Chế độ ăn thực dưỡng là gì? Ưu và nhược điểm

Thực dưỡng là một lối sống nhấn mạnh sự cân bằng và hài hòa về cả thể chất và tinh thần. Đây là một chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng và thay đổi hành vi lối sống hàng ngày. Tất cả đều hướng tới một lối sống tự nhiên và lành mạnh. Mặc dù không có bằng chứng khoa học nào chứng minh những lợi ích về sức khỏe liên quan đến chế độ thực dưỡng, nhưng nhiều người cho biết sức khỏe được cải thiện khi tuân thủ đúng theo chế độ này.

Một số người chuyển sang chế độ ăn thực dưỡng với mong muốn nâng cao sức khỏe. Những người khác lại áp dụng chế độ này khi đang gặp những vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như bệnh tim, béo phì hay hội chứng tiền kinh nguyệt,... với hy vọng thực dưỡng sẽ làm giảm các triệu chứng và hỗ trợ phục hồi.

Chế độ ăn thực dưỡng đặt trọng tâm vào thực phẩm hữu cơ và thực phẩm tự nhiên. Đồng thời cũng ủng hộ việc loại bỏ hoàn toàn các hóa chất và thành phần nhân tạo. Quy tắc “không hóa chất” này còn áp dụng cho cả những sản phẩm vệ sinh cá nhân, cũng như các sản phẩm khác được sử dụng trong gia đình. 

Các loại thực phẩm được phép thay đổi một chút tùy thuộc vào mỗi cá nhân. Một số yếu tố quyết định đến thực đơn như: 

  • Các vấn đề sức khỏe
  • Giới tính
  • Tuổi
  • Vị trí địa lý 

Đối tượng nào phù hợp với chế độ ăn thực dưỡng?

Bạn cũng nên áp dụng chế độ thực dưỡng nếu đang mắc các bệnh lý tim mạch, đái tháo đường hay có nguy cơ bị ung thư vú.  

Không có bằng chứng khoa học hoặc nghiên cứu nào cho thấy thực dưỡng có thể chữa khỏi bệnh. Tuy nhiên, chế độ này có thể mang lại lợi ích sức khỏe cho một số người khi được sử dụng như một liệu pháp bổ sung. 

Chế độ ăn thực dưỡng phần lớn là ăn chay, giúp hạn chế đáng kể chất béo động vật. Vì lý do này, nó có thể có lợi cho những người đang gặp vấn đề về tim mạch và nồng độ cholesterol cao. 

Sự chú trọng của thực dưỡng nhằm vào các loại rau khiến chế độ ăn này có hàm lượng phytoestrogen cao. Đây là những hợp chất hóa học tự nhiên được tìm thấy trong thực vật. Phytoestrogen có thể giúp giảm nồng độ estrogen ở một số phụ nữ. Theo một nghiên cứu, điều này có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, vẫn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ vấn đề này.  

Bệnh nhân đái tháo đường có thể cân nhắc lựa chọn chế độ ăn thực dưỡng. Nguồn ảnh: alsafapolyclinic.comBệnh nhân đái tháo đường có thể cân nhắc lựa chọn chế độ ăn thực dưỡng. Nguồn ảnh: alsafapolyclinic.com

Ăn thực dưỡng cũng mang lại lợi ích cho một số bệnh nhân đái tháo đường. Điều này là do nó loại bỏ hoàn toàn thức ăn có đường và nước ngọt có ga khỏi chế độ ăn uống. Chế độ ăn kiêng này cũng tập trung nhiều vào ngũ cốc nguyên hạt có hàm lượng carbohydrate cao. Mặc dù ngũ cốc nguyên hạt ít ảnh hưởng đến đường huyết hơn so với carbohydrate đã qua chế biến, nhưng hàm lượng carbohydrate cao có thể không được khuyến khích cho một số bệnh nhân đái tháo đường. Tuy nhiên, một nghiên cứu năm 2014 khẳng định rằng chế độ ăn thực dưỡng có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường hơn chế độ ăn tiêu chuẩn.

