Cách kể trong đoạn trích có tác dụng gì?
5
06/11/2024
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:
“Buổi ấy, bao nhiêu những loài trân cầm dị thú, cổ mộc quái thạch, chậu hoa cây cảnh ở chốn nhân gian, Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì. Có khi lấy cả cây đa to, cành lá rườm rà, từ bên bắc chở qua sông đem về. Nó giống như một cây cổ thụ mọc trên đầu non hốc đá, rễ dài ra đến vài trượng, phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay. Trong phủ, tùy chỗ điểm xuyết bày vẽ ra hình núi non bộ trông như bến bể đầu non. Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường.”
(Phạm Đình Hổ, Chuyện cũ trong phủ Chúa Trịnh, Ngữ văn 9, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2019)
Cách kể trong đoạn trích có tác dụng gì?
A. Thể hiện thái độ phê phán không đồng tình.
B. Thể hiện thái độ ngưỡng mộ, cảm phục.
C. Thể hiện thái độ ngạc nhiên, bất ngờ.
D. Thể hiện thái độ đồng cảm, xót xa..
Trả lời
Xác định các chi tiết có trong đoạn trích:
- “Chúa đều ra sức thu lấy, không thiếu một thứ gì”: Chúa Trịnh dùng quyền lực để cướp bóc những thứ của quý trong thiên hạ về tô điểm cho phủ Chúa.
- “phải một cơ binh khiêng mới nổi, lại bốn người đi kèm, đều cầm gươm, đánh thanh la đốc thúc quân lính khiêng đi cho đều tay”: Sự phô trương, hao tốn sức người vào những việc không đáng.
- “Mỗi khi đêm thanh vắng, tiếng chim kêu vượn hót ran khắp bốn bề, hoặc nửa đêm ồn ào như trận mưa sa gió táp, vỡ tổ tan đàn, kẻ thức giả biết đó là triệu bất thường”: dự báo về sự sụp đổ của Chúa Trịnh.
→ Đoạn trích kể lại câu chuyện Chúa Trịnh sử dụng quyền lực để vơ vét, cướp bóc của quý trong thiên hạ → Giọng điệu phê phán, chê trách, không đồng tỉnh → Chọn phương án A.