Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc
Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
Quan điểm, thái độ của người kể chuyện xưng “tôi” đối với các nhân vật và sự việc trong truyện được thể hiện như thế nào?
Người kể chuyện xưng “tôi”, tên Khải là người có quan điểm, thái độ đối với các nhân vật và sự việc trong truyện.
- Cách nhìn người, nhìn đời đa chiều, sâu sắc, tinh tế (thể hiện: quan sát cô Hiền qua nếp nghĩ, lối sống, cách ứng phó với việc cá nhân, việc nhà, việc nước,... từ khi còn son trẻ cho đến khi đã là một bà lão bảy mươi tuổi, từ đó đưa ra một cách nhìn vừa mang tính lịch sử vừa nhất quán về phẩm chất, cốt cách của nhân vật).
- Quan điểm thẳng thắn, nhận xét trung thực, biểu hiện sự từng trái, tự tin, lịch lãm (sẵn sàng đối thoại với cô Hiền: “Cô vẫn răn lũ con tôi: “Chúng mày là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tuỷ tiện, buông tuồng”. Có lần tôi cãi: “Chúng tôi là người của thời loạn, các cụ lại bắt dạy con cái theo thời bình là khó lắm.”; thẳng thắn đưa ra những nhận xét “không mấy vui vẻ” về Hà Nội; bộc lộ những suy nghĩ sâu sắc về cô Hiền – “hạt bụi vàng” của Hà Nội).
- Thái độ nâng niu, trân trọng, ngưỡng mộ nét đẹp văn hoá Hà Nội (thái độ đối với cô Hiền); xót xa, đau tức khi những nét đẹp văn hoá đó bị mai một, hư hao, mất mát (thái độ đối với một số người Hà Nội thô lỗ, bất lịch sự); thân tình, cởi mở, sẵn sàng tiếp thu ý kiến của người khác (trong chuyện trò, giao tiếp với cô Hiền và các nhân vật khác).
Người kể chuyện là người hiểu Hà Nội, yêu Hà Nội, buồn vui với những thăng trầm của Hà Nội, say mê nét đẹp văn hoá của người Hà Nội; có cách nhìn đa chiều, sâu sắc đối với các nhân vật và sự việc trong truyện.