Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú

Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:

“Tnú hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng. Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn, nó leo lên một cây cao nhìn quanh, nhìn một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả các vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng như một con cá kình. Nó nói:

– Qua chỗ nước êm thằng Mỹ – Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ.

Nhưng lần đó, Tnú tới một thác sông Đắc – năng, vừa cuốn cái thư của anh Quyết gửi về huyện trong một ngọn lá dong ngậm vào miệng, định vượt thác thì họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt. Tnú chỉ kịp nuốt luôn cái thư.”

(Rừng xà nu, Nguyễn Trung Thành, Ngữ văn 12, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2008)

Đoạn trích thể hiện tính cách nổi bật nào của nhân vật Tnú

A. Cô lòng căm thù giặc sâu sắc
B. Gan dạ, mưu trí, dũng cảm
C. Giàu lòng yêu thương
D. Có tính kỷ luật cao

Trả lời

HS đọc kĩ đoạn trích, phân tích kỹ các dẫn chứng để tìm ra đáp án.

Xác định các từ khóa thể hiện tính cách của Trú: “hay quên chữ, nhưng đi đường núi, thì đầu nó sáng lạ lùng”, “xé rừng mà đi”, “lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt lên trên mặt nước, cưỡi lên thác băng băng”, “họng súng của giặc phục kích chĩa vào tai lạnh ngắt" → “nuốt luôn cái thư” thể hiện tính cách Tnú là người gan dạ, mưu trí và dũng cảm. → Tương ứng với phương án B.

Giải thích đáp án:

Theo đoạn trích, từ khi còn nhỏ tuổi, Tnú đã tham gia kháng chiến, hỗ trợ đưa thư, có thể thấy Tnú là một người con yêu nước, căm thù giặc sâu sắc đây là phẩm chất, thái độ chứ không phải tính cách → loại phương án A. Đoạn trích không đề cập đến sự giàu lòng yêu thương hay tính kỷ luật cao của Tnú → Loại C, D.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả