Cà rốt: Giá trị dinh dưỡng và lợi ích sức khỏe

Cà rốt được coi là thực phẩm hoàn hảo cho sức khỏe. Không những ngon, giòn, mà cà rốt còn có giá trị dinh dưỡng cao. Đây là nguồn thực phẩm rất giàu beta caroten, chất xơ, vitamin K1, kali và chất chống oxy hóa.

Vì thế cà rốt mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe: là thực phẩm lý tưởng để thêm vào thực đơn giảm cân của bạn, giúp cải thiện nồng độ cholesterol máu, cải thiện thị lực, hơn nữa, chất chống oxy hóa caroten có trong cà rốt giúp giảm nguy cơ ung thư.

Có nhiều loại cà rốt với nhiều màu sắc khác nhau: vàng, trắng, cam, đỏ, tím. Cà rốt màu cam có màu sắc tươi sáng nhờ beta carotene, một chất chống oxy hóa mà khi vào cơ thể sẽ chuyển hóa thành vitamin A.

Video: 8 tác dụng "thần kỳ" của cà rốt với sức khỏe con người.

Chúng ta hãy cùng tìm hiểu những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cà rốt.

Thành phần dinh dưỡng

Thành phần của cà rốt chủ yếu là nước (chiếm 86-95%) và cacbonhydrat (khoảng 10%). Cà rốt chứa rất ít chất béo và protein. Thành phần dinh dưỡng chứa trong  100 gam cà rốt (củ loại nhỏ, trung bình) bao gồm:

  • Lượng calo: 41
  • Nước: 88%
  • Chất đạm: 0,9 gam
  • Carbonhydrat: 9,6 gram
  • Đường: 4,7 gam
  • Chất xơ: 2,8 gam
  • Chất béo: 0,2 gam

Carbonhydrat

Thành phần chủ yếu của cà rốt là nước và carbonhydrat. Carbonhydrat bao gồm tinh bột và đường (sucrose và glucose). Cà rốt cũng chứa nhiều chất xơ. Một củ cà rốt nặng 61g cung cấp cho cơ thể khoảng 2g chất xơ.

Chỉ số đường huyết (glycemic index – GI) của cà rốt ở mức thấp, dao động từ 16 - 60. Vì thế, cà rốt ít ảnh hưởng đến đường huyết sau bữa ăn. Chỉ số đường huyết dao động phụ thuộc vào phương pháp chế biến: thấp nhất đối với cà rốt sống, cao hơn một chút đối với cà rốt đã nấu chín và cao nhất đối với cà rốt nghiền nấu chín. Sử dụng thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là một lựa chọn tốt cho sức khỏe, nhất là đối với những người mắc bệnh tiểu đường.

Chất xơ

Pectin là dạng chất xơ hòa tan chính có trong cà rốt. Chất xơ hòa tan giúp giảm lượng đường trong máu bằng cách làm chậm quá trình tiêu hóa đường và tinh bột. Chúng còn giúp duy trì sự cân bằng của các lợi khuẩn ở đường ruột, giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh hơn và giảm nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, một số chất xơ hòa tan còn có khả năng  làm giảm sự hấp thụ cholesterol, giảm cholesterol máu.

Bên cạnh đó, cà rốt còn chứa các chất xơ không hòa tan như cellulose, hemicellulose và lignin. Các chất này không có giá trị dinh dưỡng nhưng có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón.

Tóm tắt

Cà rốt có khoảng 10% carbonhydrats bao gồm tinh bột, chất xơ và đường đơn. Chúng cực kỳ ít chất béo và protein.

Vitamin và các khoáng chất

Cà rốt chứa nhiều vitamin và khoáng chấtCà rốt chứa nhiều vitamin và khoáng chất 

Cà rốt là nguồn thực phẩm cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, đặc biệt nhất phải kể đến biotin, kali và vitamin A (beta carotene), K1 (phylloquinone) và B6.

