Chỉ số lym: Khoảng giá trị và chức năng

Tế bào lymhpho là tế bào bạch cầu và là một trong những loại tế bào miễn dịch chính của cơ thể. Chúng được tạo ra trong tủy xương, được tìm thấy trong máu và mô bạch huyết.

Video Chức năng bạch cầu Lympho B, Lympho T

Hệ thống miễn dịch là một mạng lưới phức tạp của các tế bào miễn dịch bao gồm các tế bào lympho. Các tế bào này làm việc cùng nhau để bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân lạ như vi khuẩn, vi rút và tế bào ung thư.

Trong bài viết này, chúng tôi xem xét các loại tế bào lympho khác nhau, giới hạn bình thường trong máu là bao nhiêu và điều gì sẽ xảy ra nếu lượng tế bào quá thấp hoặc quá cao.

Giới hạn bình thường

Không có số lượng tế bào lympho được coi là giới hạn bình thường để đảm bảo cho cơ thể khỏe mạnh. Điều này là do số lượng tế bào lympho trong máu có thể thay đổi theo chủng tộc, giới tính, vị trí và thói quen lối sống của mỗi người.

Tuy nhiên, giữ cho số lượng tế bào bạch huyết của cơ thể trong phạm vi có lợi cho sức khỏe rất quan trọng cho hoạt động của hệ thống miễn dịch.

Một số tế bào lympho có nhiệm vụ tấn công vi khuẩn và vi rút. Các tế bào lympho khác nhắm đến mục tiêu là các tế bào của cơ thể không hoạt động bình thường do vi rút hoặc ung thư. Có quá nhiều hoặc quá ít tế bào lympho có thể là dấu hiệu của một bệnh lý.

Số lượng bình thường ở người lớn là từ 1.000 đến 4.800 tế bào lympho trong 1 microlit (µL) máu. Ở trẻ em, phạm vi bình thường là từ 3.000 đến 9.500 tế bào lympho trong 1 µL máu.

Lượng tế bào lympho cao sẽ xảy ra vấn đề gì?

Số lượng tế bào lympho cao hơn mức bình thường có thể là một tình huống vô hại và tạm thời, do phản ứng bình thường của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng hoặc viêm.

Nguyên nhân

Mức độ tế bào lympho cao cũng có thể là dấu hiệu của bệnh máu tăng bạch cầu lympho, có thể cho thấy tình trạng nghiêm trọng hơn. Các bác sĩ thường đề cập đến số lượng tế bào lympho là hơn 4.000 trong 1 µL máu ở người lớn như bệnh tăng tế bào lympho. Tuy nhiên, ngưỡng này có thể khác nhau giữa các phòng xét nghiệm và các độ tuổi khác nhau.

Những người mắc bệnh tăng bạch cầu lympho có thể gặp các triệu chứng tùy thuộc vào nguyên nhân gây ra sự tăng đột biến này. Một số nguyên nhân có thể gây ra bệnh bạch cầu lympho bao gồm:

  • Nhiễm vi rút, chẳng hạn như HIV
  • Nhiễm trùng do vi khuẩn, chẳng hạn như Bartonella henselae
  • Nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như Toxoplasma
  • Vi khuẩn lao
  • Ung thư, chẳng hạn như u lympho không Hodgkin
  • Các phản ứng thuốc
  • Căng thẳng

Bác sĩ có thể thực hiện nhiều xét nghiệm khác nhau để chẩn đoán nguyên nhân cơ bản của bệnh tăng lympho bào bằng cách hỏi bệnh sử và tìm triệu chứng. Các bác sĩ có thể yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung, chẳng hạn như xét nghiệm máu hoặc chẩn đoán hình ảnh, để tìm ra nguyên nhân.

