Đối chiếu với những yêu cầu riêng khi phân tích một tác phẩm kịch, hãy cho biết

Đối chiếu với những yêu cầu riêng khi phân tích một tác phẩm kịch, hãy cho biết đoạn văn sau tập trung phân tích đặc điểm nào của tác phẩm kịch?

“Đoạn trích ở Hồi 5, hồi cuối cùng vở kịch. Hồi này gồm chín lớp trong đó lớp 5 là lớp quan trọng nhất. Lớp này và lớp 1 chỉ có hai nhân vật trung tâm – Vũ Như Tô và Đan Thiềm – như là những trụ đỡ cho toàn bộ hồi kịch. Cũng có thể xem chúng như những lớp kịch được tạo ra với tư cách một thủ pháp nhằm mang đến cho các nhân vật trung tâm cơ hội bộc lộ “bản ngã” cũng như khát vọng của họ đúng vào thời điểm cao trào của vở kịch.

Hai lớp kịch tâm tình này do thế giống như một khoảng lặng giữa lúc sôi động ồn ào nhất, là thời điểm nén lại những khoảnh khắc riêng tư nhất của hai người trước khi bùng nổ những mâu thuẫn của vở kịch. Từ lớp 1 đến lớp 4 là sự gia tăng các nhân vật thuộc về một phía ủng hộ xây dựng Cửu Trùng Đài: Nguyễn Vũ, Lê Trung Mại, các quan nội giám. Rồi đột nhiên vở kịch rút bớt hết tất cả các nhân vật đó, chỉ để lại hai nhân vật trung tâm vở kịch: Vũ Như Tô và Đan Thiềm.

Số lượng các nhân vật tăng lên trong bốn lớp đầu có tác dụng làm sân khấu thêm náo nhiệt, hỗn độn thích hợp với thời điểm kết cận kề. Trong nửa đầu hồi kịch, nhóm này có hai cách ứng xử trước sự thế: bỏ trốn và tuẫn tiết. Nửa sau của hồi kịch, bắt đầu từ lớp 5, những nhân vật còn lại của triều đình như cung nữ chấp nhận đi theo quân khởi loạn. Lớp này đánh dấu sự chuyển giao quyền lực của triều đình, làm xoay ngược tình thế trong vở kịch.”.

(Phùng Kiên, Kết cấu kịch trong trích đoạn “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, Văn nghệ Quân đội, ngày 19-5-2021)

Trả lời

Đối chiếu với những yêu cầu riêng khi phân tích một tác phẩm kịch, có thể thấy đoạn văn tập trung phân tích việc: phân chia hồi kịch thành các lớp (cảnh) nhỏ, sự xuất  hiện và tương tác của các nhân vật trong từng lớp (cảnh).