  • Vitamin A: Cà rốt chứa vitamin A dưới dạng tiền chất với tên gọi beta caroten. Chất này khi vào cơ thể sẽ được chuyển hóa thành vitamin A-  giúp mắt khỏe mạnh và tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể.
  • Biotin: còn được gọi là vitamin AB hay vitamin H, chúng đóng một vai trò quan trọng trong quá trình chuyển hóa chất béo và protein.
  • Vitamin K1: tên khác là phylloquinone, tham gia tổng hợp các chất của quá trình đông máu và thúc đẩy sức khỏe của hệ xương.
  • Kali: là một khoáng chất thiết yếu đối với cơ thể, ngoài ra còn có vai trò quan trọng trong việc kiểm soát huyết áp.
  • Vitamin B6: Tham gia vào quá trình chuyển hóa thức ăn, tạo năng lượng phục vụ nhu cầu cơ thể.

Tóm tắt 

Cà rốt cung cấp vitamin A dưới dạng beta carotene. Ngoài ra, còn là một nguồn bổ sung vitamin B, vitamin K và kali cho cơ thể.

Chất chống oxy hóa

Cà rốt là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (Nguồn ảnh: Medical news today)Cà rốt là nguồn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (Nguồn ảnh: Medical news today)Cà rốt cung cấp nhiều chất chống oxy hóa đặc biệt là carotenoid. Những chất này có hoạt tính chống oxy hóa mạnh mẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm nguy cơ mắc các bệnh như bệnh tim mạch, ung thư và ngăn ngừa sự lão hõa.

Như đã trình bày ở trên, thành phần caroten chính chứa trong cà rốt là beta carotene – chất được cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Quá trình chuyển hóa này khác nhau ở từng cá thể khác nhau. Sự phấp thu caroten phụ thuộc cách ăn uống của bạn: ăn cà rốt chung với chất béo làm tăng hấp thu beta caroten trong đường ruột.

Các chất chống oxy hóa chứa trong cà rốt bao gồm:

  • Beta caroten: có nhiều trong cà rốt màu cam. Nấu chín cà rốt làm tăng hấp thu beta carotene gấp 6.5 lần so với ăn sống.
  • Alpha-caroten: Giống beta caroten, đây là một chất chống oxy hóa được cơ thể chuyển thành vitamin A.
  • Lutein: là một trong những chất chống oxy hóa phổ biến nhất trong cà rốt, chủ yếu được tìm thấy trong cà rốt màu vàng và cam. Chất này có có vai trò rất quan trọng với sức khỏe của mắt.
  • Lycopen: chứa nhiều trong các loại rau quả màu đỏ như cà rốt đỏ, cà rốt tím. Lycopen làm giảm nguy cơ ung thư và giảm nguy cơ mắc bệnh tim.
  • Polyacetylen: Giúp cơ thể chống lại ung thư máu (leukemia) và các bệnh ung thư khác.
  • Anthocyanin: Đây là những chất chống oxy hóa mạnh chứa nhiều trong cà rốt sẫm màu.

Tóm tắt

Cà rốt là nguồn thực phẩm chứa rất nhiều các chất chống oxy hóa, đặc biệt là beta caroten, lutein.

Lợi ích sức khỏe của cà rốt

Phần lớn các nghiên cứu về cà rốt tập trung vào công dụng của carotenoid.Phần lớn các nghiên cứu về cà rốt tập trung vào công dụng của carotenoid.

Giảm nguy cơ ung thư

Chế độ ăn giàu carotenoid   giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số bệnh ung thư như ung thư tiền liệt tuyến, ung thư đại tràng, ung thư dạ dày. Đặc biệt các nghiên cứu còn cho thấy, ở những phụ nữ có lượng carotenoid lưu hành trong máu cao giúp giảm nguy cơ mắc ung thư vú. Người ta cũng nhận thấy rằng carotenoid bảo vệ cơ thể khỏi ung thư phổi, tuy nhiên điều này chưa được chứng minh rõ ràng.