Điều trị tình trạng tăng lympho máu

Lượng tế bào lympho có thể tự trở lại bình thường sau khi điều trị. Trước tiên, các bác sĩ sẽ xác định nguyên nhân cơ bản của tăng tế bào lympho để chỉ định phương pháp điều trị tốt nhất giúp giảm số lượng tế bào lympho

Ví dụ, vi rút Epstein-Barr (EPV) là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây tăng tế bào lympho bất thường. Vi rút có thể gây ra bệnh tăng bạch cầu đơn nhân (mono), và bác sĩ có thể chỉ định phương pháp điều trị như dùng thuốc giảm đau không kê đơn và kết hợp nghỉ ngơi cho đến khi các triệu chứng được cải thiện.

Các nguyên nhân khác có thể cần điều trị đặc hiệu theo nguyên nhân. Ví dụ, một số người có thể bị tăng tế bào lympho do hậu quả của bệnh ung thư. Các bác sĩ có thể đề nghị kết hợp các phương pháp để điều trị ung thư, chẳng hạn như hóa trị và phẫu thuật.

Giảm lympho máu ngoại vi

Số lượng tế bào lympho dưới mức bình thường cũng có thể chỉ là vấn đề tạm thời.

Nguyên nhân

Đối với người lớn, khi số lượng lympho máu nhỏ hơn 1.000 tế bào trong 1 µL máu. Nguyên nhân có thể do:

  • Cơ thể không tạo đủ tế bào lympho
  • Bệnh tăng phá hủy tế bào bạch huyết
  • Tế bào bạch huyết bị giữ lại trong các hạch bạch huyết

Giảm bạch cầu có thể xảy ra do các vấn đề bệnh lý và sau các phương pháp trị liệu như:

  • Nhiễm trùng, chẳng hạn như viêm gan siêu vi
  • Bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus
  • Liệu pháp steroid
  • Ung thư máu, chẳng hạn như u lympho không Hodgkin
  • Bức xạ hoặc hóa trị liệu

Trong một số trường hợp, nguyên nhân có thể là do bệnh giảm bạch cầu di truyền. Ví dụ, những người mắc hội chứng Wiskott-Aldrich có đột biến gen làm giảm khả năng sản xuất tế bào bạch huyết của cơ thể.

Điều trị tình trạng giảm lympho bào trong máu

Không phải lúc nào các bác sĩ cũng khuyến cáo việc tăng tế bào lympho. Ví dụ, những người bị giảm bạch cầu nhẹ mà không có nguyên nhân rõ ràng bệnh có thể tự khỏi.

Điều trị tình trạng cơ bản có thể làm tăng tế bào lympho trong các trường hợp khác khi tình trạng bệnh rõ ràng. Ví dụ, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn có thể làm mức tế bào lympho thấp bất thường.

Một số bệnh có thể cần điều trị lâu dài để tăng tế bào lympho. Ví dụ, những người mắc bệnh lupus có thể yêu cầu kết hợp nhiều loại thuốc để kiểm soát tình trạng bệnh. Kiểm soát bệnh có thể làm tăng tế bào lympho ở mức bình thường.

Phân loại tế bào lympho

Có hai loại tế bào lympho là: tế bào lympho B và tế bào lympho T, còn gọi là tế bào B và tế bào T. Cả hai loại đều bắt nguồn từ tế bào gốc trong tủy xương. Từ đó, một số tế bào di chuyển đến tuyến ức, tại đây chúng trở thành tế bào T; phần còn lại vẫn còn trong tủy xương, nơi chúng trở thành tế bào B.

Nhiệm vụ của tế bào B là tạo ra các kháng thể, là các protein do hệ thống miễn dịch tạo ra để chống lại các tác nhân lạ được gọi là kháng nguyên. Mỗi tế bào B tạo ra một loại kháng thể đặc hiệu, phù hợp với một kháng nguyên.

Nhiệm vụ của tế bào T là giúp cơ thể tiêu diệt tế bào ung thư và kiểm soát phản ứng miễn dịch đối với các tác nhân lạ từ môi trường, bằng cách phá hủy các tế bào trong cơ thể đã bị vi rút xâm nhập hoặc trở thành ung thư.  Tế bào lympho T trưởng thành. Nguồn ảnh: americansocietyofhematology.comTế bào lympho T trưởng thành. Nguồn ảnh: americansocietyofhematology.com Một loại tế bào lympho thứ ba, được gọi là tế bào tiêu diệt tự nhiên hoặc tế bào NK, được tạo ra từ cùng một nơi với tế bào B và T. Tế bào NK phản ứng nhanh với một số tác nhân lạ, chuyên tiêu diệt tế bào ung thư và tế bào nhiễm vi rút.

Vai trò và chức năng

Có nhiều loại tế bào B và tế bào T khác nhau có những vai trò cụ thể trong cơ thể và hệ thống miễn dịch.

Tế bào B

Ngoài ra còn có một số loại tế bào B khác như:

Tế bào B ghi nhớ

Tế bào B ghi nhớ lưu thông trong cơ thể để bắt đầu phản ứng kháng thể nhanh chóng khi chúng tìm thấy tác nhân lạ. Chúng tồn tại trong cơ thể hàng chục năm và trở thành tế bào nhớ, giúp ghi nhớ các kháng nguyên và giúp hệ thống miễn dịch phản ứng nhanh hơn với các cuộc tấn công khác trong tương lai.

Tế bào B điều chỉnh

Tế bào B điều hòa, hay Bregs, chỉ chiếm một số lượng nhỏ tế bào B ở người khỏe mạnh. Mặc dù số lượng ít, chúng có một vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ, chống viêm và ngăn chặn các tế bào lympho gây viêm cho cơ thể. Chúng cũng tương tác với một số tế bào miễn dịch khác và thúc đẩy sản xuất tế bào T điều hòa, hay còn gọi là Tregs.

Tế bào huyết tương

Tế bào huyết tương là tế bào B biệt hóa giai đoạn cuối tạo ra kháng thể và chịu trách nhiệm về miễn dịch qua trung gian kháng thể. Tế bào biệt hóa giai đoạn cuối là những tế bào trở nên chuyên biệt hóa đến một điểm mà sau đó chúng không thể phân chia được nữa.

Tế bào T

Phân loại tế bào T:

Tế bào T tiêu giệt

Tế bào T tiêu diệt, hoặc gây độc tế bào, quét bề mặt của các tế bào trong cơ thể để xem liệu chúng có bị nhiễm vi trùng hay chuyển sang ung thư hay không. Nếu có, chúng sẽ tiêu giệt các tế bào này.

Tế bào T trợ giúp

Tế bào T trợ giúp “hỗ trợ” các tế bào khác trong hệ thống miễn dịch khởi động và kiểm soát phản ứng miễn dịch chống lại các tác nhân lạ.

Có nhiều loại tế bào T trợ giúp khác nhau và một số loại có hiệu quả hơn những loại khác chống lại các vi trùng khác nhau.

Tế bào T điều hòa hoặc Tregs

Tregs kiểm soát hoặc ngăn chặn các tế bào khác trong hệ thống miễn dịch. Chúng có cả mặt lợi và mặt hại.

Chúng duy trì khả năng chống chịu với vi trùng, ngăn ngừa các bệnh tự miễn, hạn chế các bệnh viêm nhiễm. Nhưng chúng cũng có thể ngăn hệ thống miễn dịch hoạt động chống lại một số kháng nguyên và khối u.

Tế bào T ghi nhớ

Tế bào T ghi nhớ bảo vệ cơ thể chống lại các kháng nguyên mà chúng đã xác định trước đó. Chúng sống rất lâu sau khi hết nhiễm trùng, giúp hệ thống miễn dịch ghi nhớ các nhiễm trùng có từ trước.

Nếu cùng một mầm bệnh xâm nhập vào cơ thể lần thứ hai, các tế bào T nhớ sẽ ghi nhớ và nhanh chóng nhân lên, giúp cơ thể chống lại tác mầm bệnh nhanh chóng hơn.

Tế bào T tiêu diệt tự nhiên

Tế bào T tiêu diệt tự nhiên là một nhóm tế bào T hỗn hợp có chung đặc điểm của cả tế bào T và tế bào tiêu diệt tự nhiên. Chúng có thể ảnh hưởng đến các tế bào miễn dịch khác và kiểm soát các phản ứng miễn dịch chống lại các chất trong cơ thể gây ra phản ứng miễn dịch.

Màng tế bào B và T là gì?

Các bác sĩ đề cập đến một xét nghiệm máu đếm số lượng tế bào lympho dưới dạng màng tế bào B và T. Xét nghiệm này đo mức độ của các loại bạch cầu chính trong cơ thể.

Số lượng tế bào lympho là một chỉ số của xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (hay công thức máu), là một xét nghiệm máu thường quy. Các bác sĩ có thể chỉ định xét nghiệm công thức máu  khi nghi ngờ có bệnh hoặc nhiễm trùng.  

Xét nghiệm máu tổng thể. Nguồn ảnh: https://www.bing.comXét nghiệm máu tổng thể. Nguồn ảnh: https://www.bing.comXét nghiệm cũng có thể sử dụng một mẫu tủy xương thay vì máu trong một số trường hợp.

Ý nghĩa của xét nghiệm lympho

Màng tế bào B và T sẽ đưa ra ước tính về số lượng tế bào T và B trong máu.

Kết quả có thể cho biết số lượng tế bào bình thường hay bất thường, kết quả cuối cùng sẽ cho biết khả năng có bệnh hay không. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ yêu cầu các xét nghiệm khác để xác định chẩn đoán.

Số lượng tế bào T tăng, gợi ý một số tình trạng sau:

  • Nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STIs), chẳng hạn như bệnh giang mai
  • Nhiễm vi rút, chẳng hạn như tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng
  • Nhiễm ký sinh trùng, chẳng hạn như bệnh toxoplasma
  • Bệnh lao, một căn bệnh ảnh hưởng đến phổi và các cơ quan khác
  • Bệnh leukemia cấp tế bào T, ung thư bạch cầu
  • Đa u tủy (ung thư máu, bắt đầu trong tủy xương)

Số lượng tế bào B lớn hơn phạm vi bình thường có thể cho biết các bệnh lý như:

  • Bệnh leukemia kinh dòng lympho (CLL) 
  • Bệnh đa u tủy
  • Waldenström macroglobulinemia, hoặc bệnh Waldenström, một loại ung thư

Giảm bạch cầu lymphoT, có thể gợi ý một số bệnh sau:

  • Bệnh giảm sinh lympho T bẩm sinh
  • Bệnh thiếu hụt tế bào T mắc phải, chẳng hạn như HIV
  • Ung thư
  • Hội chứng DiGeorge

Số lượng tế bào B giảm có thể cho biết:

  • Leukemia cấp tế bào B
  • HIV hoặc một bệnh khác làm suy giảm hệ thống miễn dịch
  • Hội chứng DiGeorge

Tóm tắt

Số lượng tế bào lympho cao hoặc thấp bất thường có thể không gây ra dấu hiệu, triệu chứng hoặc vấn đề nghiêm trọng nào. Chúng có thể là phản ứng bình thường của cơ thể đối với tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm hoặc tình trạng bất thường khác và sẽ trở lại mức bình thường sau một thời gian.

Nếu số lượng tế bào lympho vẫn cao hoặc thấp theo thời gian, chúng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Những tình trạng này có thể từ nhẹ đến nặng và kéo dài bao lâu tùy thuộc vào nguyên nhân của bệnh đó.

Việc điều trị mức độ bất thường của tế bào lympho sẽ phụ thuộc vào cả nguyên nhân, mức độ nghiêm trọng, và các dạng nhẹ có thể không cần điều trị.

Xem thêm:

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!