Đau cổ tay: Nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp điều trị

Đau cổ tay là vấn đề xương khớp phổ biến, ảnh hưởng sức khỏe và gây trở ngại trong sinh hoạt.

Nguyên nhân đau cổ tay

Video Đau cổ tay khi tập gym, làm sao cho hết?

Những nguyên nhân phổ biến gây đau cổ tay bao gồm:

Hội chứng ống cổ tay

 Chèn ép dây thần kinh giữa gây hội chứng ống cổ tay. Nguồn ảnh: shoulderandelbowlondon.comChèn ép dây thần kinh giữa gây hội chứng ống cổ tay. 
Nguồn ảnh: shoulderandelbowlondon.com
Hội chứng ống cổ tay xảy ra khi dây thần kinh giữa bị chèn ép. Dây thần kinh giữa là một trong ba dây thần kinh chính ở cẳng tay, nó nằm trên lòng bàn tay và chi phối cảm giác cho các vùng sau:

  • Ngón tay cái
  • Ngón tay trỏ
  • Ngón giữa
  • Một phần của ngón nhẫn (ngón áp út)

Dây thần kinh giữa cũng chi phối vận động cho cơ ngón tay cái. 

Hội chứng ống cổ tay có thể xảy ra ở một hoặc cả hai tay.

Ngoài việc gây đau cổ tay, hội chứng ống cổ tay có thể dẫn đến:

  • Tê bì tay
  • Yếu tay
  • Ngứa ran ở một bên bàn tay phía gần ngón tay cái 

Các yếu tố nguy cơ của hội chứng ống cổ tay bao gồm:

  • Thực hiện các động tác lặp đi lặp lại bằng bàn tay, chẳng hạn như đánh máy, vẽ hoặc may vá
  • Thai kỳ
  • Mắc một số bệnh lý, chẳng hạn như đái tháo đường, viêm khớp hoặc suy giáp
  • Có tiền sử gia đình mắc hội chứng ống cổ tay, bất thường về giải phẫu vùng cổ tay.

Chấn thương cổ tay

Chấn thương ở cổ tay cũng có thể gây đau. Chống tay xuống đất khi ngã thường là nguyên nhân gây tổn thương cổ tay.

Sưng, bầm tím hoặc biến dạng khớp gần cổ tay có thể là các triệu chứng của gãy xương, viêm gân, đứt gân hoặc rách dây chằng. Cũng có thể các dây thần kinh hoặc mô xung quanh cổ tay bị tổn thương, ngay cả khi không bị gãy xương.

Bệnh Gout (bệnh Gút)

Bệnh gout là một loại bệnh viêm khớp gây ra do sự tích tụ của axit uric. 

Axit uric là một chất hóa học được tạo ra khi tiêu hóa thức ăn có chứa các hợp chất hữu cơ được gọi là purin. Hầu hết axit uric được hòa tan trong máu và thải bỏ ra ngoài qua nước tiểu. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cơ thể sản xuất ra quá nhiều axit uric, và một số trường hợp khác cơ thể không đào thải được axit uric ra ngoài. Lượng axit uric dư thừa này có thể bị lắng đọng trong các khớp, dẫn đến đau và sung khớp. Các khớp thường bị đau do bệnh gout gồm khớp gối, cổ chân, cổ tay và các khớp ở bàn chân.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh gút bao gồm:

  • Uống nhiều rượu
  • Ăn nhiều thực phẩm và đồ uống có nhiều fructose
  • Ăn nhiều thực phẩm giàu purin, như thịt đỏ và một số loại hải sản
  • Béo phì
  • Sử dụng một số loại thuốc, như thuốc lợi tiểu
  • Các bệnh lý khác, như huyết áp cao, đái tháo đường và bệnh thận

Viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng viêm ở các khớp, gây sưng và cứng khớp. Có nhiều nguyên nhân gây ra viêm khớp như thoái hóa khớp, bệnh tự miễn, bệnh chuyển hóa, sau chấn thương khớp hoặc vận động quá sức ở bàn tay.

Có nhiều dạng viêm khớp nhưng những dạng phổ biến nhất có thể ảnh hưởng đến cổ tay bao gồm:

  • Viêm khớp dạng thấp (Rheumatoid arthritis - RA) là một bệnh viêm khớp mãn tính có tính chất hệ thống, bệnh có thể ảnh hưởng đến cả hai cổ tay. Đây là bệnh tự miễn, xuất hiện khi hệ thống miễn dịch tấn công nhầm vào bề mặt sụn khớp, bao gồm cả khớp cổ tay, gây ra sưng đau khớp cuối cùng có thể dẫn đến tổn thương xương dưới sụn.
  • Viêm xương khớp (Osteoarthritis - OA) là một bệnh thoái hóa khớp phổ biến ở người lớn tuổi. Nguyên nhân là do sụn khớp bị phá hủy. Mô sụn bị hư hỏng bào mòn theo thời gian do lão hóa và chuyển động lặp đi lặp lại ở khớp. Điều này làm tăng ma sát khi các xương cọ xát vào nhau dẫn đến sưng và đau khớp.

Mặc dù bệnh viêm khớp có thể xảy ra với bất kỳ ai đặc biệt hay gặp ở người lớn tuổi, nhưng có một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm

  • Béo phì
  • Nhiễm trùng không được điều trị
  • Hút thuốc lá
  • Chấn thương khớp không được điều trị do vận động khớp quá mức (chẳng hạn như uốn cong đầu gối quá mức)

U nang bao hoạt dịch

Những khối u nang bao hoạt lành tính, không phải ung thư và thường xuất hiện ở mặt sau của cổ tay.

U nang bao hoạt dịch cổ tay. Nguồn ảnh: ct-ortho.comU nang bao hoạt dịch cổ tay. 
Nguồn ảnh: ct-ortho.com
Không rõ nguyên nhân gây ra nang bao hoạt dịch, nhưng nang có xu hướng xuất hiện nhiều hơn ở:

  • Độ tuổi 15 - 40 tuổi
  • Những người tập thể dục (vì cổ tay luyện tập quá mức những động tác lặp đi lặp lại)
  • Phụ nữ thường gặp hơn nam giới

Thông thường u nang bao hoạt dịch nhỏ không gây đau, nhưng nếu khối lớn gây áp lực lên khớp hoặc dây thần kinh sẽ gây đau cổ tay. Điều trị u nang bao hoạt dịch tùy thuộc vào tình trạng bệnh: có thể chờ đợi xem liệu khối nang có tự khỏi hay không, đeo nẹp hoặc chọc hút dẫn lưu.

Bệnh Kienbock

Đây là một căn bệnh hiếm gặp gây hoại tử xương nguyệt ở cổ tay, xương từ từ bị phá hủy do nguồn cung cấp máu thấp. Bệnh Kienbock có thể gây:

  • Đau cổ tay
  • Sưng tấy
  • Giảm khả năng vận động bàn tay


Bệnh Kienbock do hoại tử vô khuẩn xương nguyệt cổ tay.  Nguồn ảnh: handandwristinstitute.comBệnh Kienbock do hoại tử vô khuẩn xương nguyệt cổ tay.
 Nguồn ảnh: handandwristinstitute.com
Không rõ nguyên nhân gây ra bệnh Kienbock và các triệu chứng có thể biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Tình trạng bệnh này có thể được điều trị bằng:


  • Thuốc
  • Dùng nẹp 
  • Phẫu thuật để tăng lưu lượng máu nuôi dưỡng

Các triệu chứng của đau cổ tay

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau cổ tay, nó có thể đi kèm với các triệu chứng sau:

  • Sưng tấy ngón tay
  • Khó nắm tay hoặc cầm nắm đồ vật
  • Cảm giác tê hoặc ngứa ran ở tay
  • Đau, tê bì hoặc ngứa ran tăng lên vào ban đêm
  • Đột ngột đau nhói ở tay
  • Sưng hoặc đỏ quanh cổ tay
  • Vùng cổ tay nóng hơn

Hãy đi khám ngay nếu bạn thấy cổ tay nóng đỏ và bị sốt (trên 38°C). Những triệu chứng này có thể là dấu hiệu của bệnh viêm khớp nhiễm khuẩn, đây là một căn bệnh nghiêm trọng.

Bạn cũng nên đi khám ngay lập tức nếu không thể cử động cổ tay hoặc nếu bàn tay biến dạng bất thường, đó có thể là dấu hiệu của gãy xương.

Nếu tình trạng đau cổ tay tiến triển nặng lên hoặc gây cản trở vận động ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày, bạn cũng nên đi khám bác sĩ.

