Trong một cuộc khảo sát về mức sống của người Hà Nội, người khảo sát chọn ngẫu nhiên

Trong một cuộc khảo sát về mức sống của người Hà Nội, người khảo sát chọn ngẫu nhiên một gia đình ở Hà Nội. Xét các biến cố sau:

M: “Gia đình có tivi”;

N: “Gia đình có máy vi tính”;

E: “Gia đình có tivi hoặc máy vi tính”;

F: “Gia đình có cả tivi và máy vi tính”;

G: “Gia đình có tivi hoặc máy vi tính nhưng không có cả hai thiết bị trên”;

H: “Gia đình không có cả tivi và máy vi tính”.

Các biến cố trên rõ ràng có mối liên hệ với nhau. Chúng ta có thể mô tả các mối liên hệ đó một cách cô đọng, súc tích bằng các khái niệm và các kí hiệu toán học được không ?

Trả lời

Sau bài học, chúng ta có thể mô tả các mối liên hệ đó một cách cô đọng, súc tích bằng các khái niệm và các kí hiệu toán học.

Gọi A là biến cố “Gia đình có tivi”; B là biến cố “Gia đình có máy vi tính”;

Với A¯ là biến cố đối của A, B¯ là biến cố đối của B.

Biến cố “Gia đình có tivi hoặc máy vi tính” là biến cố A B.

Biến cố “Gia đình có cả tivi và máy vi tính” là biến cố A ∩ B.

Biến cố “Gia đình có tivi hoặc máy vi tính nhưng không có cả hai thiết bị trên” là biến cố (A \ B) (B \ A).

Biến cố “Gia đình không có cả tivi và máy vi tính” là biến cố A¯B¯.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả