Thí nghiệm 1 Chuẩn bị: - Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh. - Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa. - Một số mẩu giấy vụn. Tiến hành: - Đưa chiếc đũa nhựa lại gầ

Thí nghiệm 1

Chuẩn bị:

- Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh.

- Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa.

- Một số mẩu giấy vụn.

Tiến hành:

- Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không?

- Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra.

- Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra.

- Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.

Thí nghiệm 1 Chuẩn bị: - Một chiếc đũa bằng nhựa, một chiếc đũa bằng thủy tinh. - Một mảnh vải len (hoặc dạ) và một mảnh vải lụa. - Một số mẩu giấy vụn. Tiến hành: - Đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy (Hình 20.1), có hiện tượng gì xảy ra không? - Cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, quan sát hiện tượng xảy ra. - Làm thí nghiệm tương tự, thay đũa nhựa bằng đũa thủy tinh được cọ xát vào mảnh vải lụa, quan sát hiện tượng xảy ra. - Mô tả hiện tượng xảy ra và rút ra nhận xét.   (ảnh 1)

Trả lời

- Ban đầu, đưa chiếc đũa nhựa lại gần các mẩu giấy, ta thấy không có hiện tượng gì xảy ra.

- Khi cọ chiếc đũa nhựa vào mảnh vải len (hoặc dạ) sau đó đưa lại gần các mẩu giấy vụn, ta thấy đũa nhựa hút các mẩu giấy vụn làm các mẩu giấy vụn bám vào đầu của đũa nhựa.

- Khi làm thí nghiệm với đũa thủy tinh ta cũng quan sát được hiện tượng tương tự như đũa nhựa.

Nhận xét: Các vật sau khi bị cọ xát có tính chất hút được các vật khác (mẩu giấy vụn) được gọi là vật nhiễm điện hay vật mang điện tích.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả