Bóc tách túi thai có nguy hiểm không? Các dấu hiệu nhận biết và điều trị

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có thể phải đối mặt với một số tình trạng đe dọa tới thai kỳ và sức khỏe của mẹ. Hiện tượng chảy máu trong thai kỳ, đặc biệt trong ba tháng đầu, là tình trạng mà mẹ bầu cần phải lưu tâm. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này, trong đó có thể gặp hiện tượng bóc tách túi thai.

Bóc tách túi thai có nguy hiểm không? Các thai phụ làm sao để nhận biết tình trạng này? Bài viết sẽ cung cấp những thông tin cơ bản giúp mẹ bầu có cách xử trí đúng để có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Định nghĩa bóc tách túi thai

Hình: Bóc tách túi thai: A. Chưa chảy máu;  B và C: Có chảy máu. Nguồn: An Thái PhươngHình: Bóc tách túi thai: A. Chưa chảy máu;  B và C: Có chảy máu. Nguồn: An Thái Phương

Bóc tách túi thai là tình trạng có tụ máu quanh túi thai, do bánh nhau thai không bám vào niêm mạc tử cung mà bị tách ra khỏi tử cung.

Thông thường bánh nhau bám vào niêm mạc tử cung, là nơi chứa các mạch máu nhận chất dinh dưỡng từ mẹ tới nuôi thai nhi, và vận chuyển chất thải đi về cơ thể người mẹ. Bóc tách túi thai hay bánh rau sẽ làm cản trở quá trình trao đổi chất giữa mẹ và thai nhi, do đó có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai và sức khỏe của mẹ. Tùy vào tình trạng bóc tách túi thai nhiều hay ít, mà tình trạng này có tiên lượng khác nhau, mức độ nguy hiểm khác nhau.

Dấu hiệu bóc tách túi thai

Dấu hiệu của bóc tách túi thai tùy thuộc vào diện bóc tách, hay phụ thuộc lượng máu tụ ít hay nhiều. Trong trường hợp máu chảy nhiều gây bóc tách túi thai đủ nhiều, sẽ có hiện tượng ra máu âm đạo. Diện bóc tách trên 30 % túi thai có thể chảy máu nhiều, tiên lượng xấu, bóc tách trên 50 % thì 90% người mẹ không thể giữ được thai nhi. Các dấu hiệu có thể gặp:

  • Chảy máu âm đạo số lượng ít đến nhiều. Máu đỏ tươi hoặc máu cục. Chảy máu nhiều có thể ảnh hưởng tới tính mạng của mẹ
  • Đau bụng hạ vị
  • Một số tình trạng bóc tách ít, người mẹ có thể không đau bụng, không ra máu, có thể chỉ phát hiện được qua siêu âm thai định kỳ.

Nguyên nhân bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai có thể do một số nguyên nhân sau:

  • Sang chấn, va đập, tai nạn vào vùng bụng
  • Dị dạng tử cung như: tử cung hai sừng, tử cung chẻ đôi,…Khi thai nhi lớn dần, hình dạng tử cung bất thường lớn dần lên khiến bánh nhau bám vào niêm mạc tử cung không tương xứng, gây bong diện bám bánh nhau, gây khối máu tụ
  • Các bất thường cơ tử cung: U xơ tử cung, dính buồng tử cung, lạc nội mạc tử cung trong cơ. 
  • Cơ thể mẹ bị nhiễm trùng, nhiễm ký sinh trùng, nhiễm độc chất
  • Mẹ bị mắc bệnh mãn tính: Cường giáp, đái tháo đường,…
  • Mẹ vận động quá mạnh gây sang chấn vùng bánh nhau
  • Mẹ nghiện rượu, hút thuốc lá, lạm dụng chất kích thích cũng làm tăng nguy cơ cho thai

Chẩn đoán bóc tách túi thai

Hình: Siêu âm giúp chẩn đoán bóc tách túi thai. Nguồn: NerdynautHình: Siêu âm giúp chẩn đoán bóc tách túi thai. Nguồn: Nerdynaut

Nếu có bất kỳ tình trạng ra máu bất thường, và/hoặc đau bụng trong thai kỳ, thai phụ cần đi khám để phát hiện, hoặc loại trừ tình trạng nguy hiểm, trong đó có bóc tách túi thai. Việc siêu âm thai sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán tình trạng này, đo đạc xem tỉ lệ bóc tách túi thai là bao nhiêu, đồng thời đánh giá tình trạng thai nhi, bánh nhau. Trên siêu âm, bác sĩ sẽ chẩn đoán bóc tách túi thai dựa vào hình ảnh tụ dịch giữa túi thai và thành tử cung.

Biến chứng bóc tách túi thai

Biến chứng bóc tách túi thai phụ thuộc vào tỉ lệ túi thai bị bóc tách:

  • Với tỉ lệ bóc tách túi thai 10%: Nếu như sản phụ tuân theo đầy đủ các hướng dẫn của bác sĩ về cách dưỡng thai thì tỉ lệ giữ lại thai nhi rất cao.
  • Với tỉ lệ bóc tách túi thai 20%: Vẫn có khả năng giữ lại được thai nhi nhưng phải phụ thuộc vào nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
  • Với tỉ lệ bóc tách túi thai 30%: Những trường hợp này, khả năng giữ lại thai nhi không quá cao, chỉ dao động trong mức khoảng 50%.
  • Với tỉ lệ bóc tách thúi thai 50%: Đây là những trường hợp cực nguy hiểm và tiềm ẩn khả năng sảy thai đến 90%, rất khó để giữ lại được thai nhi. Bởi lúc này, cơ thể của mẹ sẽ bị ra rất nhiều máu và kèm theo những cơn đau bụng dữ dội do tình trạng bóc tách ngày càng nguy hiểm.

Chăm sóc bóc tách túi thai

Bóc tách túi thai từ 10 đến 30%: Nếu như có dấu hiệu bóc tách túi thai nhưng túi phôi vẫn còn và thai nhi vẫn phát triển thì mẹ bầu không cần phải quá lo lắng, cần phải chú ý nghỉ ngơi, tránh đi lại nhiều, tránh những áp lực gây ra căng thẳng stress, kiêng quan hệ tình dục trong thời điểm này, ăn uống bồi bổ theo chỉ định của bác sĩ,…

Với bóc tách túi thai từ 30% trở nên, mẹ bầu cần nghỉ ngơi tại giường, tuân thủ theo đúng y lệnh của bác sĩ

Với tỉ lệ bóc tách túi thai lên đến 50% trở lên: Thai phụ cần chuẩn bị sẵn tâm lý có thể xảy thai bất kỳ lúc nào. Cần trao đổi với bác sĩ để cân nhắc quyết định đình chỉ thai nghén.

Những điều cần lưu ý:

  • Hạn chế việc đi lại và hoạt động quá mạnh, tránh mang vác đồ dùng và không leo lên cầu thang
  • Với những trường hợp bị bóc tách trên 30%, nên nằm lên giường và gác cao chân lên gối
  • Đảm bảo sử dụng các loại thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ thị của bác sĩ với liều dùng chuẩn xác. Bởi với mẹ bầu, việc tiếp nhận thuốc vào giai đoạn này cực kỳ nguy hiểm
  • Không dùng tay vê đầu vú, tránh mọi kích thích khiến cho tử cung bị co bóp và làm cho tình trạng bóc tách trở nên nghiêm trọng hơn
  • Cố gắng luôn giữ cho tinh thần tích cực, tránh những việc gây ra sự căng thẳng và những luồng ý kiến tiêu cực. Mẹ bầu có thể dành thời gian đọc sách, nghe nhạc, nghe poscards, xem phim, đọc truyện cười,… để tình thần luôn trong tình trạng thoải mái, luôn nghĩ rằng em bé sẽ khỏe mạnh và không xảy ra bất cứ vấn đề gì
  • Kiêng quan hệ tình dục để bảo vệ sự ổn định của túi thai
  • Luôn tái khám theo đúng lịch trình của bác sĩ đã đưa ra.

Câu hỏi liên quan

Trên thực tế, tình trạng bóc tách túi thai bao lâu thì khỏi sẽ phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và phương pháp hỗ trợ điều trị tình trạng này.
Xem thêm
Hạn chế đi lại, tránh căng thẳng, lo âu Cách dưỡng thai khi bị bóc tách là kiêng quan hệ vợ chồng trong 3 tháng đầu thai kỳ Uống thuốc dưỡng thai theo đúng chỉ định của bác sĩ ...v...
Xem thêm
Thai nhi có thể gặp nguy hiểm do tình trạng bóc tách túi thai. Nhưng hiện tượng này thường chỉ là tạm thời, thai nhi trong bụng mẹ sẽ phát triển khỏe mạnh cho đến lúc chào đời nếu có cách chữa bóc tách túi thai đúng cách. Vì thế, các mẹ bầu nên đến gặp bác sĩ chuyên môn thăm khám kỹ lưỡng để được chẩn đoán chính xác và nhận tư vấn kịp thời.
Xem thêm
Nếu tỷ lệ bóc tách khoảng 20%, khả năng giữ thai còn liên quan đến nguyên nhân dọa sẩy thai và sự tuân thủ các hướng dẫn điều trị của bác sĩ.
Xem thêm
Bóc tách túi thai 10% là một biến chứng thường xảy ra trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Mẹ bầu gặp phải hiện tượng này là do máu tụ quanh túi thai, đây là một dấu hiệu động thai, dọa sảy
Xem thêm
Tỷ lệ bóc tách túi thai 40% trong 3 tháng đầu thai kỳ thì nguy cơ thai lưu, động thai, sẩy thai có thể lên đến 50%.
Xem thêm
Xem tất cả hỏi đáp với chuyên mục: Bóc tách túi thai
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!