Chín mé do Herpes: Nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và biện pháp điều trị

Chín mé là một tình trạng nhiễm trùng và sưng mủ do vi khuẩn hoặc virus gây ra, trong đó các mụn nước hoặc ổ mủ hình thành trên các ngón tay và xung quanh đầu ngón tay. Những vết loét hoặc mụn nước này thường gây đau đớn và xuất hiện sau khi tiếp xúc trực tiếp với vết loét truyền nhiễm. Virus herpes simplex (HSV) là nguyên nhân thường gặp gây ra bệnh này.

Có 2 loại HSV:

  • Loại 1 thường ảnh hưởng đến vùng xung quanh miệng, môi và mặt.
  • Loại 2 thường ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục.

Virus Herpes rất dễ lây lan. Vì lý do đó, điều quan trọng là bạn phải nhận ra các triệu chứng của bệnh và thực hiện các bước để bảo vệ bản thân. 

Các triệu chứng của bệnh chín mé do Herpes là gì?

Sự hiện diện của mụn nước là dấu hiệu phổ biến của bệnh này. (nguồn: theasianparent.com)Sự hiện diện của mụn nước là dấu hiệu phổ biến của bệnh này. (nguồn: theasianparent.com)

Bạn có thể mắc chín mé ở bất kỳ ngón tay nào. Mặc dù sự hiện diện của mụn nước là dấu hiệu phổ biến của bệnh này, nhưng ngón tay bị bệnh có thể bị đỏ hoặc sưng lên trước khi mụn nước hình thành.

Các triệu chứng của bệnh chín mé có thể xuất hiện từ 1 - 2 tuần sau khi tiếp xúc với virus. Bạn thường thấy xuất hiện một hoặc một cụm mụn nước. Cuối cùng, mụn nước vỡ ra, tạo thành một vết loét nông có vảy. Có thể mất đến 3 tuần để da lành lại. Bạn cũng có thể cảm thấy đau rát hoặc ngứa ran, sốt và sưng hạch bạch huyết.

Có thể có các đợt tái phát sau đợt bùng phát ban đầu, nhưng trường hợp này rất hiếm. Tuy nhiên, các đợt tái phát chín mé thường ít nghiêm trọng hơn và mau lành hơn vì cơ thể đã có các kháng thể chống lại virus. 

Nguyên nhân gây ra bệnh chín mé do Herpes?

Nếu đã nhiễm HSV, bạn có thể bị chín mé do HSV nếu có một vết thương hở ở  ngón tay tiếp xúc với vết loét hoặc mụn nước quanh miệng hoặc vùng sinh dục. (nguồn: abreva.com)Nếu đã nhiễm HSV, bạn có thể bị chín mé do HSV nếu có một vết thương hở ở  ngón tay tiếp xúc với vết loét hoặc mụn nước quanh miệng hoặc vùng sinh dục. (nguồn: abreva.com)

Bạn chỉ có thể mắc bệnh này nếu ngón tay tiếp xúc với HSV loại 1 hoặc loại 2. Một số người bị chín mé do HSV có tiền sử mụn rộp ở miệng hoặc mụn rộp sinh dục, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy.

Nếu đã nhiễm HSV, bạn có thể bị chín mé do HSV nếu có một vết thương hở ở ngón tay tiếp xúc với vết loét hoặc mụn nước quanh miệng hoặc vùng sinh dục. Virus có thể xâm nhập vào ngón tay thông qua các vết hở trên da này.

HSV có thể truyền từ người này sang người khác. Nếu không có tiền sử nhiễm HSV, bạn có thể mắc chín mé do HSV khi tiếp xúc với vết loét hoặc mụn rộp do virus ở quanh miệng hoặc bộ phận sinh dục của người khác. 

Làm thế nào để chẩn đoán bệnh chín mé?

Nếu bị áp xe ở ngón tay (có mủ, gây đau nhiều) và không thể xác định nguyên nhân, hãy đi khám. (nguồn: www.researchgate.net)Nếu bị áp xe ở ngón tay (có mủ, gây đau nhiều) và không thể xác định nguyên nhân, hãy đi khám. (nguồn: www.researchgate.net)

Sự xuất hiện của vết loét hoặc mụn nước trên ngón tay thường không phải là nguyên nhân đáng lo ngại. Một số là do ma sát, côn trùng cắn hoặc chấn thương và thường tự lành. Tuy nhiên, nếu bạn bị áp xe ở ngón tay (có mủ, gây đau nhiều) và không thể xác định nguyên nhân, hãy đi khám.

Các bác sĩ thường có thể chẩn đoán bệnh dựa trên sự có mặt của vết loét hoặc tổn thương. Nếu nghi ngờ virus,  bác sĩ sẽ cho xét nghiệm máu hoặc dịch từ tổn thương để xác định có phải bệnh do virus Herpes hay không. 

Bệnh chín mé do Herpes được điều trị như thế nào?

Chín mé không cần điều trị. Bệnh này thường tự lành trong vài tuần mà không cần dùng thuốc, nhưng thuốc kháng virus theo đơn có thể rút ngắn thời gian mắc. Thuốc kháng virus chỉ có hiệu quả khi được dùng trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng. Thuốc kháng virus cũng giúp giảm nguy cơ truyền virus cho người khác. Nếu mụn nước bị vỡ và nhiễm trùng, bác sĩ có thể kê thuốc kháng sinh.

Bạn có thể điều trị chín mé tại nhà bằng cách:

  • Dùng thuốc giảm đau - như paracetamol hoặc ibuprofen - để giúp giảm đau, hạ sốt
  • Chườm lạnh nhiều lần trong ngày để giúp giảm sưng
  • Làm sạch vùng da bị bệnh hàng ngày và che phủ nó bằng gạc 

Các biến chứng của bệnh chín mé

Do tính chất dễ lây lan của bệnh này, bạn nên che vùng da có mụn nước cho đến khi lành. Không che chắn có nghĩa là nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể bạn hoặc lây truyền sang người khác. Mang găng tay trong khi làm sạch vùng da bị bệnh cũng ngăn ngừa tình trạng lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể.

Để phòng ngừa, không đeo kính áp tròng nếu bạn bị bệnh này. Nếu chạm vào mắt bằng ngón tay có virus thì nó  có thể lây lan sang mắt của bạn. 

Tiên lượng cho bệnh chín mé do Herpes

Hiện nay vẫn chưa có cách chữa khỏi HSV, mặc dù các nhà khoa học đang có những bước tiến trong việc nghiên cứu các phương pháp điều trị.

Sau khi khỏi lần mắc bệnh đầu tiên, virus có thể tồn tại ở trạng thái không hoạt động trong cơ thể bạn nhiều năm. Do đó, bạn vẫn có thể bị tái phát bệnh, mặc dù điều này khó xảy ra. Đối với những ai có các đợt bệnh tái phát, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng virus để giúp giảm tần suất các đợt mắc mới.

Câu hỏi liên quan

Cách chữa chín mé tại nhà đơn giản: Ngâm nước giấm Cách chữa chín mé tại nhà hiệu quả: Ngâm muối Epsom Ngâm nước ấm
Xem thêm
Thường xuyên làm móng tay, móng chân. Mang giày cao gót thường xuyên. Chơi các môn thể thao dễ gây ra chấn thương đầu ngón tay, ngón chân. Mắc bệnh béo phì. Người đang điều trị bệnh HIV. Những người hay cắn móng tay.
Xem thêm
Giai đoạn 1: Xuất hiện trong vòng 1- 3 ngày đầu, tại vị trí đầu ngón tay, ngón chân thường bị sưng phồng lên, có màu đỏ, gây ngứa. Sau đó thì bệnh nhân sẽ bị đau nhức gây cảm giác khó chịu, có khi sẽ bị khó cử động những ngón tay, ngón chân. Giai đoạn 2: Từ ngày thứ 4 đến ngày thứ 7, đây là thời kỳ mà những triệu chứng của viêm sẽ lan rộng ra những vùng xung quanh, có thể là lan từ đầu ngón tay, ngón chân ra toàn bộ ngón tay, ngón chân đó. Bệnh nhân sẽ bị căng tức, đau nhức, giật theo nhịp đập của mạch máu, sốt. Giai đoạn 3: Là giai đoạn chín mé mưng mủ Nguyên nhân phổ biến gây bệnh chín mé ngón tay là vi khuẩn tụ cầu vàng và Herpes. Những vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể thông qua những vết xước trên da và gây bệnh. Đối với những trường hợp bệnh nhân có cơ địa ra nhiều mồ hôi, hay phải tiếp xúc và làm việc ở những môi trường có nhiều bụi bẩn thì virus sẽ có điều kiện thuận lợi để sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ, nhanh chóng hơn.
Xem thêm
Khi mắc bệnh cần giữ sạch chỗ bị chín mé để tránh bị nhiễm trùng thêm. Có thể ngâm rửa bằng thuốc tím pha loãng, sau đó bôi mỡ kháng sinh như acid fusidic (Fucidin, Foban) hoặc mupirocin (Bactroban). Nếu chín mé làm mủ thì cần rạch thoát mủ, dẫn lưu, kết hợp dùng kháng sinh (nhóm Oxacillin, Amoxicillin hoặc Erythromycine). Khi vết thương sưng đau nhiều, đáp ứng kém với điều trị thì cần chụp X-quang để xác định tình trạng biến chứng của chín mé.
Xem thêm
Ngâm muối hoặc giấm chữa chín mé có mủ ở chân, tay Ngâm nước ấm chữa chín mé có mủ ở chân Cách chữa chín mé có mủ ở chân, tay nặng
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chín mé (bệnh)
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!