Chế độ ăn thực dưỡng bao gồm những loại thực phẩm nào? 

Ăn uống thực dưỡng chủ yếu dựa vào việc tiêu thụ ngũ cốc nguyên hạt hữu cơ. Ngũ cốc nguyên hạt thường chiếm khoảng 50% khẩu phần ăn hàng ngày. Một số loại ngũ cốc nguyên hạt hay được sử dụng là: 

  • Lúa mì Bulgur
  • Hạt kiều mạch
  • Gạo lứt
  • Hạt diêm mạch
  • Gạo hoang dã Bắc Mỹ
Gạo lứt rất hay được sử dụng trong chế độ ăn thực dưỡng. Nguồn ảnh: www.24mantra.comGạo lứt rất hay được sử dụng trong chế độ ăn thực dưỡng. Nguồn ảnh: www.24mantra.com

Trong chế độ ăn thực dưỡng, các loại ngũ cốc nguyên hạt được khuyến khích hơn so với mì ống và bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt. Điều đó chứng tỏ rằng, những loại thực phẩm chế biến sẵn vẫn được phép sử dụng nhưng với số lượng nhỏ.

Một số loại rau trồng tại địa phương và theo mùa nên chiếm khoảng một phần ba khẩu phần ăn. Một số loại rau như: 

  • Cải xoăn
  • Súp lơ trắng
  • Bông cải xanh
  • Bí ngô
  • Cải chíp
  • Hành
  • Củ cải
  • Cà rốt
  • Mùi tây
  • Bắp cải xanh

Phần còn lại của khẩu phần ăn bạn có thể lựa chọn những thực phẩm sau: 

  • Dưa muối
  • Đậu
  • Các sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như miso
  • Rong biển
  • Dầu thực vật
  • Gia vị tự nhiên như muối biển 

Các kỹ thuật chế biến như hấp hoặc áp chảo được khuyến khích trong chế độ thực dưỡng. 

Món súp được chế biến từ các thành phần sau đây cũng có thể là món ăn chính hằng ngày:

  • Rau
  • Đậu lăng
  • Rong biển
  • Muối 
  • Các sản phẩm từ đậu nành, chẳng hạn như đậu phụ, miso,... 

Những thực phẩm nên tránh trong chế độ ăn thực dưỡng

Một số loại thực phẩm nên ăn một vài lần mỗi tuần: 

  • Trái cây hữu cơ và các loại quả mọng
  • Các loại hạt
  • Quả hạch
  • Dưa leo
  • Rau cần tây
  • Xà lách 

Các loại thực phẩm hữu cơ sau đây nên hạn chế ăn, nhiều nhất một vài lần mỗi tháng: 

  • Hải sản
  • Sản phẩm bơ sữa
  • Trứng
  • Thịt gia cầm
  • Các loại thịt nói chung 

Các loại thực phẩm nên tránh tuyệt đối như: 

  • Một số loại rau như khoai tây, ớt và cà chua.
  • Đồ uống chứa caffeine
  • Đồ uống có cồn
  • Thực phẩm chế biến sẵn, chẳng hạn như bánh mì trắng, bánh ngọt và bánh quy.
  • Bất kỳ thực phẩm nào có thành phần nhân tạo.
  • Cả chế độ thực dưỡng và chế độ ăn thường đều nên tránh các loại đồ uống có ga.
  • Đường và các sản phẩm có chứa đường hoặc siro bắp
  • Mật mía
  • Vani
  • Thịt heo
  • Trái cây nhiệt đới, chẳng hạn như dứa, xoài,...
  • Đồ ăn cay, nóng
  • Gia vị như tỏi và kinh giới cay
Không nên tiêu thụ các loại nước ngọt có ga, đặc biệt là trong chế độ thực dưỡng. Nguồn ảnh: www.eatthis.comKhông nên tiêu thụ các loại nước ngọt có ga, đặc biệt là trong chế độ thực dưỡng. Nguồn ảnh: www.eatthis.com

