Bút insulatard - Điều trị bệnh đái tháo đường - Hộp 5 bút tiêm - Cách dùng

Bút insulatard là thuốc được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị bệnh đái tháo đường. Vậy Bút insulatard được sử dụng như thế nào? Cần lưu ý gì? Hãy để 1900.edu.vn giúp bạn hiểu kĩ hơn về thuốc trong bài viết dưới đây.

Thành phần và cơ chế tác động Bút insulatard

Thành phần chính trong công thức thuốc Bút insulatard là Insulin human

Dược lực học

  • Hiệu quả làm giảm glucose huỵết của insulin là do làm cho sự hấp thu glucose dễ dàng hơn sau khi insulin gắn kết vào thụ thể trên tế bào cơ và tế bào mỡ, đồng thời ức chế sản xuất glucose từ gan. Insulatard® là loại insulin tác dụng kéo dài.
  • Khởi phát tác dụng trong vòng 1,5 giờ, đạt hiệu quả tối đa trong vòng 4-12 giờ và toàn bộ thời gian tác dụng kéo dài khoảng 24 giờ.

Tác dụng:

  • Trên chuyển hoá glucid: insulin có tác dụng làm giảm glucose máu do insulin giúp glucose dễ xâm nhập vào tế bào đặc biệt là các tế bào gan, cơ và mô mỡ bằng cách làm giàu chất vận chuyển glucose ở màng tế bào.
  • Cơ chế làm giảm glucose máu của insulin do insulin kết hợp với receptor, phức hợp insulin-receptor sẽ tự phosphoryl hoá tạo tín hiệu dẫn truyền tới nang dự trữửtong tế bào, các nang sẽ di chuyển tới màng tế bào, hoà vào màng tế bào và hướng chất vận chuyển glucose ra ngoài màng tế bào do đó làm tăng cường vận chuyển glucose làm cho glucose vào tế bào với tốc độ nhanh
  • Khi nồng độ glucose nội bào cao sẽ thúc đẩy insulin ra khỏi receptor, những chất vận chuyển glucose lại được thu hồi vào những nang bọc kín để trở lại kho dự trữ ở nội bào.
     Insulin còn thúc đẩy tổng hợp và ức chế phân huỷ glycogen bằng cách kích thích glycogen synthetase và ức chế glycogen phosphorylase
  • Khi thiếu insulin, tế bào không sử dụng được glucose và glucose cũng không chuyển thành glycogen để dự trữ ở gan được. Hậu quả là tăng glucose máu và glucose niệu.
  • Trên chuyển hoá lipid: tăng tổng hợp và dự trữ lipid ở gan, ngăn cản phân giải mỡ và ức chế tạo các chất cetonic nhờ ức chế hoạt tính của lipase nhạy cảm với hormon, làm nồng độ acid béo tự do và glycerol trong huyết tương.
  • Trên chuyển hoá protid: thúc đẩy đồng hoá protid bằng cách làm acid amin dễ xâm nhập vào tế bào để tổng hợp protein. Đặc biệt ở thành mạch, insulin tham gia vào tạo glycoprotein cấu trúc, do đó nếu thiếu insulin thành mạch dễ bị tổn thương.

Dạng bào chế, hàm lượng và giá Bút insulatard

Thuốc được bào chế dưới dạng và hàm lượng như sau:

Hỗn dịch tiêm. 100IU/ml. Hộp 5 bút tiêm bơm sẵn thuốc x 3ml

Mỗi 1 bút

  • Insulin 100IU/ml
  • Tá dược vừa đủ

Giá thuốc:      295.000 VNĐ/hộp.

Chỉ định và chống chỉ định Bút insulatard

Bút insulatard được chỉ định trong điều trị đái tháo đườngBút insulatard được chỉ định trong điều trị đái tháo đường

Chỉ định

Bút tiêm Insulatard được chỉ định dùng trong các trường hợp điều trị bệnh đái tháo đường.

Chống chỉ định

Quá mẫn với hoạt chất hoặc với bất kỳ tá dược nào của thuốc.

Liều lượng và cách sử dụng Bút insulatard

Cách dùng

Đường dùng: 

  • Bút tiêm Insulatard® FlexPen® dùng tiêm dưới da. Hỗn dịch insulin không bao giờ được tiêm tĩnh mạch.
  • Insulatard® được dùng tiêm dưới da vào vùng đùi. Nếu thuận tiện, thành bụng, vùng mông hoặc vùng cơ delta cũng có thể tiêm được.
  • Tiêm dưới da vào vùng đùi làm sự hấp thu chậm hơn và ít thay đổi hơn so với các vị tri tiêm khác. Tiêm vào nếp gấp da được véo lên giảm thiểu nguy cơ tiêm bắp không định trước. Nên giữ kim tiêm dưới da ít nhất 6 giây để đảm bảo toàn bộ liều insulin đã được tiêm. Nên luôn thay đổi vị trí tiêm trong cùng một vùng tiêm để giảm nguy cơ loạn dưỡng mỡ.
  • Insulatard® FlexPen® là bút tiêm bơm sẵn thuốc được thiết kế để sử dụng với kim tiêm NovoFine® hoặc NovoTwist® dùng một lần có độ dài 8 mm. FlexPen® cung cấp 1 - 60 đơn vị, với các nấc mỗi nấc 1 đơn vị.
  • Insulatard® FlexPen® được đóng kèm trong hộp với một tờ hướng dẫn sử dụng chi tiết để bệnh nhân tuân theo.

Liều dùng

Liều lượng tùy thuộc vào từng cá nhân và được xác đỊnh theo nhu cầu của bệnh nhân. Nhu cầu insulin của từng cá nhân thường từ 0,3-1,0 lU/kg/ngày. Nhu cầu insulin hàng ngày có thể cao hơn ở bệnh nhân kháng insulin (ví dụ trong tuổi dậy thì hoặc do béo phì) và thấp hơn ở bệnh nhân sản xuất được lượng insulin nội sinh thặng dư.

Điều chỉnh liều:

Bệnh đi kèm, đặc biệt là tình trạng nhiễm trùng và sốt, thường làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân.

Các bệnh đi kèm ở thận, gan hoặc bệnh ảnh hưởng đến tuyến thượng thận, tuyến yên hoặc tuyến giáp có thể đòi hỏi thay đổi liều insulin.

Cũng có thể cần phải điều chỉnh liều nếu bệnh nhân thay đổi hoạt động thể lực hay chế độ ăn thông thường. Việc điều chỉnh liều cũng có thể cần thiết khi chuyển bệnh nhân từ một chế phẩm insulin sang một loại khác.

Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Tác dụng phụ Bút insulatard

Sử dụng Bút insulatard có thể gây hạ đường huyếtSử dụng Bút insulatard có thể gây hạ đường huyết

Thuốc có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như:

Thường gặp, ADR >1/100

Chuyển hóa và dinh dưỡng: Hạ đường huyết.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Miễn dịch: Nổi mề đay, nổi ban.
  • Mắt: Bệnh võng mạc do đái tháo đường.
  • Da và mô dưới da: Loạn dưỡng mỡ.
  • Toàn thân và tại chỗ tiêm: Phản ứng tại chỗ tiêm, phù.

Rất hiếm gặp <1/10.000

  • Hệ miễn dịch: Phản ứng phản vệ.
  • Thần kinh: Bệnh thần kinh ngoại biên (bệnh đau thần kinh).
  • Mắt: Rối loạn khúc xạ.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc. Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.

Lưu ý Bút insulatard

Thận trọng khi sử dụng

  • Thuốc này chỉ dùng theo đơn của bác sĩ.
  • Việc điều trị không đủ liều hoặc không liên tục, đặc biệt trong đái tháo đường type 1, có thể dẫn đến tăng đường huyết, nếu vẫn không được điều trị sẽ dẫn đến nhiễm toan ceton do đái tháo đường, có khả năng gây tử vong.
  • Hạ đường huyết có thể xảy ra nếu liều insulin quá cao so với nhu cầu insulin. Những bệnh nhân có sự kiểm soát glucose huyết được cải thiện rõ, ví dụ do liệu pháp insulin tăng cường, có thể có thay đổi về những triệu chứng cảnh báo thường gặp của hạ đường huyết và phải được bác sĩ thông báo trước. Những triệu chứng cảnh báo thường thấy có thể mất đi ở những bệnh nhân bị đái tháo đường đã lâu.
  • Khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng một loại insulin khác hay nhãn hiệu insulin khác phải thực hiện dưới sự giám sát y tế chặt chẽ. Nếu việc điều chỉnh là cần thiết khi chuyển bệnh nhân sang sử dụng Insulatard® thì có thể thực hiện ở liều đầu tiên hoặc trong vài tuần hoặc vài tháng đầu. 
  • Cũng như bất kỳ liệu pháp insulin nào khác, có thể xảy ra các phản ứng tại chỗ tiêm. Nên thay đổi liên tục vị trí tiêm thường xuyên. Trong những trường hợp hiếm gặp, phản ứng tại chỗ tiêm có thể đòi hỏi phải ngừng sử dụng Insulatard®.
  • Trước khi đi du lịch đến nơi có sự khác biệt về múi giờ, bệnh nhân nên tham khảo ý kiến bác sĩ, vì điều này có nghĩa là bệnh nhân phải tiêm insulin và dùng các bữa ăn vào những thời điểm khác.
  • Không được sử dụng hỗn dịch insulin trong bơm truyền insulin.
  • Các trường hợp suy tim sung huyết khi dùng thiazolidinedione kết hợp với insulin đã được báo cáo, cần xem xét cẩn thận khi điều trị kết hợp thiazolidinedione với các thuốc insulin. 

