Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?
Việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tình yêu có ý nghĩa gì?
Ý nghĩa của việc Thuý Kiều để lại những kỉ vật của tỉnh yêu Bằng việc để lại kỉ vật, Thuý Kiều muốn được trở về hiện điện trong tỉnh yêu nhận được sự đồng cảm của Kim Trọng. Sau khi nhờ Văn trả nghĩa cho Kim Trọng với tình yêu, Kiều là người bạc mệnh nhất. Kiều để lại những kỉ vật thiêng liêng và đẹp đẽ của tình yêu: “Chiếc vành với bức tờ mây”, “Phím đàn với mảnh gương nguyền ngày xưa”. Khi nhìn thấy kỉ vật, Kim Trọng sẽ nhớ về Kiều, hiểu nỗi lòng của Kiều. Thuý Kiều muốn hiện diện trong tình yêu và con đường thứ nhất để nàng trở về là để lại kỉ vật. Nhưng con đường này bế tắc, vì hai điều: kỉ vật của tình yêu là riêng và thiêng liêng, bây giờ thành “của chung” ba người: Kim Trọng, Thuy Kiểu Thuý Vân. Tình yêu là riêng và thiêng liêng nên không thể san sẻ cho người thứ ba, dù người ấy là em gái. Lại nữa, kỉ vật gợi về quá vãng tươi đẹp trong khi hiện tại đau buồn, do vậy bi kịch càng lớn hơn. Vì thế, Thuý Kiều đã tìm đến con đường thủ hai là trở về hiện diện trong tình yêu bằng linh hồn bất tử: “Thấy hiu hiu gió thì hay chị về”. Kiều những mong bằng sự trở về này nàng sẽ nhận được sự đồng cảm của người thương yêu: “Tưới xin chén nước cho người thác oan”. Nhưng giọt nước mặt của Kim Trọng không thể làm tan mối tình oan khuất của Kiều. Bởi sự trở về bằng linh hồn bất tử là sự trở về siêu hình, sự trở về không có gặp gỡ, vẫn là “Dạ đài cách mặt khuất lời”. Phải chăng đây cũng là ý nghĩa nhân văn của đoạn trích Trao duyên?
Cả hai con đường với mong muốn trở về hiện diện trong tình yêu, nhận được sự đồng cảm của người yêu đều bế tắc, nhưng Thuý Kiều vẫn không thôi khát vọng tình yêu, vẫn hướng về Kim Trọng. Chính vì vậy, bi kịch của Kiều càng được đẩy lên tới đỉnh cao nhất.