Hình ảnh “gừng cay muối mặn” được sử dụng trong đoạn trích có liên hệ (thể hiện) với nội dung gì dưới đây?

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

                                       “Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi

                                       Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể

                                       Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn

                                       Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc

                                       Tóc mẹ thì bới sau đầu

                                       Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn

                                       Cái kèo, cái cột thành tên

                                       Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng

                                       Đất Nước có từ ngày đó...”

(Nguyễn Khoa Điềm, Đất Nước, Ngữ văn 12, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2013)

Hình ảnh “gừng cay muối mặn” được sử dụng trong đoạn trích có liên hệ (thể hiện) với nội dung gì dưới đây?

A. Thói quen sinh hoạt của người Việt.        
B. Tình cảm vợ chồng của người Việt.
C. Lối sống trọng tình, trọng nghĩa của người Việt.
D. Những gian khổ, vất vả của người Việt.

Trả lời

Ở câu hỏi này, HS cần nhớ lại kiến thức đã học ở bài Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm). Trong ca dao, “muối - gừng” được dùng như hình ảnh tượng trưng của tình yêu lứa đôi bền chặt. Trong câu thơ của Nguyễn Khoa Điềm, “muối - gừng” còn biểu trưng cho vẻ đẹp tâm hồn bền vững của dân tộc, của ông bà, cha mẹ, tổ tiên, lối sống thủy chung, nghĩa tình cũng là phẩm hạnh bao đời của người dân Việt Nam.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả