Trong đoạn trích trên, tại sao viên quản ngục lại tự nhận mình là "kẻ mê muội"?

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người dậy và đĩnh đạc bảo:

– Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thực đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.

Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo.

Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau.

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

(Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân)

Trong đoạn trích trên, tại sao viên quản ngục lại tự nhận mình là "kẻ mê muội"?

A. Để tỏ thái độ khiêm tốn, nhún nhường

B. Để thể hiện sự ân hận khi làm công việc quản ngục

C. Vì đã không thấy hết tài viết chữ của Huấn Cao

D. Vì đã không nhận ra lẽ sống cao đẹp của con người

Trả lời

Quản ngục nhận mình là "kẻ mê muội" sau khi nhận được lời khuyên của Huấn Cao rằng hãy từ bỏ chốn ngục tù này đi, ở đây khó giữ được thiên lương cho lành vững. Quản ngục cảm nhận được lời khuyên chân thành của Huấn Cao, cảm phục trước tài năng và khí phách của Huấn Cao. Vì vậy, tự nhận mình là "kẻ mê muội" để thể hiện thái độ khiêm tốn, nhún nhường trước đức độ và tài năng của Huấn Cao.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả