Chỉ số bpm là gì? Ý nghĩa bpm trong khám sức khỏe

Để hiểu được chỉ số bpm là gì cũng như chỉ số bpm của người bình thường là bao nhiêu? Mời bạn theo dõi bài viết này của chúng tôi để có được lời giải đáp nhé!

Bpm là gì?

Video Nhịp tim bình thường đập bao nhiêu lần mỗi phút?

Bpm là từ viết tắt của cụm từ Beats Per Minute, có nghĩa là số nhịp tim trong mỗi phút của con người. Ví dụ chỉ số nhịp tim của bạn là 75bpm thì có nghĩa là nhịp tim của bạn là 75 nhịp/phút.

Bạn có thể thấy chỉ số bpm xuất hiện trên nhiều phương tiện và các xét nghiệm cận lâm sàng khác nhau. Tuy nhiên, chỉ số này không có ý nghĩa phản ánh tính đều đặn của hoạt động tim mạch. Một vài trường hợp rối loạn nhịp tim thì chỉ số bpm ghi nhận được sẽ là giá trị trung bình trong suốt quá trình mà người bệnh được khảo sát.

Chỉ số bpm của người bình thường là bao nhiêu?

Mặc dù, nhịp tim không đủ để nói lên tình trạng sức khỏe của cơ thể, thế nhưng nó lại là tiêu chuẩn giúp chẩn đoán và phát hiện những dấu hiệu để nhận biết những điều bất thường có thể xảy ra với cơ thể một cách nhanh nhất.

Nhịp tim bình thường, nhanh và chậmNhịp tim bình thường, nhanh và chậm

Nhịp tim ở một người bình thường khỏe mạnh thường dao động từ 60 đến 90 nhịp/phút hay 60 – 90 bpm. Khi cơ thể hoạt động thể lực mạnh hoặc hồi hộp, lo lắng, nhịp tim sẽ tăng lên trên 100 bpm, một số trường hợp cá biệt có thể đạt ngưỡng 150 – 200 bpm. Ngoài ra, chỉ số bpm khi nghỉ ngơi còn chịu sự ảnh hưởng bởi việc sử dụng các chất kích thích và một số loại thuốc. Khi chỉ số bpm trên điện tim tăng cao nghĩa là tim đang hoạt động gắng sức và vượt ngưỡng bình thường. Nhịp tim tăng quá cao không phải là một dấu hiệu có lợi, bởi vì khi đó thời gian đổ đầy tâm trương bị rút ngắn dẫn đến hậu quả tâm thất của tim không nhận đủ máu và không đảm bảo việc bơm máu đến các hệ cơ quan khác nhau trong cơ thể. Nếu chỉ số bpm trong điện tim cao liên tục và kéo dài, gánh nặng mà tim phải chịu là khá lớn, nguy cơ mắc phải suy tim sẽ tăng lên.

Dưới đây là bảng nhịp tim bình thường thay đổi theo độ tuổi mà bạn có thể tham khảo:

Độ tuổi

Nhịp tim (lần/phút)

Sơ sinh

100 đến 160

Dưới 5 tháng tuổi

90 đến 150

Từ 6 đến 12 tháng tuổi

80 đến 140

Từ 1 đến 3 tuổi

80 đến 130

Từ 4 đến 5 tuổi

80 đến 120

Từ 6 đến 10 tuổi

70 đến 110

Từ 11 đến 14 tuổi

60 đến 105

Từ 15 đến 20 tuổi

60 đến 100

Trên 20 tuổi

50 đến 80

Khi nào cần thực hiện đo chỉ số bpm?

Chỉ số đo bmp có thể được đo trong những lần thăm khám sức khỏe định kỳ nhưng cũng có thể phải kiểm tra trong những trường hợp bắt buộc và cần thiết. Cụ thể, nếu có những biểu hiện dưới đây, bạn nên đi khám tim mạch kịp thời: 

  • Cảm thấy tim đập nhanh hoặc chậm, luôn cảm thấy hồi hộp, có tình trạng đánh trống ngực, bị chóng mặt, một số trường hợp nặng có thể choáng ngất.
  • Tim bị loạn nhịp, kèm theo đó là tình trạng khó thở và đau tức vùng ngực, cánh tay, cổ hay lưng. 
  • Nhịp tim của bạn chuẩn nhưng khi bạn sử dụng một loại thuốc điều trị nào đó, nó bỗng bị loạn nhịp đột ngột. 
  • Những trường hợp mắc rối loạn nhịp tim có thể kèm theo một số triệu chứng như sụt cân, thường xuyên mệt mỏi, giảm sức bền, kèm theo đau đầu và có hiện tượng vã mồ hôi.

Nhịp tim thế nào là bất thường?