Khả năng lái xe và vận hành máy móc

  • Khả năng tập trung và phản ứng của bệnh nhân có thể bị suy giảm do hậu quả của hạ đường huyết.
  • Điều này có thể gây ra nguy hiểm trong những tình huống mà những khả năng này có tầm quan trọng đặc biệt (như đang lái xe hay đang vận hành máy móc).
  • Bệnh nhân phải được thông báo để có biện pháp phòng ngừa tránh tình trạng hạ đường huyết trong khi lái xe.
  • Điều này đặc biệt quan trọng ở những bệnh nhân khó nhận biết hay không nhận biết được những dấu hiệu cảnh báo của hạ đường huyết hoặc ở những người thường có các cơn hạ đường huyết. Cần cân nhắc tính thích hợp của việc lái xe trong những trường hợp này.

Thời kỳ mang thai 

  • Không có hạn chế về việc điều trị đái tháo đường bằng insulin trong thời kỳ mang thai vì insulin không qua hàng rào nhau thai.
  • Nhu cầu về insulin thường giảm trong ba tháng đầu thai kỳ và sau đó tăng lên trong ba tháng giữa và ba tháng cuối thai kỳ. Sau khi sinh, nhu cầu insulin thường nhanh chóng trở lại các trị số như trước khi có thai.

Thời kỳ cho con bú

Không có sự hạn chế về việc điều trị bằng Insulatard® trong thời kỳ cho con bú. Tuy nhiên, có thể cần phải điều chỉnh liều Insulatard®, chế độ ăn hoặc cả hai.

Tương tác Bút insulatard

Những chất sau đây có thể làm giảm nhu cầu insulin của bệnh nhân:

  • Thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống
  • Chất ức chế monoamine oxidase (MAOI)
  • Thuốc chẹn beta không chọn lọc
  • Chất ức chế enzyme chuyển angiotensin (ÁCE)
  • Salicylate
  • Các steriod đồng hóa và sulphonamide.

Những chất sau đây có thể làm tăng nhu cầu insulin của bệnh nhân:

  • Thuốc tránh thai dạng uống, thiazide, glucocorticoid, hormone tuyến giáp, cường giao cảm, hormone tăng trưởng và danazol.
  • Thuốc chẹn beta co thể che lấp các triệu chứng hạ đường huyết và làm chậm trễ sự hồi phục sau hạ đường huyết.
  • Octreotide/ lanreotide có thể làm tăng hoặc giảm nhu cầu insulin.
  • Rượu có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng hạ đường huyết của insulin.

Bảo quản Bút insulatard

  • Bảo quản trong tủ lạnh (2°c - 8°C). Để xa bộ phận làm lạnh. Không để đông lạnh.
  • Đậy nắp bút tiêm FlexPen® để tránh ánh sáng. Insulatard® phải để tránh nguồn nhiệt hay ánh sáng quá mức.
  • Sau khi mở lần đầu hoặc đem theo dự phòng: Không để trong tủ lạnh.
  • Khi đang sử dụng, hạn dùng là 6 tuần khi bảo quản dưới 30°C.
  • Thận trọng đặc biệt khi hủy bỏ và xử lý khác.
  • Các bút tiêm chỉ được sử dụng kết hợp với những sản phẩm tương hợp với chúng và cho phép bút tiêm hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Không được cho người khác sử dụng chung kim và Insulatard® FlexPen®. Không được bơm insulin vào lại ống thuốc.
  • Không được sử dụng chế phẩm insulin đã bị đông lạnh.
  • Sau khi lấy Insulatard® FlexPen® ra khỏi tủ lạnh, khuyến cáo đưa FlexPen® về nhiệt độ phòng trước khi trộn insulin như đã được hướng dẫn cho việc sử dụng lần đầu tiên.
  • Không được sử dụng hỗn dịch insulin nếu hỗn dịch không có màu trắng đục đồng nhất sau khi trộn. Nên khuyên bệnh nhân loại bỏ kim sau mỗi lần tiêm.

Làm gì khi dùng quá liều; quên liều?

Làm gì khi dùng quá liều?

  • Không thể xác định rõ về sự quá liều đối với insulin, tuy nhiên hạ đường huyết có thể phát triển qua các giai đoạn liên tiếp nếu dùng liều quá cao so với nhu cầu insulin của bệnh nhân:
  • Giai đoạn hạ đường huyết nhẹ, có thể điều trị bằng cách dùng glucose uống hay các sản phẩm có đường. Vì vậy, bệnh nhân đái tháo đường được khuyên luôn mang theo người những sản phẩm có đường.
  • Giai đoạn hạ đường huyết nặng, khi bệnh nhân bị bất tỉnh, có thể được điều trị bằng glucagon (0,5 đến 1 mg) tiêm bắp hay tiêm dưới da do một người đã được hướng dẫn cách tiêm, hoặc dùng glucose tiêm truyền tĩnh mạch do một nhân viên y tế thực hiện. Phải dùng glucose đường tĩnh mạch nếu bệnh nhân không đáp ứng với glucagon trong vòng 10-15 phút.
  • Khi bệnh nhân tỉnh lại cần cho dùng thức ăn có chứa carbohydrate để phòng ngừa tái phát.

Làm gì khi quên 1 liều?

Không có thông tin

Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!