Bó bột: Vật liệu và các phương pháp

Bó bột là phương pháp giữ cố định phần xương bị gãy và ngăn không cho khu vực xung quanh di chuyển trong quá trình xương lành. Bó bột cũng giúp ngăn ngừa hoặc giảm các cơn co thắt và giữ cho vùng bị thương bất động, đặc biệt là sau khi phẫu thuật. Ngoài ra, bất động tốt còn giúp giảm đau.

Video: Những điều cần biết bó bột gãy xương.

Vật liệu bó bột

Lớp ngoài cứng được làm bằng thạch cao hoặc sợi thủy tinh. Bông và các vật liệu tổng hợp khác được sử dụng để lót bên trong giúp làm mềm khung bó bột và tạo lớp đệm xung quanh các các dây thần kinh, mạch máu và vùng da sát xương, chẳng hạn như mắt cá chân, cổ tay hoặc khuỷu tay. 

  • Bột thạch cao trắng có thể được đúc cho cánh tay hoặc chân của trẻ.
  • Sợi thủy tinh bền và nhẹ hơn bột thạch cao, ngoài ra có nhiều màu sắc và kiểu dáng.

Bó bột chống thấm

Có thể sử dụng lớp lót bột chống thấm đặc biệt dưới lớp đúc bằng sợi thủy tinh để vật liệu có thể bị ướt mà không bị vỡ. Chỉ có thể sử dụng các loại lót chống thấm sau khi vùng bị thương hết sưng, thường là một hoặc hai tuần sau tổn thương ban đầu. 

Không thể sử dụng bột chống thấm sau phẫu thuật hoặc khi sử dụng ghim vì nguy cơ nhiễm trùng.

Trẻ có thể tắm bồn, tắm vòi sen thậm chí bơi trong hồ bơi có băng bột không thấm nước. Tuy nhiên, không nên ngồi trong bồn nước nóng, tắm biển hoặc bơi ở ao hồ trong khi đeo khung cố định không thấm nước.

Vật liệu chống thấm phải được ngâm hoàn toàn trong nước hàng ngày để giữ cho lớp lót của vật đúc trong trạng thái tốt. Khung cố định nên được tháo gỡ bởi bác sĩ hoặc kỹ thuật viên có kinh nghiệm, những người am hiểu về khung chống thấm.

Bột rạch dọc (máng bột)

Đối với một số chấn thương, trong giai đoạn đầu có thể lựa chọn khung bó bột rạch dọc được dùng để giảm tình trạng phù nề. Các mặt của bó bột sẽ được dán bằng băng y tế. Băng bó được cố định từ bên trong ở trên và dưới, vì vậy nếu băng bong ra, khung bột sẽ không bị rơi. 

Có thể mua thêm băng dính ở hiệu thuốc để phòng trường hợp băng bong ra. Nếu mọi thứ ổn định vào buổi hẹn tái khám, bác sĩ có thể sử dụng một lớp vật liệu mới để đóng kín 2 máng bột và ngăn tình trạng khung cố định quá lỏng khi phù nề.

Bó bột chi trên (cánh tay, cổ tay, ngón tay)

Bột cẳng bàn tay dùng trong gãy xương cẳng tay. Nguồn ảnh: University of RochesterBột cẳng bàn tay dùng trong gãy xương cẳng tay. Nguồn ảnh: University of Rochester

Bột cẳng bàn tay
  • Được sử dụng cho gãy xương cẳng tay và cổ tay.
  • Sử dụng bên dưới khuỷu tay đến bàn tay.
  • Cũng được sử dụng để cố định cơ và gân cẳng tay hoặc cổ tay tại chỗ sau khi phẫu thuật.

 Bột cánh cẳng bàn tay

  • Được sử dụng cho gãy xương cánh tay, khuỷu tay hoặc cẳng tay.
  • Sử dụng từ cánh tay qua khuỷu đến bàn tay
  • Cũng được sử dụng để cố định cơ và gân cánh tay hoặc khuỷu tay tại chỗ sau khi phẫu thuật.

 Bột ngực vai cánh tay

  • Được sử dụng cho các trường hợp trật khớp vai hoặc sau khi phẫu thuật vùng vai.
  • Sử dụng quanh thân, vai, cánh tay và bàn tay.

Bó bột chi dưới (hông, chân, đầu gối, mắt cá chân)

Các kiểu bó bột chỉ dưới. Nguồn ảnh: fractureni.comCác kiểu bó bột chỉ dưới. Nguồn ảnh: fractureni.com

Bột cẳng bàn chân

  • Được sử dụng cho gãy xương cẳng chân, gãy xương mắt cá chân, bong gân và vỡ mắt cá chân nghiêm trọng.
  • Sử dụng để cố định chân hoặc cơ bàn chân và gân tại chỗ sau khi phẫu thuật.
  • Dùng cho vùng dưới gối xuống bàn chân.
  • Có thể đi lại khi chỗ gãy xương ổn định để chịu trọng lượng mà không bị gãy xương tái phát.
  • Không thích hợp cho hầu hết trẻ em dưới 3 tuổi.

 Bột đùi cẳng bàn chân

  • Được sử dụng cho gãy xương đầu gối hoặc cẳng chân, trật khớp đầu gối, hoặc sau khi phẫu thuật ở chân hoặc đầu gối.
  • Bột được bó từ đùi đến mắt cá chân hoặc bàn chân.
  • Thường được chỉ định trong trường hợp đầu gối bị cong để tránh đi lại khi bó bột.

 Bột chậu lưng chân

  • Được sử dụng cho gãy xương đùi.
  • Có tác dụng cố định cơ và gân vùng hông hoặc đùi sau khi phẫu thuật.
  • Bột được bó từ ngực đến chân bị thương.

 Bột chậu hông một bên

  • Được sử dụng cho gãy xương đùi.
  • Ngoài ra, cũng được dùng để giữ cơ và gân vùng hông hoặc đùi sau khi phẫu thuật.
  • Bó bột từ ngực đến bàn chân trên một chân và đầu gối ở chân còn lại, kèm theo một thanh đặt giữa cả hai chân để giữ cho hông và chân bất động.

Bột chậu hông hai bên

  • Được chỉ định trong trường hợp gãy xương chậu hoặc xương đùi.
  • Ngoài ra, cũng được sử dụng để cố định cơ và gân vùng chậu hông hoặc đùi sau khi phẫu thuật.
  • Chân dài được bó từ ngực đến bàn chân, kèm theo một thanh giữa hai chân để giữ cho hông và chân bất động.
  • Chân ngắn được bó từ ngực đến đùi hoặc đầu gối.

Bột đùi cẳng bàn chân chữ A

  • Được sử dụng để giữ cơ hông và gân tại chỗ sau khi phẫu thuật trong thời gian chữa bệnh.
  • Bó bột từ đùi đến bàn chân, kèm theo một thanh đặt giữa cả hai chân để giữ cho chân và hông bất động. 

Bột nắn chỉnh bàn chân khoèo

  • Được sử dụng để điều trị bàn chân khoèo.
  • Bột được bó từ đùi trên đến ngón chân.
  • Thường thay 5-7 ngày một lần.
Chủ đề:
Bình luận (0)

Đăng nhập để có thể bình luận

Chưa có bình luận nào. Bạn hãy là người đầu tiên cho tôi biết ý kiến!