Đau bắp chân: Nguyên nhân và các phương pháp điều trị

Bắp chân nằm ở phía sau của chân, ngay dưới đầu gối, được tạo thành từ ba cơ: cơ bụng chân (cơ sinh đôi cẳng chân), cơ dép và cơ gan chân. Chấn thương xảy ra ở các cơ này có thể gây ra đau bắp chân. Ngoài ra nguyên nhân có thể liên quan đến mạch máu, dây thần kinh hoặc các mô bao quanh cơ bắp chân.

Video đau bắp chân sau khi chạy bộ

Bài viết này đề cập đến những nguyên nhân tiềm ẩn khiến bạn bị đau bắp chân, các biện pháp giúp giảm đau và ngăn ngừa đau bắp chân do cơ trong tương lai.

Các loại đau bắp chân

Đau bắp chân có thể được chia thành hai loại: đau liên quan đến cơ và không liên quan đến cơ. Đau cơ thường do căng cơ cấp tính hoặc mạn tính. Đây là những chấn thương thường xảy ra trong thể thao hoặc các hoạt động thể chất khác. 

Mặt khác, nếu bạn đang bị đau bắp chân và không rõ nguyên nhân, bạn có thể đang mắc bệnh lý tiềm ẩn cần được điều trị. Đau không liên quan đến cơ có thể do tổn thương dây thần kinh, bệnh động mạch, chấn thương nặng hoặc một số bệnh khác.

Nguyên nhân liên quan đến cơ

Chấn thương cơ bắp chân có thể xảy ra đột ngột (chấn thương cấp tính) hoặc từ từ theo thời gian (chấn thương do sử dụng quá mức). Cả hai đều khá phổ biến trong các môn thể thao đòi hỏi sự di chuyển nhanh như quần vợt, bóng đá hoặc chạy nước rút. Đau bắp chân có thể là đau kiểu chuột rút hoặc đau đến chảy nước mắt.

Chuột rút cơ bắp chân 

Chuột rút cơ bắp chân đề cập đến sự co thắt đột ngột, không chủ ý của một hoặc nhiều cơ ở bắp chân. Chúng thường được gọi là Charley horse. 

Khoảng 60% người lớn trải qua chuột rút vào ban đêm, kéo dài trung bình 9 phút mỗi cơn. Sau đó, cơ bắp chân của bạn có thể bị đau trong vài ngày. 

Chuột rút cơ bắp chân có thể căng và đau dữ dội, thậm chí có thể nhìn thấy vùng co thắt hoặc cảm giác co giật. Không rõ chính xác nguyên nhân gây ra chúng, mặc dù có một số giả thuyết như: 

  • Chuột rút ở bắp chân có thể liên quan đến tình trạng mỏi cơ sau khi tập thể dục cường độ cao.
  • Một số loại thuốc có thể là nguyên nhân, chẳng hạn như Klonopin (clonazepam), Celebrex (celecoxib), Ambien (zolpidem) và Naprosyn (naproxen)
  • Một số bệnh lý có liên quan đến tăng nguy cơ chuột rút ở chân, bao gồm bệnh động mạch vành và xơ gan.

Căng cơ vùng bắp chân 

Căng cơ bắp chân là một chấn thương cấp tính xảy ra khi cơ bắp chân bị căng quá mức một cách đột ngột. Điều này gây ra những vết rách nhỏ ở các sợi cơ bắp chân. 

Tình trạng này thường xảy ra trong khi thực hiện các hoạt động thể thao hoặc tập thể dục liên quan đến chạy nước rút hoặc nhảy. Đây là một trong những loại căng cơ bắp chân phổ biến nhất. 

Một số người nghe thấy tiếng "pop" khi chấn thương xảy ra và bạn có thể không cảm thấy đau ngay lúc này. Thông thường, cơn đau xuất hiện sau khi bạn bước một vài bước và nó có thể được mô tả là cảm giác buốt hoặc đau chảy nước mắt. 

Nếu căng cơ nghiêm trọng, có thể thấy sưng và bầm tím. Trong một số trường hợp, cơn đau quá dữ dội gây khó khăn khi đi lại.

Bầm tím vùng cơ bắp chân 

Hiện tượng này xảy ra khi các mạch máu dưới da bị rách hoặc vỡ. Kết quả là, máu bị rò rỉ vào các mô cơ. 

Loại chấn thương này thường xảy ra sau khi bạn bị ngã, va vào vật gì đó, hoặc bị đập vào bắp chân. Thông thường, vết sưng tấy xuất hiện, dẫn đến đổi màu da, kèm theo đau, có thể đau dữ dội. Khối sưng cũng có thể hạn chế khả năng cử động của bạn. 

Khi bạn nghỉ ngơi và phục hồi, máu dưới da sẽ được tái hấp thu khi vết thương lành lại. Tuy nhiên, bầm tím đôi khi có thể dẫn đến tụ máu dưới da. 

Hầu hết các khối máu tụ sẽ tự lành. Nhưng trong những trường hợp nghiêm trọng, bác sĩ có thể yêu cầu bạn thực hiện một thủ thuật để dẫn lưu máu tụ, đặc biệt nếu họ nghi ngờ có nguy cơ nhiễm trùng. 

Căng cơ dép 

Cơ dép đóng vai trò quan trọng trong việc nâng gót chân lên khỏi mặt đất. Nó cũng giúp ổn định tư thế khi bạn đi bộ hoặc chạy, giúp bạn không bị ngã về phía trước. 

Cơ này đặc biệt quan trọng đối với người chạy bộ; căng cơ dép là chấn thương phổ biến xảy ra khi chạy bền quá sức. 

Nếu bạn bị căng cơ dép, bạn có thể cảm thấy đau nhức sâu hoặc căng tức khi ấn vào gân achilles, đi kiễng chân hoặc kéo các ngón chân về phía cẳng chân. 

Nhiều vận động viên điền kinh không nhận thấy bất kỳ sự cố nào gây ra tình trạng căng cơ dép của họ. Bởi các triệu chứng có xu hướng phát triển chậm theo thời gian, bắt đầu bằng hiện tượng mỏi cơ bắp chân. Sưng, bầm tím và đau buốt có thể tiến triển nặng hơn cho đến khi họ gặp khó khăn khi chạy.

Rách cơ gan chân 

Rách cơ gan chân xảy ra khi trọng lượng cơ thể đột ngột dồn lên mắt cá chân trong khi đầu gối duỗi. Bạn có thể cảm thấy đột ngột đau nhói ở phía sau chân khi chấn thương xảy ra. 

Vết bầm tím, đau và sưng có thể xuất hiện sau vài phút, vài giờ hoặc thậm chí vài ngày từ khi chấn thương xảy ra. Một số người cũng có thể gặp chuột rút ở bắp chân. May mắn thay, vết thương này cũng sẽ tự lành.

Tóm tắt 

Các chấn thương liên quan đến cơ bắp chân thường gặp ở các vận động viên. Chúng có thể xảy ra đột ngột hoặc phát triển dần theo thời gian và bạn có thể không cảm thấy đau ngay lập tức. Hầu hết các chấn thương cơ bắp chân sẽ tự lành khi được nghỉ ngơi đầy đủ. 

Các nguyên nhân khác 

Trong khi chấn thương cơ là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra đau bắp chân, thì có những chấn thương khác có thể ở thần kinh, khớp gối hoặc vấn đề về bàn chân và mắt cá chân. Bạn có cần điều trị y tế nếu gặp phải các tình trạng này.

Viêm hoặc rách gân Achilles

Gân Achilles là gân lớn nhất trên cơ thể. Nó nằm ở mặt sau của chân và kết nối cơ bắp chân với xương gót.Gân Achilles là gân lớn nhất trên cơ thể. Nó nằm ở mặt sau của chân và kết nối cơ bắp chân với xương gót.

Khi gân bị kích thích, thường là do hoạt động quá sức, bạn có thể cảm thấy đau rát ở phía sau chân, thường ngay trên gót chân. Bạn cũng có thể bị đau và cứng bắp chân. Đây được gọi là viêm gân Achilles. 

Khi gân này bị rách, bạn có thể bị đau dữ dội, đột ngột ở phía sau chân. Bạn cũng có thể gặp khó khăn khi chịu trọng lượng trên chân. Một số người cũng nghe thấy tiếng "pop" khi chấn thương xảy ra.

Cục máu đông 

Các cục máu đông có thể hình thành trong các tĩnh mạch sâu của chân - một tình trạng được gọi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Điều này có thể gây hiện tượng sưng, đỏ, nóng và đau, chuột rút ở bắp chân. 