Giảm cholesterol trong máu

Cholesterol máu cao là yếu tố nguy cơ của bệnh tim mạch. Các thành phần có trong cà rốt giúp giảm cholesterol máu, nhờ đó bảo vệ sức khỏe trái tim.

Giảm cân

Là một thực phẩm cung cấp ít năng lượng, ăn cà rốt giúp cơ thể cảm thấy no bụng và giảm lượng thức ăn bạn nạp vào cơ thể. Vì lý do này, đây là thực phẩm lý tưởng nên được thêm vào thực đơn ăn kiêng của bạn.

Sức khỏe của mắt

Những người có lượng vitamin A thấp dễ bị quáng gà, tình trạng này có thể cải thiện khi ăn cà rốt hoặc các loại thực phẩm giàu vitamin A hoặc carotenoid. Carotenoid cũng làm giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.

Tóm tắt

Ăn cà rốt giúp giảm nguy cơ ung thư và bệnh tim, cũng như cải thị lực. Ngoài ra, đây cũng là loại thực phẩm tuyệt vời để bổ sung vào thực đơn ăn kiêng giảm cân của bạn

Cà rốt trồng bằng phương pháp hữu cơ và cà rốt thông thường khác biệt thế nào?

Canh tác hữu cơ (hay organic) sử dụng các phương pháp tự nhiên để trồng trọt. So sánh cà rốt trồng từ hai phương pháp này, các nhà khoa học không tìm thấy bất kỳ sự khác biệt nào về lượng carotenoid hoặc hàm lượng chất chống oxy hóa cũng như chất lượng. Tuy nhiên, cà rốt được trồng bằng cách thông thường có chứa dư lượng thuốc trừ sâu. Tác động lâu dài lên sức khỏe của thực phẩm chứa dư lượng thuốc trừ sâu thấp là vấn đề khiến các nhà khoa học còn lo ngại.

Tóm tắt 

Hai phương pháp canh tác cho ra những củ cà rốt với hàm lượng dinh dưỡng như nhau. Tuy nhiên cà rốt hữu cơ sạch hơn vì không có dư lượng thuốc trừ sâu.

Cà rốt bao tử

Cà rốt bao tử (Nguồn ảnh: signature7)Cà rốt bao tử (Nguồn ảnh: signature7)Cà rốt bao tử dần dần trở thành món ăn vặt ngày càng phổ biến . Đây là loại cà rốt được thu hoạch khi còn non. Chúng ta rất dễ lầm loại này với những củ cà rốt to, được gia công, gọt vỏ, cắt thành kích cỡ nhỏ. Có rất ít khác biệt về thành phần dinh dưỡng giữa cà rốt bao tử và cà rốt to.

Tóm tắt

Cà rốt bao tử là những củ cà rốt được thu hoạch khi chúng còn non. Giá trị dinh dưỡng của loại này không khác biệt nhiều so với cà rốt thông thường.

Mối lo ngại 

Cà rốt an toàn với hầu hết mọi người (Nguồn ảnh: yahoo)Cà rốt an toàn với hầu hết mọi người (Nguồn ảnh: yahoo)Ăn quá nhiều carotene khiến da bạn trở nên vàng hơn bình thường. Nhưng bạn có thể yên tâm bởi điều này không ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn.

Cà rốt khá an toàn, tuy nhiên có thể gây phản ứng ở một sốt người nhạy cảm hay cơ địa dị ứng.

Dị ứng

Protein có trong cà rốt tương tự như protein có trong một số loại phấn hoa. Vì thế, nếu bạn nhạy cảm với phấn hoa bạch dương hoặc phấn hoa ngải cứu, bạn có thể bị dị ứng khi ăn cà rốt. Các triệu chứng của dị ứng có thể gặp phải: bị sưng, ngứa miệng. Nặng hơn, một số người có thể bị sưng tấy cổ họng thậm chí sốc phản vệ.

