Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, “gen giang hồ” trong câu cuối có nghĩa là

“Bắt đầu cầm bút, nhà văn đã từng đi đây đi đó: các tỉnh đồng bằng, trung du, và cả thượng du. Một số bài thơ có ghi rõ địa điểm sáng tác: Bắc Giang, Phú Thọ, Yên Bái, Lạng Sơn,..

Nguyễn Bính từng qua Huế. Ở miền Nam, nhà thơ cũng đi được nhiều nơi, nhất là những vùng nổi tiếng như Đồng bằng sông Cửu Long, các miệt vườn, cánh rừng miền Đông, các tỉnh thành phố lớn như đô thành Sài Gòn và vùng biển Tây như Rạch Giá, Hà Tiên,...

Sẽ rất thú vị nếu ta lập được một bản đồ in dấu chân nhà thơ. Kể về thú đi và viết thời ấy, Nguyễn Bính còn là hạng “đàn em” so với Nguyễn Tuân “có gen giang hồ” và “mắc bệnh xê dịch”

(Nguyễn Bính người thơ, đời thơ - Đoàn Trọng Huy)

Đặt trong ngữ cảnh của cả đoạn, “gen giang hồ” trong câu cuối có nghĩa là

A. giới tội phạm, chuyên sống bằng nghề trộm cướp, đâm thuê chém mướn.

B. thích chu du đây đó, có cuộc sống tự do, phóng túng.

C. bị hoàn cảnh bắt buộc phải rời bỏ quê nhà, sống nay đây mai đó ở những nơi xa lạ.

D. có tính chất liều lĩnh, vội vàng, không tính toán kĩ trước khi làm, không lường hết hậu quả nghiêm trọng có thể có.

Trả lời

Nguyễn Tuân từng nói: “Phải nói rằng họ nhà tôi có cái gien giang hồ. Gien di truyền nó là khoa học đấy! Không hiểu cụ tổ tôi thì thế nào chứ từ ông nội tôi, đến bố tôi và cho đến tôi thì cái gien giang hồ như ngày càng mạnh lên. Ông tôi và bố tôi là những người thích chu du đây đó, ra Bắc và Nam.”

Chọn B

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả