Lời giải
a) Vì tam giác ABC vuông tại A nên \(\widehat {BAC} = 90^\circ \).
Vì P, N lần lượt là trung điểm của AC, BC nên PN là đường trung bình của tam giác ABC, suy ra PN // AB.
Vì M, N lần lượt là trung điểm của AB, BC nên MN là đường trung bình của tam giác ABC, suy ra MN // AC.
Xét tứ giác AMNP có:
NP // AM (do PN // AB),
NM // AP (do MN // AC).
Do đó, tứ giác AMNP là hình bình hành.
Mà \(\widehat {PAM} = 90^\circ \) (do \(\widehat {BAC} = 90^\circ \)) nên tứ giác AMNP là hình chữ nhật.
b) Tứ giác BMKP có:
BM // KP (do PN // AB),
BP // KM (gt).
Nên tứ giác BMKP là hình bình hành.
c) Ta có \(PN = \frac{1}{2}AB = AM = MB\) (do PN là đường trung bình của tam giác ABC và M là trung điểm của AB).
Vì tứ giác BMKP là hình bình hành nên KP = MB.
Do đó, KP = PN. Suy ra P là trung điểm của KN.
Vì PN song song với AB (cmt) mà AB vuông góc với AC nên KN vuông góc với AC tại P.
Tứ giác ANCK có hai đường chéo AC và KN cắt nhau tại trung điểm P của mỗi đường nên ANCK là hình bình hành.
Mà KN vuông góc với AC tại P.
Do đó, tứ giác ANCK là hình thoi.
d) Để hình thoi ANCK là hình vuông thì AC = KN.
Mà KN = 2PN = \(2 \cdot \frac{1}{2}AB\) = AB.
Do đó, AC = AB. Mà tam giác ABC vuông tại A. Do đó, tam giác ABC vuông cân tại A.
Vậy khi tam giác ABC vuông cân tại A thì tứ giác ANCK là hình vuông.