* Phân tích đoạn thơ:
- Khái quát nội dung đoạn thơ: Khung cảnh thiên nhiên miền Tây Bắc hùng vĩ, hoang sơ, dữ dội. Những cuộc hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến.
- Hai câu đầu: Khơi gợi mạch cảm xúc chủ đạo của khổ thơ nói riêng và toàn bộ bài thơ nói chung là nỗi nhớ:
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi,
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
+ Nỗi nhớ đơn vị cũ trào dâng, không kìm nén nổi, bật lên thành tiếng gọi tha thiết “Tây Tiến ơi”.
+ Từ láy “chơi vơi”: có khả năng gợi cảm, diễn tả nỗi nhớ da diết, khôn nguôi. Vần “ơi” được sử dụng ba lần như ngân dài vô tận. Nhớ về sông Mã là nhớ về rừng núi Tây Bắc, nhớ về quãng đời chiến đấu gian khổ ở đoàn quân Tây Tiến.
- Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc:
+ Thơ mộng, trữ tình: Hình ảnh sương lấp đoàn quân, hoa về trong đêm hơi -> có sự hài hòa giữa nét thực và ảo vừa mông lung vừa gợi cảm về cảnh và người. Câu thơ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi toàn vần bằng, âm điệu nhẹ nhàng-> những ngôi nhà thấp thoáng trong không gian mịt mùng sương rừng, mưa núi như đang bồng bềnh trôi giữa biển khơi -> mở ra một không gian xa rộng, huyền ảo, thơ mộng, tươi mát của núi rừng Tây Bắc.
+ Hùng vĩ, dữ dội:
. Các địa danh: Sài Khao, Mường Lát, Pha Luông, Mường Hịch, Mai Châu -> Gợi cảm giác xa lạ về những miền đất xa xôi, hoang dã.
. Những từ ngữ giàu giá trị tạo hình: khúc khuỷu, thăm thẳm, heo hút, cồn mây, súng ngửi trời -> gợi lên sự hiểm trở, trùng điệp, độ cao ngất trời của núi đèo Tây Bắc.
. Câu thơ Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm sử dụng nhiều thanh trắc, điệp từ dốc gợi lên đường đèo dốc dường như dài vô tận.
. Hình ảnh súng ngửi trời vừa hồn nhiên, vừa ngộ nghĩnh gợi lên hình ảnh núi cao dường như chạm mây.
. Câu thơ Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống như bẻ đôi, với từ ngàn thước kết hợp với lên, xuống như tạo nên cảm giác nhìn lên cao chót vót, nhìn xuống sâu thăm thẳm.
. Vẻ dữ dội, hoang dại, chứa đầy bí mật ghê gớm của núi rừng miền Tây còn được khám phá ở chiều thời gian – mối đe dọa khủng khiếp đối với con người:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người
- Hình ảnh đoàn quân Tây Tiến:
+ Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội của núi rừng Tây Bắc càng tô đậm hơn sự gian khổ trên những chặng đường hành quân và ý chí vượt qua gian khổ của người lính Tây Tiến.
+ Hình ảnh người lính Tây Tiến không bước nữa, gục lên súng mũ bỏ quên đời vừa diễn tả sự gian khổ khắc nghiệt, người lính kiệt sức ngay trên đường hành quân, vừa thể hiện bản chất cứng rắn, ngang tàng của người lính Tây Tiến – cái chết nhẹ nhàng thanh thản như một cuộc dừng chân của họ.
+ Hai câu cuối:
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói
Mai Châu mùa em thơm nếp xôi
Người lính Tây Tiến có những kỉ niệm đẹp trên những chặng đường hành quân gian khổ - điểm dừng chân của họ là những bản làng với hương vị đầm ấm, ngọt ngào và tình cảm quân dân.
- Đánh giá: Thông qua việc sử dụng các từ ngữ giàu chất tạo hình, hình ảnh sáng tạo, âm điệu độc đáo, đoạn thơ cho thấy sự hùng vĩ, hiểm trở nhưng cũng thơ mộng, trữ tình của núi rừng miền Tây Bắc. Thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội làm nổi bật khí phách hào hùng và tính chất bi tráng của người lính Tây Tiến. Đoạn thơ thể hiện vẻ đẹp tâm hồn, hình ảnh đẹp hiếm có của tuổi trẻ Việt Nam.
*Nhận xét bút pháp lãng mạn của nhà thơ Quang Dũng.
- Bằng bút pháp lãng mạn, nghệ thuật miêu tả tài tình, Quang Dũng đã tạc một tượng đài về người lính Tây Tiến mang phẩm chất anh hùng, lãng mạn hào hoa.
- Bút pháp lãng mạn giúp ta nhận ra một tinh thần chịu đựng gian khổ đáng quý của người lính Tây Tiến. Họ vừa mang dáng dấp của những tráng sĩ ra đi vì đại nghĩa; vừa mang tinh thần quyết tử cho tổ quốc quyết sinh của thời đại mới.
- Bút pháp lãng mạn và tinh thần bi tráng đã hòa quyện ở đoạn thơ này làm nên phong cách nghệ thuật riêng của Quang Dũng.
d. Chính tả, ngữ pháp
Bảo đảm chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt.
e. Sáng tạo
Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