Ô nhiễm

Cà rốt được trồng trên đất bị ô nhiễm hoặc tiếp xúc với nước bị ô nhiễm có thể chứa một lượng lớn kim loại nặng gây ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm và chất lượng của cà rốt.

Tóm tắt 

Cà rốt có thể gây ra phản ứng ở những người dị ứng với phấn hoa. Ngoài ra, cà rốt trồng trên đất bị ô nhiễm có thể chứa lượng kim loại nặng cao hơn, ảnh hưởng đến chất lượng cũng như an toàn thực phẩm.

Tổng kết

Với vị ngọt nhẹ, độ dai giòn, cùng thành phần dinh dưỡng phong phú, lại ít calo, cà rốt trở thành món ăn nhẹ hoàn hảo. Vừa giúp giảm cân hiệu quả, cà rốt vừa đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Cà rốt cải thiện thị lực, giúp tiêu hóa thức ăn, giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và tim mạch.

Với công nghệ tiên tiến, người ta đã nhân giống ra rất nhiều loại cà rốt với nhiều màu sắc, kích cỡ. Tất cả đều là những thực phẩm tuyệt vời nên được thêm vào bữa ăn hằng ngày của gia đình bạn.

Xem thêm:

Câu hỏi liên quan

Tuy cà rốt có rất nhiều dinh dưỡng nhưng không nên ăn mỗi ngày vì chất carotene sẽ gây vàng da, phụ nữ ăn nhiều có thể bị vô kinh và gây ức chế rụng trứng. Khi ấy, lượng Caroten đã được hòa tan và chuyển xuống ruột non, dưới tác dụng của niêm mạc ruột sẽ chuyển thành Vitamin giúp cơ thể hấp thu một cách dễ dàng. Vậy nên, tốt nhất bạn nên ăn cà rốt đã nấu chín nhé. Bên cạnh đó, bạn cũng không nên nấu hoặc ăn cà rốt quá nhiều trong một ngày. Bởi Caroten là chất có tính ổn định trong kiềm, Axit và nhiệt nhưng lại dễ dàng oxy hóa trong không khí, đặc biệt là dưới tác dụng của tia tử ngoại. Lưu ý nữa là những món ăn chứa cà rốt không nên để ngoài không khí quá lâu.
Xem thêm
Cà rốt là một nguồn cung cấp nguyên tố khoáng vi lượng tốt cho sức khỏe. Đây là một trong số các loại rau củ có thể ăn sống hoặc nấu chín. Đặc biệt cà rốt với bà bầu có lợi ích không nhỏ. Tuy rằng chưa có phát hiện nguy hiểm khi phụ nữ mang thai ăn cà rốt sống nhưng điều này không được khuyến khích. Nước ép cà rốt là một hình thức sử dụng cà rốt sống có thể mang lại một số rủi ro và ảnh hưởng khả năng hấp thụ của bạn.
Xem thêm
Cà rốt có thể là một lựa chọn an toàn đối với những bệnh nhân bị tiểu đường và đang cố gắng duy trì lượng đường trong máu. Chúng cũng là loại thực phẩm không chứa tinh bột. Vì vậy, người bệnh thậm chí có thể thưởng thức một lượng nhỏ cà rốt nếu họ đang theo chế độ ăn ketogenic hoặc keto.
Xem thêm
Uống nước ép cà rốt trị tiêu chảy vừa giúp cơ thể ngăn ngừa tình trạng mất nước vừa giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cần thiết để cân bằng chất điện giải cho cơ thể. Cách làm cũng khá đơn giản, bạn có thể dùng máy xay sinh tố để làm nước ép cà rốt một cách thuận tiện và thực hiện theo cách dưới đây: Chuẩn bị: 2 củ cà rốt và 1 ít muối Cách thực hiện: Cà rốt đem gọt vỏ rửa sạch rồi ép lấy nước. Cho nước cà rốt vào nồi đun sôi, thêm vào một vài hạt muối ăn và khuấy cho đến khi muối tan hoàn toàn. Đối với người lớn, có thể chia nước ép cà rốt ra thành 2 - 3 lần uống trong ngày. Đối với trẻ trong độ tuổi ăn dặm có thể uống nhiều lần trong ngày, mỗi lần uống từng chút một hoặc thêm vào cháo để ăn.
