a. Chuẩn bị (với đề 2)
- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Trong mắt trẻ của Ê-xu-pe-ri.
- Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.
- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình (nếu có).
b) Tìm ý và lập dàn ý
– Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Đoạn trích Trong mắt trẻ kể lại chuyện gì?
+ Nội dung đoạn trích đặt ra vấn đề gì?
+ Ước mơ của trẻ em có đặc điểm gì?
+ Thái độ của người lớn đối với ước mơ của trẻ em có thể khác nhau thế nào? Biểu hiện cụ thể ra sao?
+ Theo em, cần ủng hộ và phê phán những thái độ nào? Vì sao?
+ Em sẽ làm gì để thuyết phục người lớn có thái độ tích cực với ước mơ của trẻ em?
– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:
Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày: Người lớn cần hiểu và tôn trọng ước mơ của trẻ em. Đó là vấn đề được đặt ra trong đoạn trích Trong mắt trẻ của Ê-xu-pe-ri.
Nội dung chính:
Lần lượt trình bày các nội dung đã chuẩn bị:
+ Nội dung văn bản Trong mắt trẻ và vấn đề ước mơ của trẻ em.
+ Đặc điểm ước mơ của trẻ em.
+ Những thái độ khác nhau của người lớn đối với ước mơ của trẻ em.
+ Suy nghĩ của em về từng thái độ trên (nêu ý kiến, giải thích lí do ủng hộ hoặc phản đối).
Kết thúc: Khái quát ý nghĩa vấn đề: Mỗi lứa tuổi có cách nhìn, cách nghĩ khác nhau; người lớn cần thấu hiểu và cảm thông với những suy nghĩ, hành động và ước mơ của trẻ em.
c. Nói và nghe: Hoạt động nói và nghe cần đáp ứng các yêu cầu, cụ thể theo dõi SGK/ 31.
d. Kiểm tra và chỉnh sửa:
Người nói
|
Người nghe
|
- Lắng nghe nhận xét của thầy cô, bạn bè,… về bài trình bày.
- Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…
- Tự đánh giá:
+ Trong bài trình bày của mình, em hài lòng về những điểm nào (nội dung, hình thức, thái độ)?
+ Điều em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?
|
- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin (Đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì?,…)
- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.
- Đánh giá:
+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?
+ Điều em rút ra từ bài trình bày của bạn là gì?
|
Bài tham khảo
Nhân vật xưng “tôi” trong văn bản “Trong mắt trẻ” ngày nhỏ thích vẽ. Trong một lần nhìn thấy bức tranh con trăn nuốt chửng cả một chú voi khổng lồ, bạn nhỏ ấy đã họa lại theo cách của mình, nhưng có vẻ không được tán dương lắm. Con trăn no căng bụng bị nhìn nhầm thành chiếc mũ, nên cậu vẽ cho hở bụng và không quên họa con voi to tướng vào chỗ hở của bụng trăn. Khi ấy, “người lớn” thi nhau bảo cậu hãy bỏ giấc mộng vẽ vời đi. Chẳng ai hiểu cậu vẽ gì cả.
Cậu bỏ thật…
Nhưng bức tranh ấy có ý nghĩa gì nhỉ? Tôi nghĩ mãi, và tạm chấp nhận với câu trả lời: con trăn chính là cuộc sống của “người lớn”. Nó nuốt chửng cả đứa trẻ thơ dại còn sót lại trong mỗi chúng ta. Đáng buồn là, chẳng ai thèm đoái hoài hay lo lắng về quá trình khó lòng cưỡng lại ấy. Chúng ta dường như đang quay mặt lại với chính mình ngày xưa: giản đơn, hiền lành và đầy mơ mộng.
Người kể chuyện là một người đàn ông cô đơn. Mỗi lần người khác cười ông vẽ “chiếc mũ” vớ vẩn, ông lại từ chối đứa trẻ sống trong tim mình bằng cách sống “người lớn” hơn: trí tuệ, hiểu biết và sõi đời.
Ông vẫn là một tâm hồn cô độc, quanh quẩn với chính mình, vòng quanh thế giới bao la nhưng mãi đến khi gặp Hoàng tử bé từ hành tinh B612 thì ông mới phần nào nguôi ngoai. Hai tâm hồn cô đơn, gặp nhau và tạo thành một mối dây liên kết vô hình. Của một đứa trẻ với một người già. Của một cư dân Trái Đất với kẻ sống ở nơi chỉ toàn núi lửa và lác đác vài bông hoa…
Người lớn đánh giá một vật xấu hay đẹp, đánh giá một người có đáng được lắng nghe hay không, cũng chỉ sòng phẳng qua những phương tiện vật chất. Trong thế giới mà tiền bạc là tất cả, chẳng ai để ý đến bông hoa nhỏ bé có thể bị con cừu ranh mãnh ăn mất bất cứ lúc nào.