Một số tình trạng làm tăng nguy cơ hình thành cục máu đông, chẳng hạn như: 

  • Tuổi cao
  • Thai kỳ
  • Béo phì
  • Ít hoạt động thể chất
  • Mắc bệnh ung thư
  • Thực hiện phẫu thuật gần đây

Cục máu đông là nguyên nhân rất nguy hiểm gây đau bắp chân. Nếu không được điều trị, cục máu đông đôi khi có thể di chuyển đến phổi (gây thuyên tắc phổi) và đe dọa tính mạng. 

Kén (u nang) Baker

U nang Baker không phải là u nang thực sự. Nó là bao chứa dịch khớp đọng lại ở phía sau của khớp gối và thường gặp ở những người bị viêm khớp. 

Nếu nang Baker bị vỡ, dịch có thể chảy xuống vùng bắp chân, khiến bắp chân đau nhức, kèm sưng tấy.

Chèn ép thần kinh 

Hiện tượng này xảy ra khi các dây thần kinh ở bắp chân bị chèn ép bởi các mô xung quanh, có thể xảy ra do hoạt động quá sức hoặc chấn thương đột ngột. 

Dây thần kinh dễ bị chèn ép nhất là dây thần kinh chày. Khi dây thần kinh này bị tổn thương, bạn có thể cảm thấy tê bì, ngứa ran và đau nhói ở chân hoặc đầu ngón chân. 

Trong một số trường hợp, chèn ép dây thần kinh chày có thể dẫn đến “bàn chân rủ” - khó nhấc bàn chân về phía mu chân do yếu cơ.

Viêm gân cơ khoeo 

Gân cơ khoeo bao quanh khớp gối, nối xương đùi với cơ khoeo. Gân cơ khoeo và cơ khoeo phối hợp với nhau để xoay và ổn định khớp gối. 

Viêm gân cơ khoeo thường là do hoạt động quá mức. Nó gây đau ngay phía trên bắp chân và ở phía sau - bên khớp gối. Cơn đau trầm trọng hơn khi đi bộ hoặc chạy xuống dốc. 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, gân cơ khoeo cũng có thể bị rách, thường xảy ra cấp tính do chấn thương, chẳng hạn như một cú đánh trực tiếp vào phía trong khớp gối. Chấn thương gây đau và chảy máu khớp gối.

Chèn ép động mạch khoeo

Các nguyên nhân khác

Hiện tượng này xảy ra khi cơ bụng chân chèn ép động mạch khoeo — một động mạch đi ở mặt sau của chân và khớp gối. Điều này có thể gây hạn chế lưu lượng máu xuống cẳng chân. 

Tình trạng này có thể là bẩm sinh hoặc có thể phát triển tăng dần theo thời gian, thường gặp ở các vận động viên trẻ tuổi, vì động mạch khoeo bị nén lại trong khi cơ thể của họ vẫn đang phát triển. 

Các triệu chứng của tắc nghẽn động mạch khoeo có thể bao gồm chuột rút, co thắt và đau ở bắp chân, đặc biệt là sau khi tập thể dục sử dụng chi dưới cường độ cao, chẳng hạn như đi xe đạp hoặc chạy bộ.

Bệnh động mạch ngoại biên và đau cách hồi 

Bệnh động mạch ngoại biên có thể làm giảm lưu lượng máu trong các động mạch cấp máu cho cẳng chân, dẫn đến chứng đau cách hồi (đau chân khi hoạt động). Điều này là do động mạch ở đùi hoặc khớp gối bị hẹp hoặc tắc. 

Trong cơn đau, bạn có thể cảm thấy đau ở mông, hông, đùi, bắp chân và/hoặc bàn chân khi đi bộ quãng đường ngắn. Một số người bị đau ở chân khi nằm trên giường vào ban đêm — đây là dấu hiệu cho thấy tình trạng bệnh đang diễn biến trầm trọng hơn.19 

Gãy xương cẳng chân

Gãy xương ở một trong các xương cẳng chân (xương chày hoặc xương mác) có thể do ngã hoặc do chấn thương ở chân, chẳng hạn như tai nạn xe hơi. 

Chấn thương này có thể khiến bắp chân bị đau dữ dội. Ngoài ra, cẳng chân có thể xuất hiện sưng, gây khó khăn cho việc đi lại hoặc chịu trọng lượng trên chân. 

Gãy xương di lệch có thể khiến chân biến dạng. Điều này cũng có thể xảy ra nếu xương gãy không liền đúng cách. Để phòng ngừa, bạn có thể cần bó bột hoặc phẫu thuật trong một số trường hợp.

Nhiễm trùng xương 

Nhiễm trùng xương (viêm tủy xương) là rất hiếm gặp. Nó thường là nhiễm trùng do vi khuẩn lây lan đến xương gây ra. Nhiễm trùng này có thể bắt nguồn từ xương hoặc lan đến xương sau một chấn thương, chẳng hạn như gãy xương. 

Bạn có thể bị đau bắp chân liên tục, âm ỉ. Bạn cũng có thể có cảm giác ấm nóng cùng với mẩn đỏ và sưng tấy ở chân. Một số người xuất hiện sốt.

Tóm tắt

Các tình trạng ảnh hưởng đến động mạch, dây thần kinh, gân, cơ hoặc xương ở chân có thể gây đau bắp chân. Một số chấn thương không liên quan đến cơ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng; đến bệnh viện khám nếu cơn đau của bạn bắt đầu đột ngột mà không rõ nguyên nhân.

Khi cần đi khám đau bắp chân

Nếu bạn không chắc chắn về nguyên nhân gây ra các triệu chứng của mình, hoặc nếu bạn không biết cách điều trị, bạn nên đi khám. Việc điều trị sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân cụ thể gây ra tình trạng đau bắp chân của bạn. 

Một số dấu hiệu mà bạn nên đi khám bao gồm: 

  • Ảnh hưởng tới khả năng đi lại
  • Chấn thương gây biến dạng cẳng chân
  • Đau bắp chân xảy ra vào ban đêm hoặc khi nghỉ ngơi
  • Đau bắp chân kéo dài sau vài ngày
  • Sưng bắp chân hoặc vùng khớp cổ chân
  • Các dấu hiệu của nhiễm trùng, bao gồm sốt, mẩn đỏ, nóng
  • Bất kỳ triệu chứng bất thường nào khác 

Chẩn đoán đau bắp chân 

Để chẩn đoán tình trạng đau bắp chân của bạn, bác sĩ có thể sẽ tiến hành khám và hỏi bạn về tiền sử bệnh. Họ cũng có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán hình ảnh, chẳng hạn như chụp X-quang, siêu âm hoặc chụp cộng hưởng từ (MRI). Đôi khi, cũng cần xét nghiệm máu.

Tiền sử bệnh 

Trước khi đến khám, bạn nên ghi lại vài lưu ý về tình trạng đau bắp chân của mình. Bạn có thể viết về thời điểm bắt đầu, cảm giác như thế nào và liệu bạn có triệu chứng nào khác như tê hoặc sưng hay không. Những chi tiết này sẽ giúp bác sĩ xác định nguyên nhân. 

Ngoài hỏi chi tiết về cơn đau bắp chân của bạn, bác sĩ sẽ muốn biết các vấn đề sức khỏe khác của bạn. Hãy trao đổi với họ về chấn thương gần đây mà bạn có thể đã gặp phải.

Khám

Trong khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ kiểm tra và sờ nắn cẳng chân của bạn để tìm các dấu hiệu sưng, đau, ấm nóng, đổi màu da hoặc đỏ. Họ cũng có thể kiểm tra phản xạ gân xương và bắt mạch ở chân, mắt cá chân và bàn chân của bạn. 

Cuối cùng, họ khám vận động bàn chân, cổ chân và đầu gối của bạn để đánh giá khả năng vận động của bạn. Họ sẽ thực hiện các nghiệm pháp đặc biệt khác nếu nghi ngờ một tổn thương nào đó. 

Một ví dụ về một nghiệm pháp đặc biệt mà bác sĩ sử dụng để đánh giá cơn đau ở bắp chân là nghiệm pháp Thompson. 

Đối với nghiệm pháp này, bệnh nhân nằm thẳng trên bàn khám với bàn chân đặt ở mép giường. Sau đó, bác sĩ sẽ bóp cơ bắp chân của bệnh nhân. Nếu ngón chân của bệnh nhân không gập xuống khi bắp chân bị bóp, bác sĩ có thể nghi ngờ đứt gân Achilles.

Xét nghiệm máu 

Trong hầu hết các trường hợp, xét nghiệm máu không cần thiết để chẩn đoán đau bắp chân.

Xét nghiệm D-dimer có thể được chỉ định để giúp chẩn đoán cục máu đông hoặc thuyên tắc phổi trong cơ thể của bạn. 

Để kiểm tra tình trạng nhiễm trùng xương, xét nghiệm máu có thể được sử dụng để đo tốc độ lắng hồng cầu (erythrocyte sedimentation rate - ESR). ESR nhanh hơn bình thường có nghĩa là hệ thống miễn dịch của bạn đã kích hoạt đáp ứng viêm.

Xét nghiệm máu cũng có thể được sử dụng để đo mức độ protein phản ứng C (C reactive protein - CRP) —một loại protein được sản xuất bởi gan khi cơ thể bạn bị viêm.

Chẩn đoán hình ảnh 

Bạn có thể cần tiến hành một số phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác nhau. Chụp X-quang giúp phát hiện bất thường của cẳng chân, mắt cá chân hoặc đầu gối, đặc biệt là các vấn đề về xương và khớp. 

Siêu âm hoặc MRI có thể được sử dụng nhằm đánh giá tổn thương và vết rách ở gân cơ vùng bắp chân. Trong một số trường hợp, các phương pháp chẩn đoán hình ảnh cũng có thể được sử dụng để phát hiện cục máu đông. 

Nếu nghi ngờ có cục máu đông, bác sĩ có thể chỉ định siêu âm nhằm kiểm tra dòng chảy của máu trong tĩnh mạch và động mạch.

Điều trị đau bắp chân

Điều trị đau bắp chân phụ thuộc vào nguyên nhân. Một số nguyên nhân gây đau bắp chân có thể dễ dàng bị nhầm lẫn. Vì lý do này, bạn nên đi khám để được chẩn đoán thay vì tự điều trị. 

Hiếm khi cần phẫu thuật để điều trị đau bắp chân. Những trường hợp cần thiết có thể là chấn thương nặng, chẳng hạn như rách gân achilles hoặc tắc động mạch khoeo. 

Dưới đây là một số phương pháp điều trị ban đầu mà bác sĩ có thể đề xuất.

Nghỉ ngơi 

Là phương pháp đầu tiên, trong hầu hết các trường hợp, cho các cơ nghỉ ngơi và để giảm bớt  tình trạng viêm cấp tính. Trong một số trường hợp chỉ cần nghỉ ngơi là tình trạng đau bắp chân đã được cải thiện. Nếu các triệu chứng nghiêm trọng, bạn có thể mang nạng.

Chườm ấm và chườm lạnh 

Đây là một trong những phương pháp điều trị thường được sử dụng nhất đối với đau bắp chân do cơ hoặc gân.

Kéo dãn 

Kéo căng cơ và gân vùng bắp chân có thể giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau bắp chân. Điều quan trọng là phải kéo dãn thường xuyên và sử dụng kỹ thuật phù hợp để phòng ngừa chấn thương nặng thêm. Tham khảo ý kiến của chuyên gia vật lý trị liệu để biết cách kéo dãn phù hợp dành cho bạn.

Kéo căng cơ và gân vùng bắp chân có thể giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau bắp chân. Nguồn: https://www.self.com/Kéo căng cơ và gân vùng bắp chân có thể giúp giải quyết một số nguyên nhân gây đau bắp chân. Nguồn: https://www.self.com/

Vật lý trị liệu 

Vật lý trị liệu là một phần quan trọng trong điều trị hầu hết các bệnh lý liên quan đến chấn thương chỉnh hình. Các vật lý trị liệu sử dụng các kỹ thuật khác nhau để gia tăng sức mạnh, lấy lại khả năng vận động và giúp bệnh nhân có thể hoạt động như trước khi bị chấn thương — hoặc càng gần mức độ này càng tốt.

Thuốc  

Thuốc chống viêm không steroid (NSAIDS) là loại thuốc thường được kê đơn, đặc biệt cho những bệnh nhân bị đau bắp chân do viêm gân hoặc căng cơ, co cứng hoặc chuột rút. 

Tiêm steroid cortisone có thể được sử dụng để điều trị một số nguyên nhân gây đau chân hoặc bắp chân nhưng ít phổ biến hơn. 

Nếu bạn được chẩn đoán có cục máu đông, bạn có thể sẽ được kê đơn thuốc chống đông máu. Ví dụ Coumadin (warfarin) hoặc Xarelto (rivaroxaban). 

Những loại thuốc này ngăn ngừa cục máu đông trở nên lớn hơn và ngăn hình thành cục máu đông mới.

Phòng ngừa đau bắp chân

Một số thói quen sinh hoạt giúp phòng ngừa tình trạng đau bắp chân, đặc biệt là đau liên quan đến cơ bắp. 

Để phòng ngừa chuột rút và căng cơ vùng bắp chân, điều quan trọng là phải khởi động trước khi vận động. Ví dụ bạn có thể nhảy dây hoặc chạy bộ nhẹ nhàng tại chỗ, giúp cơ bắp hoạt động dễ dàng hơn so với bắt đầu vận động đột ngột. 

Sau khi tập luyện, bạn nên giảm dần cường độ vận động ít nhất 10 phút trước khi dừng hoàn toàn. 

Để phòng ngừa chuột rút, đầu tiên bạn nên cung cấp đủ nước cho cơ thể. Bạn cũng nên tránh vận động quá sức, đặc biệt là trong thời tiết quá nóng hoặc trong phòng kín. 

Bổ sung thức uống có chứa điện giải hoặc dùng viên thuốc điện giải - có chứa kali, magiê và canxi - có thể giúp ngăn ngừa chuột rút. Bạn cũng nên hạn chế uống rượu và caffein. Cả hai thức uống này gây lợi tiểu, có nghĩa là chúng làm bạn mất nước. 

Việc phòng ngừa cục máu đông, tắc nghẽn động mạch ngoại vi và các vấn đề khác liên quan đến lưu lượng máu không đơn giản. Nhưng có những điều bạn có thể làm giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh này, chẳng hạn như: 

  • Ngừng hút thuốc
  • Duy trì cân nặng hợp lý
  • Dùng thuốc theo đơn
  • Khám sức khoẻ định kỳ và xét nghiệm sàng lọc một số bệnh lý như đái tháo đường và rối loạn mỡ máu 

Tóm tắt 

Đau bắp chân có thể do chấn thương cơ, xương, gân hoặc do nhiễm trùng và các tình trạng ảnh hưởng đến lưu lượng tuần hoàn máu. Bác sĩ có thể chẩn đoán nguyên nhân đau thông qua các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hoặc xét nghiệm máu. 

Tùy thuộc vào nguyên nhân, bác sĩ có thể đề nghị dùng thuốc, nghỉ ngơi hoặc vật lý trị liệu. Bạn có thể ngăn ngừa đau bắp chân bằng cách khởi động trước và giảm dần hoạt động sau khi tập thể dục, cung cấp đủ nước và duy trì lối sống lành mạnh. 

Trong nhiều trường hợp, nghỉ ngơi, chườm lạnh và thuốc giảm đau có thể giúp bạn khỏi đau bắp chân. Tuy nhiên một số tình trạng như xuất hiện cục máu đông - rất nghiêm trọng và bạn cần được chẩn đoán xử trí cấp cứu.

Câu hỏi liên quan

Chuột rút cơ bắp thường không phải là một bệnh nghiêm trọng và có thể được xử lý bằng các biện pháp khắc phục tại nhà như: Kéo căng, Chích lể cơ bắp, Xoa bóp, Làm ấm,...
Xem thêm
Một số cách giảm đau nhức cơ bắp hiệu quả tại nhà bao gồm: Nghỉ ngơi, Chườm lạnh, Giãn cơ nhẹ nhàng, Ăn thực phẩm có khả năng kháng viêm,...
Xem thêm
Một số biện pháp làm bắp chân nhỏ lại nhanh chóng như: Chế độ dinh dưỡng, Tập các bài thể dục giúp làm nhỏ bắp chân
Xem thêm
Nguyên nhân khiến bà bầu đau bắp chân: Do sự thay đổi của hormone, Do đau dây thần kinh tọa, Đau nhức cơ bắp chân do chuột rút, Do thiếu hụt canxi
Xem thêm
Những nguyên nhân có thể gây chuột rút vào ban đêm, bao gồm: Lạnh chân, Vận động quá sức, Thiếu nước và mất cân bằng chất điện giải, Tuần hoàn máu kém,...
Xem thêm
Đau nhức bắp chân về đêm xảy ra chủ yếu do 2 yếu tố: Nguyên nhân từ xa là những tác động từ bên trong cơ thể như chèn ép dây thần kinh gây ra các cơn đau nhức ở vùng bắp chân. Nguyên nhân còn lại là các tác động tại chỗ lên cơ, các mạch máu như tổn thương tác động bên ngoài do va đập, chuột rút, sai tư thế, tắc mạch máu khiến máu khó lưu thông.
Xem thêm
Chuột rút cơ bắp có thể có nhiều nguyên nhân, nhưng đôi khi cũng không rõ nguyên nhân. Một số nguyên nhân phổ biến nhất bao gồm: Không khởi động đúng cách trước khi hoạt động thể chất, Vận động quá sức, Mất nước, Nồng độ điện giải thấp, Giảm lượng máu đến cơ
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bắp chân
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!