Hãy phân biệt hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về bản chất, chủ thể thực hiện
76
22/01/2024
Bài tập 4 trang 45 SBT Kinh tế pháp luật 10: Hãy phân biệt hình thức sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật về bản chất, chủ thể thực hiện, hình thức thể hiện và tính bắt buộc.
Tiêu chí phân biệt
|
Sử dụng pháp luật
|
Áp dụng pháp luật
|
Bản chất
|
|
|
Chủ thể thực hiện
|
|
|
Hình thức thực hiện
|
|
|
Tính bắt buộc
|
|
|
Trả lời
Tiêu chí phân biệt
|
Sử dụng pháp luật
|
Áp dụng pháp luật
|
Bản chất
|
Các chủ thể lựa chọn xử sự những điều pháp luật cho phép.
|
Vừa là hoạt động thực hiện pháp luật của các cơ quan nhà nước, vừa là hoạt động mà các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành tổ chức cho các chủ thế pháp luật khác thực hiện các quy định pháp luật.
|
Chủ thể thực hiện.
|
Mọi chủ thể.
|
Cơ quan/người có thẩm quyền.
|
Hình thức thể hiện
|
Các quy phạm pháp luật về quyền của chủ thể
|
Tất cả các loại quy phạm, vì Nhà nước trao quyền hạn và nghĩa vụ tổ chức cho các chủ thể khác thực hiện pháp luật.
|
Tính bắt buộc
|
Không bắt buộc. Các chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này có thể lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện tùy vào ý chí, khả năng của mình mà không phải chịu trách nhiệm pháp lí từ việc lựa chọn đó
|
Bắt buộc thực hiện. Do chủ thể trong hình thức thực hiện pháp luật này là cơ quan/ người có thẩm quyền nên việc thực hiện vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ. Trong trường hợp không áp dụng pháp luật hoặc áp dụng không đúng, các chủ thể phải chịu trách nhiệm pháp lí do vi phạm nghĩa vụ
|
Xem thêm các bài giải SBT Kinh tế Pháp luật lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Bài 11: Khái niệm, đặc điểm và vai trò của pháp luật
Bài 12: Hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam
Bài 13: Thực hiện pháp luật
Bài 14: Giới thiệu về Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị
Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp