Lời giải:
♦ Yêu cầu số 1:
- Thông tin 1, 2 đề cập đến hậu quả pháp lí của các hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ bầu cử và ứng cử của công dân. Cụ thể, các hành vi như: dùng thủ đoạn lừa gạt, mua chuộc hoặc cưỡng ép làm trở ngại việc bầu cử, ứng cử của công dân; vi phạm các quy định về vận động bầu cử; giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu bầu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật về bầu cử thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
- Trường hợp 3, hành vi gian lận của ông T đã khiến ông bị kỉ luật, buộc thôi việc và khởi tố theo quy định của pháp luật. Đồng thời, hành vi đó cũng làm sai lệch kết quả bầu cử, khiến địa phương phải tổ chức lại hoạt động bầu cử gây lãng phí ngân sách nhà nước, gây khó khăn cho nhiều cử tri trong việc sắp xếp thời gian, công việc để thực hiện quyền công dân của mình.
♦ Yêu cầu số 2:
- Hành vi vi phạm quyền bầu cử và ứng cử của công dân gây ra những hậu quả tiêu cực khác như: ảnh hưởng đến tính tôn nghiêm của pháp luật và trật tự quản lí nhà nước; gây mất an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; hoãn ngày bầu cử; xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân, cá biệt làm ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng, danh dự, uy tín, kinh tế, công việc của công dân;...
- Ví dụ: Hành vi tung tin đồn vu khống sai sự thật về người ứng cử sẽ khiến người ứng cử bị hiểu nhầm, uy tín, danh dự sụt giảm, mất lòng tin của cử tri; Hành vi dùng tiền bạc để mua chuộc cử tri sẽ khiến người thực hiện hành vi bị xử phạt theo quy định của pháp luật...
♦ Yêu cầu số 3:
- Trường hợp: Ông B là thành viên tổ bầu cử đại biểu HĐND cấp xã. Khi thấy chị H và các nhân viên của mình viết phiếu bầu, ông B đã đề nghị chị H và các nhân viên bầu cho anh T là cháu trai của mình.
- Bìa học: Nghiêm túc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về bầu cử và ứng cử