Xác định tác dụng của dấu gạch ngang ( - ) trong câu văn: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,... - món nào

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

“Trản trề trên mặt bàn, chạm cả vào cành quất Lí cố tình để sát vào mâm cỗ cho bàn ăn thêm đẹp, thêm sang, là la liệt bát đĩa ngồn ngộn các món ăn. Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”

(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

Xác định tác dụng của dấu gạch ngang ( - ) trong câu văn: “Ngoài các món thường thấy ở cỗ Tết như gà luộc, giò, chả, nem, măng hầm chân giò, miến nấu lòng gà, xúp lơ xào thịt bò,... - món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến - là các món khác thường như gà quay ướp húng lìu, vịt tần hạt sen, chả chìa, mọc, vây...”

A. Đánh dấu lời nói trực tiếp của nhân vật.
B. Để chỉ sự ngang hàng trong quan hệ.
C. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.
D. Nối các từ nằm trong một liên danh.

Trả lời

HS tìm đọc lại tác dụng của dấu gạch ngang (dùng để liệt kê, đánh dấu lời nói trực tiếp, đánh dấu bộ phận chủ thích, nối các từ nằm trong liên danh, chỉ mối quan hệ ngang hàng hay đặt giữa hai con số).

Xét ngữ cảnh, nội dung phía sau dấu gạch ngang: “món nào cũng mang dấu ấn tài hoa của người chế biến” giải thích cho giá trị của các món ăn cổ truyền trong ngày Tết.

→ Dấu gạch ngang trong câu có tác dụng: Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả