Carnitine: Nhu cầu, nguồn cung cấp, lợi ích và rủi ro sức khỏe

Carnitine có trong hầu hết các tế bào trong cơ thể. Carnitine đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất năng lượng vì nó chịu trách nhiệm vận chuyển các axit béo đến ty thể. Ty thể tồn tại bên trong mọi tế bào trong cơ thể và tạo ra năng lượng mà tế bào cần để hoạt động.

Cơ thể tạo ra carnitine từ các axit amin lysine và methionine. Các nhà khoa học lần đầu tiên phân lập được carnitine từ thịt. Do đó, tên của nó được lấy từ tiếng Latinh có nghĩa là thịt. 

Có một số bằng chứng hỗ trợ việc sử dụng carnitine trong y học. Nó là một chất bổ sung được sử dụng phổ biến cho các vận động viên nhưng cần được nghiên cứu thêm để xác nhận hiệu quả.


Carnitine có hai chức năng. Carnitine vận chuyển các axit béo chuỗi dài vào ty thể. Chúng được đốt cháy ở đó hoặc bị oxy hóa để tạo ra năng lượng. Ngoài ra, carnitine còn vận chuyển chất thải và các chất độc hại ra khỏi ty thể giúp ngăn cản chúng tích tụ gây hại cho cơ thể.

Cơ xương và cơ tim cần tiêu thụ axit béo nên có nồng độ carnitine cao. Có bốn dạng carnitine khác nhau:

  • L-carnitine
  • acetyl-L-carnitine
  • propionyl-L-carnitine
  • D-carnitine 

Nhu cầu của cơ thể

Gan và thận thường sản xuất đủ lượng carnitine trong cơ thể con người, vì vậy việc nạp thêm thực phẩm hoặc chất bổ sung là không cần thiết. Không có lượng khuyến nghị hàng ngày.

Tuy nhiên, rối loạn di truyền hoặc bệnh lý có thể khiến một số người sản xuất quá ít lượng carnitine. Sự thiếu hụt carnitine toàn thân nguyên phát có thể xảy ra do protein chịu trách nhiệm đưa carnitine vào tế bào gặp rối loạn. Sự thiếu hụt này có thể dẫn đến:

  • Carnitine huyết tương thấp
  • Bệnh cơ tim
  • Bệnh cơ xương
  • Hạ đường huyết
  • Yếu cơ các vùng: hông, vai, cánh tay, chân, cổ và cơ hàm

Nếu không được điều trị thì bệnh sẽ gây tử vong. Các triệu chứng nặng dần từ giai đoạn sơ sinh đến giai đoạn trưởng thành. Để điều trị, bác sĩ sẽ kê đơn carnitine để khắc phục các vấn đề về bệnh cơ tim và yếu cơ.

Nếu tình trạng này xảy ra do hậu quả của các bệnh chuyển hóa khác, đây là sự thiếu hụt carnitine thứ cấp. Những người thiếu carnitine có thể cần được bổ sung bằng thực phẩm chức năng hoặc qua ăn uống.

Nguồn thực phẩm

Thịt đỏ là một nguồn cung cấp carnitine hàm lượng cao. (Nguồn ảnh: Pinterest)Thịt đỏ là một nguồn cung cấp carnitine hàm lượng cao. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Thực phẩm cung cấp carnitine chủ yếu là từ nguồn động vật, sữa, gia cầm và thịt. Thực phẩm giàu carnitine bao gồm:

  • 110g thịt bò bít tết chứa 56 - 162 mg
  • 1 cốc sữa chứa 8 mg
  • 110g ức gà chứa 3 - 5 mg
  • 56g phô mai chứa 2mg

Các nguồn thực phẩm không từ động vật bao gồm bánh mì nguyên cám và măng tây. Người lớn có chế độ ăn giàu thịt đỏ hấp thụ trung bình khoảng 60-180mg carnitine mỗi ngày. Chế độ ăn thuần chay thường cung cấp từ 10 - 12mg mỗi ngày.

Các nghiên cứu cho thấy rằng cơ thể hấp thụ 54 - 86% lượng carnitine từ thực phẩm vào máu nhưng chỉ 14 - 18% khi nó được dùng dưới dạng thực phẩm chức năng.

Tác dụng của carnitine

Carnitine được cho là có nhiều lợi ích trong việc điều trị một số bệnh lý. Là một chất chống oxy hóa, carnitine chống lại các gốc tự do có hại, gây tổn thương nghiêm trọng cho tế bào.

Các vấn đề sức khỏe mà carnitine có thể được sử dụng để hỗ trợ điều trị bao gồm suy tim, nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực và bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.

Một nghiên cứu tổng quan đã tuyên bố rằng acetyl-L-carnitine (ALC) có tác dụng giảm đau vừa phải, nhưng các bằng chứng vẫn còn mâu thuẫn.

Một nghiên cứu cho thấy ALC có hiệu quả như một phương pháp điều trị thông thường - methylcobalamin (MC) - trong điều trị bệnh lý thần kinh ngoại biên do đái tháo đường.

Một nghiên cứu khác với 19 bệnh nhân chỉ ra rằng ALC không làm thay đổi tần suất hoặc mức độ nghiêm trọng của các vấn đề này.

Cơn đau thắt ngực và các bệnh lý về tim

Trong một thời gian, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng Carnitine có thể giúp điều trị các triệu chứng đau thắt ngực nếu được sử dụng cùng với phương pháp điều trị thông thường. Các phát hiện đã được công bố trên tạp chí “Thuốc: Nghiên cứu thử nghiệm và Lâm sàng” (Drugs Under Experimental and Clinical Research).

Vào năm 2013, một nghiên cứu tổng quan đã liên kết L-carnitine với việc giảm 27% tỷ lệ tử vong do mọi nguyên nhân, giảm 65% rối loạn nhịp thất và giảm 40% sự tiến triển của cơn đau thắt ngực. Tuy nhiên, nó không có tác dụng với bệnh suy tim hoặc nhồi máu cơ tim tái phát.

Theo Tiến sĩ Stephen M. Black, nhà sinh lý học tế bào và phân tử tại Trung tâm sinh học về mạch máu của Đại học Y khoa Georgia: Carnitine cũng có ảnh hưởng tốt tới tình trạng rối loạn chức năng mạch máu xảy ra với các dị tật tim bẩm sinh. 

Mệt mỏi và các triệu chứng khác của bệnh mạn tính

Hầu hết các bệnh mạn tính đều dẫn đến mất chức năng của ty thể, gây mệt mỏi và các triệu chứng khác.

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Liệu pháp điều trị thay thế trong y học (Alternative Therapies In Health And Medicine) cho thấy rằng sự kết hợp của các chất bổ sung bao gồm carnitine, có thể giúp cải thiện chức năng của ty thể. 

Các nhà nghiên cứu kết luận: “Sự kết hợp của những chất bổ sung này có thể làm giảm đáng kể sự mệt mỏi và các triệu chứng khác liên quan đến bệnh mạn tính và có thể phục hồi chức năng ty thể một cách tự nhiên, ngay cả ở những bệnh nhân mệt mỏi khó chữa kéo dài”. Họ tin rằng carnitine có thể làm giảm các triệu chứng mệt mỏi ở những bệnh nhân mắc bệnh mạn tính.

Đau cách hồi

Các phát hiện được công bố trên tạp chí Nghiên cứu về Huyết khối (Thrombosis Research) đã xem xét hiệu quả, độ an toàn và khả năng dung nạp của propionyl-L-carnitine (PLC) được sử dụng cho những bệnh nhân đau cách hồi.

Đau cách hồi có thể gây đau khi đi bộ hoặc chạy vì động mạch bị tổn thương hoặc thu hẹp dẫn đến cung cấp máu kém.

Tình trạng này thường xảy ra ở các mạch máu ở chân nhưng nó cũng có thể ảnh hưởng đến tay.

Cơn đau thường xuất hiện ở bàn chân, bắp chân, đùi, hông hoặc mông, tùy thuộc vào vị trí động mạch bị tổn thương.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những bệnh nhân bị bệnh động mạch ngoại biên có thể đi lại thoải mái trong thời gian dài hơn và khoảng cách xa hơn sau khi sử dụng PLC. 

Bệnh Alzheimer

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí “Sinh học thần kinh về lão hoá” (Neurobiology of Aging) đã kết luận rằng acetyl-L-carnitine có thể giúp ích cho những người mắc bệnh Alzheimer.

Những người dùng sản phẩm bổ sung có điểm số của bài kiểm tra Thang điểm đánh giá bệnh Alzheimer thấp hơn so với những người dùng giả dược.

Rối loạn chức năng tình dục

PLC và ALC làm tăng hiệu quả của sildenafil (Viagra) trong việc cải thiện khả năng tình dục.

Các nghiên cứu về nam giới bị vô sinh cho thấy rằng dùng 2 - 3g carnitine mỗi ngày trong 3 - 4 tháng có thể tăng chất lượng tinh trùng và 2g trong 2 tháng có thể làm tăng khả năng di chuyển của tinh trùng. Tuy nhiên, các nghiên cứu khác không xác nhận điều này.

HIV/AIDS

Các chất bổ sung carnitine có thể giúp đảo ngược tình trạng sụt giảm các tế bào miễn dịch quan trọng ở những người bị HIV/AIDS nhưng cần có thêm các nghiên cứu để xác nhận kết quả này.

Trung tâm Y tế của Đại học Maryland (University of Maryland Medical Center - UMM) lưu ý rằng đôi khi mọi người dùng carnitine nhằm giảm cân, điều trị bệnh Peyronie (bệnh cong dương vật), bệnh thận và cường giáp, nhưng không có đủ bằng chứng khoa học cho các tác dụng này.

Điều trị một bệnh lý nghiêm trọng bằng chất bổ sung đôi khi có thể gây nguy hiểm. 

Hiệu suất thể thao

Carnitine thường được sử dụng để hỗ trợ tập thể dục và giảm cân. (Nguồn ảnh: Pinterest)Carnitine thường được sử dụng để hỗ trợ tập thể dục và giảm cân. (Nguồn ảnh: Pinterest)

Nhiều vận động viên và những người đam mê tập luyện thể thao sử dụng carnitine (có sẵn không cần kê đơn) như một thực phẩm chức năng nhằm nâng cao hiệu suất thể thao.

Giả thuyết là bổ sung carnitine cải thiện hiệu suất tập thể dục ở các vận động viên khỏe mạnh thông qua nhiều cơ chế khác nhau vì:

  • Cân bằng glucose trong máu
  • Tăng cường sản xuất acylcarnitine
  • Cải thiện khả năng thích nghi với việc luyện tập của cơ thể
  • Chống mỏi cơ
  • Tăng sức mạnh cơ hô hấp

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2016 cho biết carnitine có thể làm giảm căng thẳng và sự oxy hóa trong quá trình tập luyện.

Các nhà nghiên cứu cho các bệnh nhân lớn tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) dùng L-carnitine cùng với thử nghiệm tập thể dục đã phát hiện ra rằng khả năng tập thể dục được cải thiện ở 8 người nam giới đã hoàn thành thử nghiệm. 

Họ kết luận rằng L-carnitine có thể an toàn, dung nạp tốt và ảnh hưởng tích cực đến khả năng tập luyện và sức mạnh cơ hô hấp ở bệnh nhân COPD.

Viện Y học Quốc gia  Hoa Kỳ (National Institutes of Health - NIH) lưu ý rằng trong số các vận động viên dùng từ 2 - 6 mg mỗi ngày trong 28 ngày: không có bằng chứng về bất kỳ lợi ích nào.

Theo NIH: “Các chất bổ sung dường như không làm tăng việc sử dụng oxy của cơ thể hoặc cải thiện tình trạng trao đổi chất khi tập thể dục và cũng không nhất thiết tăng lượng carnitine trong cơ”.

Nguy cơ

Mặc dù Viện Y học Quốc gia Hoa Kỳ (NIH) nói rằng carnitine “nói chung là an toàn và được dung nạp tốt”, các chất bổ sung carnitine có thể gây một số tác dụng không mong muốn.

Theo NIH, tiêu thụ 3 gam carnitine mỗi ngày dẫn đến:

Các nguồn khác còn cho thấy có thể xảy ra hiện tượng tăng cảm giác thèm ăn và phát ban.

Các tác dụng phụ ít gặp hơn bao gồm:

  • Yếu cơ ở bệnh nhân tăng urê máu
  • Co giật ở những người đã có tiền sử co giật

Bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định dùng chất bổ sung carnitine nếu bạn mắc:

Carnitine có thể tương tác với phenobarbital, axit valproic, phenytoin, carbamazepine và một số thuốc kháng sinh, nhưng không có bằng chứng cho thấy chúng có thể dẫn đến thiếu hụt carnitine.

Viện Linus Pauling khuyến cáo rằng bất kỳ ai quyết định bổ sung carnitine nên cân nhắc acetyl-L-carnitine ở mức 500 mg đến 1000 mg mỗi ngày.

Trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào, bạn nên trao đổi với bác sĩ.

Xem thêm: 

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!