Chẩn đoán nguyên nhân gây đau cổ tay

Bác sĩ sẽ khám tổn thương thực thể và chỉ định xét nghiệm để chẩn đoán nguyên nhân gây đau cổ tay. Một số biện pháp kiểm tra cổ tay như sau:

  • Uốn cong cổ tay về phía trước trong 60 giây để xem có bị tê hoặc ngứa ran không
  • Chạm vào khu vực trên dây thần kinh giữa để xem liệu cơn đau có xảy ra không
  • Kiểm tra sức mạnh của cổ tay và các ngón tay 
  • Chụp X-quang cổ tay để đánh giá xương và khớp
  • Ghi điện cơ để đánh giá tình trạng của cơ và dây thần kinh
  • Đo tốc độ dẫn truyền thần kinh để kiểm tra tổn thương thần kinh
  • Xét nghiệm máu và nước tiểu để phát hiện các bệnh lý tiềm ẩn 
  • Xét nghiệm dịch khớp để kiểm tra tinh thể urat hoặc canxi

Điều trị đau cổ tay

Các biện pháp điều trị đau cổ tay khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân.

Điều trị hội chứng ống cổ tay có thể bao gồm:

  • Đeo nẹp cổ tay để giảm sưng và giảm đau cổ tay
  • Chườm nóng hoặc lạnh mỗi lần từ 10-20 phút
  • Dùng thuốc chống viêm hoặc giảm đau, chẳng hạn như ibuprofen hoặc naproxen
  • Tiêm steroid
  • Vật lý trị liệu
  • Phẫu thuật để giảm áp lực lên dây thần kinh giữa với các trường hợp nặng

Điều trị bệnh gút có thể bao gồm:

  • Dùng thuốc chống viêm, như ibuprofen hoặc naproxen
  • Uống nhiều nước để giảm nồng độ axit uric
  • Giảm thức ăn nhiều chất béo và rượu
  • Dùng thuốc làm giảm axit uric máu

Điều trị u nang bao hoạt dịch có thể bao gồm:

  • Đeo nẹp để giữ cho cổ tay không di chuyển
  • Chọc hút nang
  • Phẫu thuật cắt bỏ u nang

Bệnh Kienbock thường được điều trị bằng cách:

  • Giữ cổ tay bất động
  • Uống thuốc giảm đau
  • Phẫu thuật để khôi phục lưu lượng máu đến cổ tay
  • Phẫu thuật để điều chỉnh chiều dài của xương cánh tay (trong trường hợp hai xương cánh tay bị lệch về chiều dài 

Nếu bị chấn thương cổ tay, bạn có thể thúc đẩy quá trình hồi phục bằng cách:

  • Đeo nẹp cổ tay
  • Kê cao tay, tránh vận động cổ tay 
  • Dùng các thuốc giảm đau như ibuprofen hoặc acetaminophen
  • Đặt một túi đá chườm lên cổ tay trong vài phút mỗi lần để giảm sưng và đau

Nếu bị viêm khớp, hãy đi khám bác sĩ vật lý trị liệu. Chuyên gia vật lý trị liệu sẽ hướng dẫn cho bạn cách thực hiện các bài tập để tăng sức mạnh và độ dẻo dai cho khớp cổ tay.

Làm thế nào để ngăn ngừa đau cổ tay

Không phải tất cả các loại đau cổ tay đều có thể dự phòng được, đặc biệt khi đau cổ tay do viêm khớp hoặc do u nang.

Tuy nhiên, bạn có thể làm giảm nguy cơ mắc hội chứng ống cổ tay bằng cách:

  • Sử dụng bàn phím công thái học khi đánh máy để giữ cho cổ tay không bị cong lên trên
  • Để bàn tay nghỉ ngơi khi đánh máy nhiều hoặc thực hiện các vận động quá mức lặp đi lặp lại
  • Đi khám và tập các bài tập vật lý trị liệu để tăng cường sức mạnh và độ dẻo dai cho bàn tay

Để giúp ngăn ngừa các cơn gout cấp, hãy xem xét:

  • Uống nhiều nước hơn và uống ít rượu 
  • Hạn chế các loại thực phẩm như gan, cá cơm và cá hun khói hoặc ngâm chua 
  • Chỉ ăn một lượng vừa phải protein
  • Uống thuốc đầy đủ theo đơn của bác sĩ

Mặc dù không thể ngăn ngừa hoàn toàn bệnh viêm khớp nhưng có thể làm giảm mức độ trầm trọng các triệu chứng của bênh:

  • Giảm căng thẳng, khi có thể
  • Duy trì hoạt động thể chất
  • Trao đổi với bác sĩ cách tốt nhất để giảm thiểu cơn đau
  • Giữ cân nặng ở mức vừa phải
  • Bảo vệ khớp bằng cách chọn các hoạt động không gây áp lực quá nhiều lên khớp

Các bài tập giảm đau cổ tay

Nếu cảm thấy đau và nhức cổ tay do làm việc quá sức (chẳng hạn như làm việc quá lâu trên máy tính ở một tư thế), bạn có thể thực hiện một số bài tập cổ tay đơn giản tại nhà để giúp giảm bớt tình trạng cứng và đau cổ tay.

Nếu đau cổ tay do mắc hội chứng ống cổ tay hoặc một tình trạng bệnh lý khác ảnh hưởng đến cổ tay của bạn, hãy hỏi bác sĩ trước khi thử bất kỳ bài tập cổ tay nào.

Gập và duỗi cổ tay

Nguồn ảnh: golf.comNguồn ảnh: golf.comĐặt cẳng tay trên bàn (kê một miếng vải lót dưới cổ tay), để bàn tay úp xuống. Di chuyển bàn tay ngửa lên cho đến khi cảm thấy căng nhẹ. Đưa bàn tay trở lại vị trí ban đầu và lặp lại.

Quay ngửa và quay sấp cổ tay

Quay ngửa và quay sấp cổ tay. Nguồn ảnh: vhdissector.comQuay ngửa và quay sấp cổ tay. 
Nguồn ảnh: vhdissector.com
Đứng với cánh tay áp thân người, gập khuỷu tay 90 độ. Xoay cẳng tay để bàn tay ngửa lên trên, sau đó xoay bàn tay sấp xuống dưới.

Nghiêng cổ tay

Nghiêng cổ tay. Nguồn ảnh: vhdissector.comNghiêng cổ tay.  Nguồn ảnh: vhdissector.comNghiêng cổ tay. 
Nguồn ảnh: vhdissector.com
Đặt cẳng tay trên bàn (để đệm dưới cổ tay), ngón tay cái hướng lên trên, di chuyển bàn tay theo chiều lên và xuống, như thể đang vẫy tay.

Tóm tắt

Có nhiều nguyên nhân có thể gây ra đau cổ tay, từ đơn giản là ngồi máy tính quá lâu đến một bệnh lý nghiêm trọng hơn như bệnh Kienbock hoặc viêm khớp dạng thấp.

Nếu xuất hiện triệu chứng đau cổ tay không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ. Hầu hết các tình trạng ảnh hưởng đến cổ tay có thể được điều trị bằng thuốc, các bài tập, dùng nẹp hoặc bó bột, phẫu thuật hoặc kết hợp các phương pháp điều trị trên.

Câu hỏi liên quan

Trước tiên, bong gân cần được được xử lý như sau: Băng ép (nẹp cổ tay) bằng băng thun hay băng vải mềm, Chườm lạnh (chườm đá) trong vài ngày đầu tiên bị chấn thương, Nghỉ ngơi và kê cao cổ tay, nếu có thể hãy hạn chế cử động cổ tay trong ít nhất 48 giờ sau chấn thương
Xem thêm
U bao hoạt dịch cổ tay là những khối u lành tính, không có khả năng trở thành khối u ác tính. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà bạn mang thái độ chủ quan, không điều trị. Bởi nếu diễn tiến trong thời gian dài, nó có thể gây ra các biến chứng.
Xem thêm
Bong gân cổ tay khỏi trong bao lâu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: mức độ chấn thương, cách chăm sóc, giữ gìn và khả năng phục hồi của từng người. Bong gân càng nghiêm trọng thì thời gian khỏi càng lâu.
Xem thêm
Các chấn thương giãn dây chằng từ nhẹ đến vừa có thể tự khỏi trong một khoảng thời gian. Để tăng tốc độ chữa lành, bạn có thể: Nghỉ ngơi cổ tay ít nhất 48 giờ, Băng cổ tay để giảm đau và sưng,Thường xuyên nâng cổ tay cao hơn tim, có thể để tay lên gối,...
Xem thêm
Trật khớp cổ tay nếu được xử lý đúng cách sẽ hồi phục hoàn toàn trong vòng 1 – 2 tuần, trường hợp nhẹ có thể hồi phục sau vài ngày.
Xem thêm
Một số biện pháp đơn giản thực hiện được tại nhà có thể giúp bạn giảm đau do viêm khớp ở cổ tay. Tuy nhiên, người bệnh vẫn nên kết hợp điều trị tại nhà cùng với các phương pháp điều trị y tế theo chỉ định.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cổ tay
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!