Nên tập trung vào bữa ăn, ăn chậm nhai kỹ và tránh các thói quen làm phân tán như xem tivi. Khẩu phần ăn cũng nên vừa đủ để bạn không bị đói, tránh ăn quá nhiều. Khi ăn, nên nhai thật kỹ trước khi nuốt. Bạn chỉ nên uống nước hoặc các đồ uống khác, chẳng hạn như trà rễ bồ công anh, trà gạo lứt, và cà phê hạt ngũ cốc khi cảm thấy khát.

Nhược điểm của chế độ ăn thực dưỡng

Nhược điểm:

  • Chế độ ăn này còn nhiều điểm hạn chế.
  • Nhiều loại thực phẩm chứa nhiều muối.
  • Chế độ ăn uống này thiếu một số chất dinh dưỡng. 

Mặc dù có những lợi ích tiềm năng, nhưng chế độ ăn thực dưỡng không phù hợp với tất cả mọi người. Nếu như bạn là một người thích đồ ăn cay hoặc không thể sống thiếu tách cà phê mỗi sáng, bạn có thể thấy chế độ ăn này quá gò bó. Chế độ ăn này cũng có các loại thực phẩm chứa nhiều muối. Điều này thường không tốt cho những người bị huyết áp cao hoặc bệnh thận. 

Đối với một số người, ăn thực dưỡng làm giảm lượng mỡ trong cơ thể quá nhanh. Bởi vì chế độ ăn ít chất béo động vật, trái cây và sữa về lâu dài dẫn đến thiếu: 

Những người tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn thực dưỡng thường phải sử dụng thêm vitamin tổng hợp. 

Chế độ ăn thực dưỡng không được khuyến nghị để thay thế cho những phương pháp điều trị y tế, đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư. Nguồn ảnh: www.nytimes.comChế độ ăn thực dưỡng không được khuyến nghị để thay thế cho những phương pháp điều trị y tế, đặc biệt là những bệnh nhân bị ung thư. Nguồn ảnh: www.nytimes.com

Chế độ ăn thực dưỡng không được khuyến nghị để thay thế cho những phương pháp điều trị y tế, nhất là đối với những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch, tiểu đường hay ung thư. 

Cần làm gì để bắt đầu với chế độ ăn thực dưỡng?

Trước khi bắt đầu chế độ ăn thực dưỡng, bạn nên đến gặp bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Nếu vẫn quyết định thử chế độ ăn này, bạn có thể cần phải thực hiện một số thay đổi đối với gian bếp. 

Cách chế biến thức ăn cũng như các loại dụng cụ nhà bếp đều rất quan trọng. Thường không nên nấu bằng lò vi sóng hoặc bếp điện. Nấu ăn thực dưỡng cũng có một số nguyên tắc và thường sử dụng: 

  • Đun bằng gỗ tự nhiên, chưa qua xử lý
  • Dụng cụ bằng thép không gỉ
  • Nồi, chảo và dụng cụ nấu ăn bằng men và gốm 

Bạn nên loại bỏ dụng cụ bằng nhựa và thay thế bằng các dụng cụ thủy tinh hoặc thép không gỉ. 

Tổng kết 

Đối với những người ít nguy cơ bị thiếu hụt dinh dưỡng, chế độ ăn thực dưỡng có thể mang lại lợi ích cho sức khỏe. Tuyệt đối không được sử dụng thực dưỡng để thay thế cho các phương pháp điều trị y tế. Những người mắc các bệnh như ung thư hoặc béo phì, nên trao đổi với bác sĩ trước khi bắt đầu. Những người chỉ đơn giản quan tâm đến việc nâng cao sức khỏe cũng nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi thực hiện chế độ ăn thực dưỡng.

Xem thêm:

Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!