Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi:

"Giữa dòng Trường Sơn, sông Hương đã sống một nửa cuộc đời của mình như một cô gái Di-gan phóng khoáng và man dại. Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng. Nhưng chính rừng già nơi đây, với cấu trúc đặc biệt có thể lí giải được về mặt khoa học, đã chế ngự sức mạnh bản năng ở người con gái của mình để khi ra khỏi rừng, sông Hương nhanh chóng mang một sắc đẹp dịu dàng và trí tuệ trở thành người mẹ phù sa của một vùng văn hóa xứ sở. "

(Hoàng Phủ Ngọc Tường, Ai đã đặt tên cho dòng sông, Ngữ văn 12,

tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2021)

Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu “Rừng già đã hun đúc cho nó một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”

A. So sánh. 
B. Nhân hóa.  
C. Ẩn dụ.  
D. Hoán dụ.

Trả lời

Xác định biện pháp tu từ:

- Xác định chi tiết “Rừng già đã hun đúc” cho sông Hương “một bản lĩnh gan dạ, một tâm hồn tự do và trong sáng”.

- Ở đây, tác giả sử dụng các từ “hun đúc”, “bản lĩnh gan dạ”, “tâm hồn tự do và trong sáng” vốn là những từ dùng cho con người để nói về rừng và dòng sông Hương giúp cho rừng già và dòng sông Hương hiện lên giống như một con người.

→ Biện pháp tu từ nhân hóa.

Vậy B là phương án đúng.

Phân tích các phương án sai:

- Trong câu không xuất hiện cá từ so sánh: như, bằng, là, hơn, kém... Câu văn không có biện pháp so sánh được sử dụng trong câu nên loại A.

- Ở trong câu, tác giả sử dụng hình ảnh rừng già và sông Hương với nghĩa tả thực chứ không nhằm ám chỉ một đối tượng nào khác nên loại C, D.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả