứng mất ngủ.Kích thích miễn dịch.Giúp tái tạo tế bào mới, chăm sóc da và giảm lão hóa.

Eucalyptol có tác dụng sát khuẩn, là thành phần trong nhiều loại nước súc miệng và thuốc ho.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá Dầu Gió

Thuốc được bào chế dưới dạng dầu xoa với hàm lượng 1,5-20 ml

Giá thuốc: 7.000 – 150.000 VND/Chai tùy thuộc vào loại dầu gió, xuất xứ và thể tích

Chỉ định và chống chỉ định Dầu Gió

Chỉ định 

Dầu Gió có thể được chỉ định trong các trường hợp đau đầu, đau lưngDầu Gió có thể được chỉ định trong các trường hợp đau đầu, đau lưng

Dầu giá thường được dùng để làm giảm tạm thời các triệu chứng đau đầu, đau lưng, đau dây thần kinh, đau vai gáy, đau nhức do phong thấp, lòng bàn chân, bàn tay lạnh giá, tê, mỏi. Bên cạnh đó là các triệu chứng cảm cúm, ngạt mũi, sổ mũi, đau bụng lạnh, buồn nôn do cảm gió, cảm lạnh, say tàu xe, ngứa do muỗi, côn trùng cắn.

Chống chỉ định      

  • Không dùng dầu gió cho trẻ < 24 tháng tuổi. Hoặc dùng cho các đối tượng là phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Lưu ý, tuyệt đối không được dùng dầu gió cho trẻ sơ sinh, nhất là không bôi lên mũi trẻ. Vì có thể gây ức chế hô hấp ở trẻ.
  • Với các đối tượng bị lở ngứa, ra mồ hôi, sốt cao cũng không nên dùng.
  • Các trường hợp bị suy nhược, vừa ốm dậy hoặc bị táo bón, tăng huyết áp cần đưa bệnh nhân gặp bác sĩ để thăm khám ngay thay vì cho dùng dầu gió.

Liều lượng và cách sử dụng Dầu Gió

Cách sử dụng

Dùng thoa ngoài da, xông

Đối với trẻ > 2 tuổi, khi dùng dầu gió phải có người lớn bên cạnh và theo dõi:

  • Đầu tiên, trước khi bôi dầu, cần phải rửa sạch và lau khô tay cũng như vùng da bị đau.
  • Tiếp đó, dùng đầu ngón tay trỏ lấy một lượng dầu thích hợp với trường hợp cần dùng.
  • Sau đó, bôi dầu lên hoặc xoa bóp chỗ đau nhức hoặc thoa lên vết côn trùng cắn đốt.

Liều dùng

  • Các chứng đau nhức: Xoa bóp dầu lên vùng trán, thái dương, các vùng cơ lưng, vai, gáy bị đau, mỏi. Thoa dầu lên vùng bị đau ngày 3 đến 5 lần.
  • Chân tay lạnh giá, tê, mỏi, phòng ngừa phong thấp: Xoa bóp dầu vào gan bàn chân, lòng bàn tay hoặc hàng ngày. Trước khi đi ngủ, nhỏ 10 - 20 giọt dầu vào chậu nước nóng, ngâm chân trong vòng 20 - 30 phút rồi lau khô.
  • Cảm cúm, cảm gió, cảm lạnh: Xoa bóp lên vùng trán, thái dương, lòng bàn tay, cổ tay, các vùng cơ vai, gáy bị đau mỏi.
  • Đánh cảm, cạo gió
  • Xông cảm: Nhỏ 10 - 40 giọt dầu vào chậu nước nóng, trùm chăn rồi xông 10 - 15 phút.
  • Say tàu xe, buồn nôn, đau bụng lạnh: Xoa dầu vào bụng, vùng rốn và dưới rốn, cổ tay (phía lòng bàn tay).
  • Muỗi đốt, côn trùng cắn: Xoa dầu vào nơi muỗi đốt, côn trùng cắn.

Tác dụng phụ Dầu Gió

Nổi ban đỏ là tác dụng phụ có thể gặp

Chóng mặt, nhức đầu, buồn nôn, cảm giác mệt mỏi, nổi ban đỏ hoặc gây tình trạng ngứa da là một số tác dụng phụ hiếm gặp

Sau khi xoa dầu gió trong vòng 5 – 90 phút, nếu nhận thấy các triệu chứng bất thường như buồn nôn, nôn mửa, bỏng miệng, thậm chí sau đó xuất hiện tình trạng co giật, khó thở và rơi vào hôn mê. Đó là các biểu hiện của tình trạng ngộ độc dầu gió.Lưu ý, triệu chứng nặng hay nhẹ tùy vào lượng dầu nhiều hay ít trước đó. Sau khi sử dụng hoặc phát hiện bé uống phải dầu gió và có dấu hiệu bất thường, nghi ngờ ngộ độc. Cần đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để được cấp cứu.

Hướng dẫn cách xử trí ADR: Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Lưu ý Dầu Gió

Lưu ý chung

Chỉ sử dụng ngoài da. 

Không được uống, không được bôi vào niêm mạc, mắt, không được bôi vào chỗ các vết thương hở.

Mặc dù dầu gió là sản phẩm không kê đơn nhưng dầu vẫn là thuốc. Do đó, việc sử dụng dầu gió tùy tiện có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí gây tử vong trong các trường hợp ngộ độc.

Ngoài ra, methyl salicylate có trong dầu gió được xếp vào nhóm thuốc giảm đau, kháng viêm không steroid. Thông thường, hoạt chất này thường kết hợp methyl salicylat với các loại tinh dầu nhằm giúp vùng da được xoa dầu nóng lên nhanh. Từ đó, giúp làm giãn nở các mạch máu ngoại biên. Dẫn đến dễ dàng tăng tuần hoàn máu, giúp thuốc thẩm thấu vào mô dễ dàng, làm giảm nhanh cơn đau và cứng cơ.

Tuy nhiên, dầu gió chỉ được dùng ngoài da, không được uống và bôi lên vết thương hở. Điều này là do tác dụng phụ của methyl salicylat là gây xung huyết da. Hạn chế hít dầu thường xuyên vì có thể gây rách màng nhầy ở mũi, họng, gây tổn thương hệ hô hấp.

Các loại tinh dầu có thể làm ức chế các trung khu tim mạch và hô hấp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là menthol có thể gây hại. Đã có báo cáo về trường hợp trẻ tử vong sau khi dùng 1 giọt dầu gió.

Ngoài ra, trong dầu gió có chứa eukalyptol và đặc biệt camphor – chất độc đối với trẻ em. Không dùng đúng sẽ khiến trẻ hấp thu nhiều vào cơ thể qua phần da trầy xước hoặc nuốt phải chỉ 1g cũng đủ gây tổn thương hệ hô hấp. Nghiêm trọng hơn có thể làm trẻ ngưng thở.

Tham khảo ý kiến của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn sử dụng khi dùng cho phụ nữ có thai, phụ nữa đang cho con bú, người lái xe và vận hành máy móc

Tương tác Dầu Gió

Thuốc

Thuốc này có thể làm thay đổi khả năng hoạt động của thuốc khác mà bạn đang dùng hoặc gia tăng ảnh hưởng của các tác dụng phụ. Để tránh tình trạng tương tác thuốc, tốt nhất là bạn viết một danh sách những thuốc bạn đang dùng (bao gồm thuốc được kê toa, không kê toa, thảo dược và thực phẩm chức năng) và cho bác sĩ hoặc dược sĩ xem. Để đảm bảo an toàn khi dùng thuốc, bạn không tự ý dùng thuốc, ngưng hoặc thay đổi liều lượng của thuốc mà không có sự cho phép của bác sĩ. 

Thức ăn, rượu bia và thuốc lá

Thức ăn, rượu và thuốc lá có thể tương tác với vài loại thuốc nhất định. Hãy tham khảo ý kiến bác sĩ về việc uống thuốc cùng thức ăn, rượu và thuốc lá. Bạn không nên uống rượu trong thời gian dùng thuốc. 

Tình trạng sức khỏe

Tình trạng sức khỏe của bạn có thể ảnh hưởng đến việc sử dụng thuốc này. Báo cho bác sĩ biết nếu bạn có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào.

Bảo quản Dầu Gió

Các loại dầu gió cần được đóng chặt nắp để tránh bay hơi sau khi sử dụng và bảo quản nơi thoáng mát, nhiệt độ dưới 30 C.

Làm gì khi dùng quá liều, quên liều?

Xử trí khi quá liều 

Cho đến nay chưa có thông tin báo cáo về dùng thuốc quá liều. Trong trường hợp khẩn cấp, hãy gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đến trạm Y tế địa phương gần nhất

Xử trí khi quên liều       

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!