Xem thêm
Để có dòng sữa mát thơm, ngọt lành cho con bú no, mẹ nên tích cực dùng thức uống lợi sữa này. Lý do vì cà rốt là loại rau ăn củ nổi tiếng với hàm lượng cao vitamin A, beta-carotene và phytoestrogen có tác dụng cải thiện chất lượng sữa, cung cấp năng lượng cho các bà mẹ đang cho con bú.
Xem thêm
Cà rốt tím là một giống cà rốt đã xuất hiện từ rất lâu, đặc biệt là ở các nước phương Đông như: Ấn Độ, Afghanistan, Trung Quốc,... Tương tự như các loại cà rốt khác thuộc giống Cà rốt nói chung, cà rốt tím chứa nhiều chất dinh dưỡng như: chất xơ, kali, vitamin C, mangan, vitamin A và nhiều loại vitamin B. Cà rốt tím chưa tương đối ít calo, trong 128g cà rốt tím chỉ chứa 52 calo.
Xem thêm
Các triệu chứng có thể bao gồm: Ngứa miệng Sưng môi, miệng, lưỡi hoặc cổ họng Ngứa tai Cổ họng ngứa ngáy Nếu bạn bị dị ứng với cà rốt, có một số loại thực phẩm và thực vật khác mà bạn có thể bị dị ứng. Đây được gọi là phản ứng chéo. Ví dụ, những người bị dị ứng với cà rốt thường bị dị ứng với phấn hoa bạch dương. Điều này là do cà rốt và phấn hoa bạch dương có các protein tương tự và có thể khiến hệ thống miễn dịch của bạn phản ứng theo cách tương tự. Cơ thể giải phóng histamine và kháng thể để chống lại các protein, gây ra các triệu chứng liên quan đến dị ứng. Bạn cũng có thể bị dị ứng với các loại rau và thảo mộc khác trong họ ngò tây-cà rốt.
Xem thêm
Phòng chống ung thư bằng cà rốt Cà rốt trị ho gà Trị tiêu chảy ở trẻ em bằng cà rốt Nước ép cà rốt dâu tây cho người tiểu đường Cách dùng cà rốt trị mụn Bài thuốc điều trị cao huyết áp
Xem thêm
Chống lão hóa: Không chỉ chữa lành tế bào bị tổn thương, chất chống oxy hóa được tìm thấy trong tinh dầu hạt cà rốt còn có tác dụng ngăn ngừa lão hóa trên da, ngăn ngừa nếp nhăn đến sớm và khô da. Làm đẹp da: Với hàm lượng vitamin A dồi dào, tinh dầu hạt cà rốt giúp da mịn, sáng hơn, đồng thời hạn chế những tổn thương do ánh nắng mặt trời gây ra.
Xem thêm
Cà rốt được biết đến như loại thực phẩm bổ dưỡng. Tuy nhiên, không phải như vậy mà cho trẻ ăn cà rốt càng nhiều càng tốt. Các bà mẹ luôn quan tâm đến việc nên hay không nên cho trẻ ăn nhiều cà rốt. Và trẻ ăn nhiều cà rốt có tốt không? Câu trả lời là trẻ ăn nhiều cà rốt không tốt. Bởi vì, có thể thấy cà rốt được biết đến như một loại thực phẩm tốt cho cơ thể trẻ với hàm lượng vitamin, khoáng chất và hàm lượng chất xơ cao. Tuy nhiên, việc sử dụng nhiều cà rốt có thể gây nên những căn bệnh và sự biến đổi tiêu cực trong cơ thể trẻ.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Cà rốt
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!