Có một số biểu hiện cụ thể dưới đây cảnh báo rằng bpm của bạn đang có vấn đề và cần đi khám ngay lập tức:

  • Nhịp tim đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nếu trong khi nghỉ ngơi, không vận động mà nhịp tim của bạn ở mức độ dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra đề phòng những dấu hiệu bất thường.
  • Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm thất hoặc tâm nhĩ.
  • Hoạt động của tim không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm hoặc lúc đập quá sớm…

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) ví dụ như: Rối loạn tâm lý, lao động quá sức, dùng chất kích thích… Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn này là do các bệnh lý về tim mạch như thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh, các bệnh về van tim, tăng huyết áp, béo phì, cường giáp, viêm phổi mạn tính… Vì thế, nếu có dấu hiệu bất thường về nhịp tim thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời.

Chính vì điều này cho nên nếu có bất cứ triệu chứng nào báo hiệu bpm không ổn định thì ngay lập tức nên đến các trung tâm, bệnh viên nơi khám chữa bệnh uy tín về tim để khám chữa và có liệu pháp điều trị bệnh kịp thời.

Bpm lúc nghỉ ngơi là yếu tố quan trọng xác định hình trạng sức khỏe của bạn

Thông số nhịp tim lúc nghỉ ngơi (resting heart rate – RHR) cùng với huyết áp và cholesterol có thể giúp xác định các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn cũng như đánh giá sức khỏe tim mạch hiện tại của bạn.

Trên thực tế, nghiên cứu đã phát hiện ra rằng nhịp tim lúc nghỉ ngơi gần đỉnh 60 đến 100 có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và thậm chí tử vong sớm. Một nghiên cứu năm 2013 trên tạp chí Heart đã theo dõi sức khỏe tim mạch của khoảng 3.000 người đàn ông trong 16 năm. Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng người càng có RHR cao thì thể lực càng thấp và huyết áp cao hơn. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nhịp tim khi nghỉ ngơi của một người càng cao thì nguy cơ tử vong sớm cũng càng cao.

Các bác sĩ tim mạch khuyên bạn nên kiểm tra nhịp tim lúc nghỉ ngơi của mình một vài lần mỗi tuần vào các thời điểm khác nhau trong ngày. BPM có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố, bao gồm căng thẳng, lo lắng, hormone hay các loại thuốc như thuốc chống trầm cảm và thuốc huyết áp.

Cách để đo nhịp tim nhanh và hiệu quả

Như vậy, bạn đã hiểu được bpm là gì một cách chi tiết hơn rồi đó, vậy làm sao để đo nhịp tim hiệu quả? Chúng ta sẽ tham khảo ngay 2 cách để đo nhịp tinh nhanh và hiệu quả thường được sử dụng nhiều nhất dưới đây.

Đo nhịp tim bằng cách thủ công

Đo nhịp tim bằng cách thủ côngĐo nhịp tim bằng cách thủ côngVới cách đo này bạn hoàn toàn không cần sử dụng những dụng cụ chuyên dụng, mà đơn giản chỉ cần 1 chiếc đồng hồ có chỉ số giây là được. Để có thể đo được hiệu quả tốt nhất thì bạn cần lựa chọn thời điểm vào buổi sáng ngay khi vừa ngủ dậy, đây là lúc nhịp tim bạn ở trạng thái nghỉ ngơi tốt nhất. Các bước tiến hành như sau:

  • Đầu tiên, hãy ngồi ngay ngắn trên ghế và đeo đồng hồ trên tay
  • Đặt tay không đeo đồng hồ lên bàn, tay còn lại duỗi ngón chỏ và ngón giữa thẳng
  • Tìm vị trí mà bạn thấy nhịp đập của mạch ổn định nhất và ấn nhẹ ngón tay vào đó
  • Đếm số nhịp đập trong khoảng 15 giây và sau đó nhân lên với 4 lần sẽ ra kết quả nhịp tim trong vòng 1 phút
  • Sau đó, hãy so sánh với bảng bên trên để xem nhịp tim của bạn có ổn định hay không nhé.

Đo bằng thiết bị công nghệ cao
Đo bằng thiết bị công nghệ caoĐo bằng thiết bị công nghệ cao

Thực tế cho thấy, bạn rất khó có thể đo nhịp tim một cách chuẩn xác bằng phương pháp thủ công, bởi phương pháp này cần nhiều kinh nghiệm hơn và không phải ai cũng biết cách làm đúng. Do đó, cách tốt nhất đó chính là sử dụng các thiết bị công nghệ cao hỗ trợ đo nhịp tim như đồng hồ thông minh chẳng hạn.

Với việc đo nhịp tim bằng đồng hồ thông minh khá đơn giản và hiệu quả khá chuẩn xác, bạn chỉ cần đeo đồng hồ vào tay kết nối với chiếc smartphone của mình là đã có thể đo ngay tức khắc rồi, điều này cũng khá hữu ích đối với những người tập luyện bởi bạn có thể dễ dàng kiểm soát nhịp tim hơn và điều chỉnh lại tập luyện khi cần thiết.

Câu hỏi liên quan

Cách làm giảm nhịp tim: Hãy uống đủ nước Làm mát cơ thể là một cách giảm nhịp tim hiệu quả Cách trị tim đập nhanh tại nhà: Bổ sung chất điện giải Cách ổn định nhịp tim là tránh xa chất kích thích Tập thể dục thường xuyên là một cách trị tim đập nhanh tại nhà Ho giúp nhịp tim trở lại bình thường Nghiệm pháp Valsalva là một cách trị tim đập nhanh tại nhà đơn giản Làm gì khi tim đập nhanh? Thư giãn để làm tim đập chậm lại
Xem thêm
Nhịp tim khi chạy bộ trung bình ở người độ tuổi từ 20 - 45 là từ 100 - 160 nhịp/phút. Mức độ dao động phụ thuộc vào nhịp tim tối đa và mức độ thể chất của mỗi người (tham khảo bảng trên).
Xem thêm
BPM là từ viết tắt của cụm từ Beats Per Minute, có nghĩa là số nhịp tim trong mỗi phút của con người. Một số biểu hiện dưới đây cho thấy rằng chỉ số bpm của bạn là bất thường: Nhịp tim đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nếu trong khi nghỉ ngơi, không vận động mà nhịp tim của bạn ở mức độ dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra đề phòng những dấu hiệu bất thường. Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm thất hoặc tâm nhĩ. Hoạt động của tim không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm hoặc lúc đập quá sớm...
Xem thêm
Kiểm soát chế độ ăn uống, tránh tăng cân, thừa cân, béo phì Hạn chế các chất kích thích Sống vui vẻ, lạc quan, hạn chế căng thẳng Xây dụng chế độ tập luyện thể dục, thể thao phù hợp
Xem thêm
Để kiểm tra được nhịp tim, bạn có thể dùng ngón giữa và ngón trỏ đặt lên vị trí động mạch ở cổ tay hoặc động mạch dưới hàm, sau đó ấn nhẹ và giữ nguyên khoảng một phút rồi tính số lần mạch đập. Đây là phương pháp kiểm tra đơn giản, thông dụng mà nhiều người vẫn thường áp dụng để theo dõi nhịp tim. Ngoài ra, để chính xác hơn, bạn có thể sử dụng dụng cụ nghe tim chuyên dụng, máy đo SPO2 & nhịp tim hoặc đo điện tâm đồ.
Xem thêm
Nhịp tim quá nhanh hoặc chậm có thể là một trường hợp khẩn cấp về y tế; đặc biệt nếu con có bất kỳ triệu chứng nào liên quan như: Chóng mặt. Khó chịu cực độ. Ngất. Trong trường hợp nêu trên; cha mẹ cần tìm gặp bác sĩ ngay lập tức. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần trao đổi thêm với bác sĩ nhi khoa khi con trẻ có những biểu hiện sau: Con thường có nhịp tim ở mức thấp nhất; ngay cả khi con đã chạy xung quanh và chơi đùa. Con thường có nhịp tim trên mức bình thường; ngay cả khi đang ngủ.
Xem thêm
Chỉ số chuẩn về nhịp tim, nhịp thở, huyết áp theo lứa tuổi Ngoài chú ý đến nhịp tim của trẻ em theo tuổi; cha mẹ có thể tham khảo thêm nhịp thở của con theo từng độ tuổi khác nhau:
Xem thêm
Nhịp tim đập quá chậm hoặc quá nhanh. Nếu trong khi nghỉ ngơi, không vận động mà nhịp tim của bạn ở mức độ dưới 40 nhịp/phút hoặc trên 120 nhịp/phút thì bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra đề phòng những dấu hiệu bất thường. Loạn nhịp bắt nguồn trong tâm thất hoặc tâm nhĩ. Hoạt động của tim không ổn định, lúc nhanh, lúc chậm hoặc lúc đập quá sớm… Có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng rối loạn nhịp tim (nhịp tim bất thường) ví dụ như: Rối loạn tâm lý, lao động quá sức, dùng chất kích thích… Tuy nhiên, cũng có trường hợp rối loạn này là do các bệnh lý về tim mạch như thiếu máu cơ tim, viêm cơ tim, tim bẩm sinh, các bệnh về van tim, tăng huyết áp, béo phì, cường giáp, viêm phổi mạn tính… Vì thế, nếu có dấu hiệu bất thường về nhịp tim thì bạn cũng không nên chủ quan mà nên tới gặp các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám nhằm phát hiện bệnh lý kịp thời.
Xem thêm
Rối loạn nhịp tim ở trẻ em Tim đập quá nhanh Tim đập quá chậm do mắc chứng tổng hợp Sick Sinus Cách chăm sóc trẻ có rối loạn nhịp tim Học cách làm chậm nhịp tim của con Hiểu và quản lý thuốc Tìm hiểu CPR và các quy trình khẩn cấp Hiểu và quản lý thiết bị cấy ghép của con
Xem thêm
Đo nhịp tim bằng cách thủ công Đo bằng thiết bị công nghệ cao
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Chỉ số BPM
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!