a) Em hãy cho biết những người dân trong tình huống trên có quyền cung cấp thông tin cho bảo chỉ hay không. Họ đã thực hiện quyền gì của công dân?

Xã M là một xã ở đồng bằng Bắc Bộ, gần đây nhân dân xôn xao về vụ việc Uỷ ban nhân dân xã không minh bạch trong việc sử dụng tiền đóng góp của nhân dân để xây dựng đường liên thôn. Theo sự việc, một số người cho biết, Uỷ ban nhân dân xã thu tiền làm đường của các hộ dân trong xã cao hơn mức cần thiết, trong khi đã có một số người của xã công tác ở các địa phương khác ủng hộ nên số tiền vượt trội rất nhiều. Sau khi làm đường xong, ước tính còn dư khoảng 500 triệu đồng. Một số người dân đã liên hệ, tìm cách cung cấp tin này cho báo của tỉnh. Biết tin này, ông Phó Chủ tịch xã đã đe doạ, tìm cách cản trở những người cung cấp thông tin cho báo chí.

a) Em hãy cho biết những người dân trong tình huống trên có quyền cung cấp thông tin cho bảo chỉ hay không. Họ đã thực hiện quyền gì của công dân?

b) Hành vi của ông Phó Chủ tịch xã M có vi phạm pháp luật không? Ông sẽ phải nhận hậu quả gì nếu vi phạm pháp luật?

Trả lời

♦ Yêu cầu a) Những người dân trong tình huống có quyền cung cấp thông tin cho báo chí. Họ đã thực hiện quyền tự do báo chí, vì quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí. Trong tình huống này, một số người đã cung cấp thông tin cho báo chí là thực hiện đúng quyền tự do báo chí theo quy định của Hiến pháp năm 2013 và Luật Báo chí năm 2016.

♦ Yêu cầu b) Hành vi của ông Phó Chủ tịch xã M vi phạm pháp luật về quyền tự do báo chí. Tuỳ theo mức độ vi phạm, ông Phó Chủ tịch xã M có thể bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị xử lí hình sự theo Điều 167 Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân, với mức phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Câu hỏi cùng chủ đề

Xem tất cả